Thương hiệu siêu anh hùng

Chỉ sau hai tuần công chiếu, siêu phẩm Captain America 3: Civil War đã cán mốc doanh thu 700 triệu USD và sớm trở thành bộ phim đầu tiên cán mốc doanh thu trên 1 tỉ USD trong năm 2016. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Trong đó chỉ tính riêng tại nước ta, theo khảo sát của Buzz Martric, bộ phim cũng thu về hơn 60 tỉ đồng sau một tuần công chiếu (27/4 đến 3/5). Trong tháng 4/2016 đã có gần 200 ngàn bài viết, cuộc thảo luận về chủ đề siêu phẩm này trên mạng xã hội, gấp hơn hai lần chủ đề xếp thứ nhì, câu chuyện về vòng eo 56 (khoảng 85 ngàn bài viết). Lý giải cho sức hút đặc biệt từ những siêu anh hùng kiểu Marvel, DC Comics này, ngoài cốt truyện hấp dẫn, logic, hài hước cũng như những kỹ xảo điện ảnh tối tân nhất thế giới, chúng ta còn thấy được nguyên tắc tâm lý “uy quyền” – một trong bảy nguyên tắc được Robert Cialdini mô tả trong quyển Thuyết phục bằng tâm lý mà không ít lần được những chuyên gia marketing áp dụng nhằm tạo nên những thương hiệu “siêu anh hùng” cho doanh nghiệp trong lòng công chúng. Robert Cialdini đã miêu tả một thí nghiệm của Milgram về nguyên tắc “uy quyền” như sau: Cho những người tham gia thí nghiệm trở thành giáo viên, sau đó ông tách họ qua một phòng riêng, phòng bên kia là học trò của họ – những người được đọc trước một đoạn văn và sau đó phải ngồi vào ghế điện để trả lời những câu hỏi. Milgram giải thích với người tham gia thí nghiệm (vào vai giáo viên) rằng họ có thể phạt những học sinh bên kia phòng bằng cách cho giật điện, mức điện giật tối đa có thể lên tới 450 Volt (có thể gây tử vong), nếu họ trả lời sai. Cuộc thí nghiệm bắt đầu, Milgram – trong bộ đồ thí nghiệm tối màu cùng lời giới thiệu ông là giáo sư tâm lý, luôn tỏ ra nghiêm khắc, hiểu biết và uy quyền – liên tục thúc ép những giáo viên phạt học sinh trả lời sai bằng hình thức giật điện, mặc cho tiếng kêu la và van nài của những người đóng vai học sinh (thực chất là những diễn viên Milgram thuê để giả bộ đau đớn, hoàn toàn không bị giật điện), có đến 65% những người tham gia thí nghiệm đã phạt học sinh của mình với mức điện cao nhất, 450 Volt. Sau đó, bằng một tình huống tương tự, Milgram không đóng vai uy quyền mà ra khỏi phòng và để chính những học sinh – người bị giật điện – đề nghị giáo viên hãy phạt điện họ vì trả lời sai, thì 100% người giáo viên lúc này đều dừng cuộc thí nghiệm khi mức phạt điện của họ đạt 75 Volt (gây cảm giác khó chịu). Robert Cialdini giải thích quy luật “uy quyền” là một cái bẫy tâm lý, ở đó chúng ta cho rằng tuân thủ theo quyền lực là rất hợp lý và chúng ta sẽ tuân theo những chuyên gia, những mệnh lệnh, hình ảnh một cách máy móc đến mức phi lý trí. Nó giống như việc chúng ta đặt niềm tin tuyệt đối vào bác sĩ – những người chúng ta cho rằng họ sở hữu khối kiến thức lớn – đến nỗi tin tưởng tuyệt đối hay tuyệt vọng cùng cực vào những chẩn đoán của họ, dù thực sự không phải lúc nào họ cũng đúng. Cũng theo Robert Cialdini, có ba thứ khiến chúng ta thường bị quy luật uy quyền chi phối, đó là danh vị, trang phục và đồ trang sức – vật dụng. Trong những cuộc trò chuyện thông thường, khi mọi người trong nhóm đang bàn tán sôi nổi và đưa ra ý kiến khác nhau về những chủ đề, quan điểm tâm lý mà Robert Cialdini đưa ra, thì ông vô tình sắp xếp để mọi người trong nhóm biết được ông là tiến sĩ tâm lý, gần như ngay lập tức, ở mọi cuộc trò chuyện, những người trước đó đang bàn tán sôi nổi bỗng trở nên cân nhắc và thận trọng hơn, họ dễ dàng đồng tình và sử dụng câu nói “vuốt đuôi” khi Robert Cialdini đưa ra những quan điểm cá nhân của ông, dù nó không hẳn chính xác. Ngay khi còn nhỏ, chúng ta phải học cách nghe lời “uy quyền”, từ bố mẹ và những người lớn hơn, khi lớn lên, chúng ta tiếp tục nghe lời, nhưng “uy quyền” lúc này là từ những người chúng ta yêu thương, kính trọng, hoặc những người chúng ta cho rằng họ là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Đó cũng chính là cách Marvel, DC Comics xây dựng hình tượng cho những siêu anh hùng của mình, hình mẫu những người “uy quyền”, như Captain America, danh vị đội trưởng, với bộ trang phục đặc biệt như chiến binh và sử dụng tấm khiên bảo vệ. Superman thì danh vị là siêu nhân, trang phục sặc sỡ và biểu tượng bằng một chữ S đỏ trên ngực. Thậm chí những kẻ phản diện như Joker, danh vị “kẻ điên thế kỷ”, trang phục của một gã hề với những hành động quái gở cũng tạo ra một sức tác động lớn đến hành vi và nhận thức của nhiều người. Điều này cũng giải thích tại sao Marvel, DC Comics lại có nhiều siêu anh hùng như vậy, bởi mỗi chúng ta sẽ tôn sùng, yêu thích một người có “uy quyền” khác nhau và tìm được sự đồng cảm khác nhau từ cuộc đời của họ. Một thời gian dài, hầu hết những chiến dịch marketing, quảng cáo

Nhiều thập niên qua kinh đô Hollywood có truyền thống xây dựng các thương hiệu phim từ một bộ phim ăn khách để tiếp tục khai thác mỏ vàng bằng cách cho sản xuất các phần kế tiếp. Nhiều loạt phim đình đám có thương hiệu riêng đã đem về hàng tỷ USD chỉ tính riêng doanh thu bán vé trên toàn cầu. Dưới đây là danh sách 10 thương hiệu phim đạt thành công về mặt thương mại cao nhất tính đến nay. Thế giới Marvel: 8,92 tỷ USD Năm 2002, hãng Marvel Entertainment đã có 1 quyết định vô cùng sáng suốt khi chấm dứt việc bán bản quyền sản xuất loạt nhân vật truyện tranh comic của họ cho các hãng phim lớn, và tự xây dựng trường quay riêng Marvel Studios. Chủ tịch xưởng phim này là Kevin Feige khi đó nảy ra sáng kiến về việc đưa lên màn ảnh những tập phim lẻ về các người hùng chính ở trong cùng một vũ trụ, khéo léo lồng vào nhau 1 số tình tiết liên quan trước khi đưa họ vào chung một bộ phim về biệt đội Avengers. Đó là sự khởi đầu của Vũ trụ điện ảnh Marvel. Dự án được chọn khởi động kỷ nguyên Marvel tự sản xuất phim là năm 2008 với “Iron Man”, đã thành công vang dội. Từ đó, mỗi năm Marvel lại tung ra 1 đến 2 siêu phẩm về siêu anh hùng, và cho dù là phim về Iron Man, Thor, Captain America hay Biệt đội Avengers, tất cả đều khiến các fan hâm mộ của nghệ thuật thứ 7 phải đổ xô đến rạp chiếu, đem lại hàng trăm, thậm chí là tiền tỷ USD doanh thu mỗi phim. Tổng cộng, Marvel đã “bỏ túi” 8,92 tỷ USD cho 12 bom tấn tính đến thời điểm này.[spacer] Harry Potter: 7,72 tỷ USD Harry Potter là 1 bộ tiểu thuyết giả tưởng cực kỳ thành công, gồm 7 phần của nữ văn sĩ người Anh J.K.Rowling, viết về những cuộc phiêu lưu ở thế giới phù thủy của cậu bé Harry và những người bạn tại Trường Pháp sư Hogwarts. Cả 7 tập đã được hãng phim Warner Bros dựng thành 8 phim cùng tên, bắt đầu với phần 1 “Harry Potter và Hòn đá Phù thủy” vào năm 2001 và kết thúc với phần 8 “Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Tập 2” vào năm 2011. Hiếm có đề tài điện ảnh nào đạt được thành công lớn như series phim về đề tài phù thủy này. Trong suốt 10 năm, hầu như mỗi mùa hè lại có 1 tập được công chiếu và đều làm nổ tung tất cả các phòng vé trên khắp thế giới. Thậm chí, tất cả 8 tập phim đều nằm trong top 50 siêu phẩm của Hollywood có doanh thu bán vé cao nhất lịch sử, riêng tập cuối đạt tới 1,34 triệu USD.[spacer] James Bond: 6,19 tỷ USD James Bond (bí danh ‘007’) là một điệp viên người Anh thuộc cục tình báo MI6, được sáng tạo bởi nhà văn Ian Fleming vào năm 1953. Đây là một trong những loạt phim kéo dài nhất trong lịch sử điện ảnh, với tập đầu tiên từ năm 1962 “Dr. No” và tập mới nhất sẽ ra rạp cuối năm 2015 này “Spectre”. Trong hơn 60 năm qua, đã có 23 tập phim chính thức của hãng Eon Productions làm về chàng điệp viên tài ba và đào hoa 007, đem về hàng tỷ USD lợi nhuận cho các nhà làm phim. James Bond trở thành “biểu tượng” gây ảnh hưởng đến hàng triệu chàng trai trẻ khắp thế giới bao năm qua, vì thực ra Bond không phải là “siêu anh hùng”. Anh không “bất khả chiến bại” khi bị súng bắn, không thể bay nếu không có công nghệ giúp sức, không thể tự chữa lành vết thương trong thời gian ngắn. Nhưng anh luôn sang trọng lịch lãm mà vẫn phong trần, xuất hiện với hàng loạt đồ hàng hiệu, vũ khí công nghệ cao, siêu xe cùng những mỹ nhân tuyệt sắc.[spacer] The Lord of the Rings: 5,85 tỷ USD The Lord of the Rings (Chúa tể những chiếc nhẫn) là một thiên tiểu thuyết hùng tráng của nhà văn J.R.R.Tolkien, viết về những cuộc phiêu lưu, chinh chiến tại thế giới thần thoại Trung Địa nơi con người chung sống cùng nhiều giống loài như người lùn Hobbit, người tiên Elf, các pháp sư, lũ yêu tinh Goblin v.v… Từ năm 2001 đến 2003, hãng New Line Cinema đã phát hành bộ phim sử thi anh hùng ca giả tưởng “The Lord of the Rings” gồm 3 tập “The Fellowship of the Ring” (2001), “The Two Towers” (2002) và “The Return of the King” (2003) đạo diễn bởi Peter Jackson, quay hoàn toàn tại New Zealand. Cả 3 phim đều là những siêu phẩm kỳ ảo khiến cả thế giới say mê, mỗi phim đều giành  được Oscar ở 1 số hạng mục cho năm đó. Riêng tập cuối “The Return of the King” với đoạn kết hoành tráng và hoàn hảo đã đạt doanh thu phòng vé hơn 1 tỷ USD, nhận đến 11 tượng vàng Oscar. Tổng cộng, thương hiệu phim về Chúa tể chiếc Nhẫn đã đem về cho các nhà sản xuất đến 5,85 tỷ USD tiền bán vé toàn cầu.[spacer] Star Wars: 4,54 tỷ USD Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) là series phim sử thi không gian của Mỹ được viết kịch bản và đạo diễn bởi George Lucas. Tập đầu Star wars được phát hành từ năm 1977, và đến tháng 12 năm nay, cả thế giới sẽ đón chờ tập thứ 7 mang tựa “The Force Awakens”. Bộ phim đã trở thành một biểu tượng của nước Mỹ, một hiện tượng trong nền văn hóa pop trên toàn thế giới. Tác giả của