7 bài tập nâng trình Digital Painting 18

4. Vẽ bằng cọ đầu lớn Chúng ta học vẽ hay cụ thể hơn là digital painting để thể hiện những gì chúng ta suy nghĩ. Nhưng cho dù cho hình ảnh trong đầu ta có hoàn chỉnh đến thế nào, việc xuất chúng ra giấy là cả một quá trình dài gồm nhiều bước tuần tự. Và chính điều này tạo ra một vấn đề khó chịu. Giả dụ tôi muốn vẽ một con rồng hoành tráng, tôi phải bắt đầu từ đâu đây? Vẽ cánh hay vẽ đôi mắt trước? Còn bộ vảy thì sao? Khi nào mới nên tô màu? Chúng ta thường bị các chi tiết nhỏ chi phối, rồi sa đà vào việc “tỉa tót” mà quên mất tổng thể bức tranh. Giải pháp cho vấn đề này là điều chỉnh mật độ chi tiết. Đầu tiên bạn vẽ hình lớn (hình tổng thể) với thật ít chi tiết, sau đó bạn đi sâu vào vùng nhỏ hơn với các chi tiết vừa phải, rồi sâu hơn (chi tiết hơn). Điều này giúp bạn dàn trải đều cho toàn bức tranh và tránh được chuyện con rồng cực kì chi tiết ở cái đầu nhưng phần chân cẳng thì mới lèo khoèo vài nét phác. Vì thế khi bắt đầu bài vẽ, đừng phí thời gian để lựa cọ, cứ chọn đại một cây, chỉnh đầu cọ thật to (để hạn chế tỉa chi tiết) và vẽ thôi! Bài tập này khá ngắn. Chỉ cần ngay từ bây giờ, bạn hãy tập thói quen bắt đầu những bức tranh của bạn với một cây cọ đầu lớn. Sử dụng nó để hình thành nên bức tranh lớn, và nó không mất nhiều thời gian nên nếu bạn không ưng ý, bạn có thể chỉnh sửa rất nhanh hoặc vẽ cái khác. Phương pháp này cho bạn một cơ hội để đánh giá thật kĩ  tổng thể trước khi đầu tư quỹ thời gian vào chi tiết. 5. Lên sáng tối mà không có nguồn sáng trực tiếp Khi mới học về bóng đổ và ánh sáng, bạn thường bắt đầu bằng việc chọn một nguồn sáng có hướng, sau đó bắt đầu lên sáng tối cho vật thể. Tuy nhiên trong thực tế, bạn sẽ thấy các vật thể rất ít khi được hứng sáng bởi chỉ một nguồn sáng có hướng rõ rệt. Các vật thể thực thường bị bao trùm trong không gian ánh sáng “lờ nhờ”, loại ánh sáng mà tới từ mọi phía, bị mọi thứ phản chiếu và hắt đi “lung tung”, cho ra cảm giác một không gian mà ánh sáng ở khắp nơi. Nếu bạn muốn lên sáng tối cho vật thể một cách tự nhiên như đời thực, bạn phải làm chủ được phương pháp này. Thực ra nó khá đơn giản một khi bạn đã hiểu. Để thực hành bài tập này, bạn cần biết một quy luật đơn giản. Chúng ta thường lên sáng tối cho một vật thể với 2 nguồn sáng: nguồn sáng chính và nguồn phản quang. Mọi thứ khác là bóng tối (shadow). Con chim này đang bay trong bóng tối, được minh họa bởi một nguồn sáng mạnh đến từ một hướng đơn. Một cách khác để làm cho bức hình trông “thật” hơn là… lên sáng tối trước khi chọn nguồn sáng. Để làm thế,ta tăng sắc độ nhẹ cho màu bóng (shadow color) và dùng sắc ấy để vẽ những vùng mà không dính vào đường line. Con chim này đã được vẽ không chỉ bởi một nguồn sáng chính, mà còn có nguồn sáng trong không gian đến từ bầu trời. Nếu bạn hiểu và ứng dụng đúng, vật thể sau khi lên sáng tối của bạn sẽ giống với kết quả thứ 2 hơn (trong hình sau). Nếu bạn vẫn còn hơi mơ hồ, thì đây là tóm gọn: Trước khi bắt đầu lên sáng tối theo kiểu truyền thống, cố hình dung một nguồn sáng ẩn được bao quanh toàn bộ vật thể. Chỉ khi có được ý thức này bạn mới bắt đầu lên sáng tối. Phương pháp này sẽ khiến cho bức vẽ của bạn không có được độ tương phản gắt, nhưng làm cho tranh dịu hơn và thực tế hơn. 6. Nghiên cứu trước khi vẽ “Ồ, đây quả là một loài chim thú vị, mình sẽ dùng gam màu tuyệt vời của nó đễ vẽ một chú Griffin (đầu chim mình sư).” Bạn liền mở photoshop và… Dừng lại đi nào! Khoan vẽ đã. Hãy tự băn khoăn : mình đã vẽ con chim bao giờ chưa nhỉ, hay một con sư tử? Griffin có thể là một sinh vật hư cấu, nhưng từng phần cơ thể của nó được cấu thành từ những con thú có thật. Bạn không thể cứ vẽ đại thứ gì đó rồi thuyết phục người xem rằng nó là con Griffin,nếu cái đầu của nó chả giống chim và thân mình nó không hề giống sư tử. Nếu bạn chưa bao giờ vẽ thứ gì đó, đừng mong đợi mình sẽ vẽ đúng ngay lần đầu tiên. Nếu bạn chưa bao giờ bỏ thời gian để quan sát kĩ vật thể ấy, chắc chắn bạn sẽ không vẽ được nó. Quay lại ví dụ ban đầu, trước khi vẽ con Griffin, bạn hãy làm thử bài test này trước khi bắt tay vào công việc. Hãy phác thảo một cái cánh chim hoặc một cẳng chân của con sư tử. Nếu thấy nó thật dễ dàng, thì bạn có thể bắt đầu vẽ con griffin của mình. Còn nếu khó quá? Chả sao cả, bạn vừa tiết kiệm cho mình hàng tiếng đồng hồ để vẽ bức tranh mà bạn chưa thể vẽ đúng. Hãy làm bài tập này mỗi khi bạn chuẩn bị vẽ một ý tưởng mới. Hãy tìm những nguyên tố cấu thành bưc tranh, phác thảo chúng riêng lẻ ra.

Lớp vẽ truyện tranh trên máy cho trẻ 8-14 tuổi 2

Chiều 27/05, Lớp dạy vẽ truyện tranh trên máy cho thiếu nhi Digital Manga Comic do Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) tổ chức đã chính thức khai giảng. Có thể nói đây là chương trình học vẽ truyện tranh trên máy dành cho thiếu nhi đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.  Từ chương trình cũ gồm 2 cấp độ vẽ tay căn bản và nâng cao, lớp dạy vẽ Manga Comic đã được nâng cấp lên 05 cấp độ. Sau khi hoàn tất 2 lớp căn bản và nâng cao, học viên có thể tiếp tục phát triển kỹ năng và đam mê yêu thích vẽ truyện tranh của bản thân với 3 lớp Digital 01, 02 và 03.  Chương trình Digital 100% thời lượng học vẽ truyện tranh trên hệ thống bảng vẽ điện tử hiện đại của CMA. Ở buổi khai giảng ngày 27/05, Lớp Digital 01 chào đón sự trở lại của các học viên lớp vẽ thiếu nhi nâng cao các khóa trước, phần nào khẳng định thế mạnh về chương trình dạy vẽ truyện tranh dành cho thiếu nhi của Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Đồng thời thấy được sự tin tưởng và yêu thích chương trình mà phụ huynh và học viên đã dành cho Viện.  Với những kiến thức đã có ở 2 cấp độ căn bản và nâng cao, các bạn nhỏ của chúng ta đã sẵn sàng chinh phục những bài học thú vị phía trước tại lớp Digital 01. Từ đó chắp cánh cho những bộ truyện hay những bộ phim hoạt hình tương lai đến từ học viên nhí của Viện Truyện tranh và Hoạt hình. >>> Bạn có thể xem hình ảnh khai giảng Lớp dạy vẽ truyện tranh trên máy cho thiếu nhi TẠI ĐÂY [spacer] ĐĂNG KÝ HỌC