Khai giảng khóa 09 lớp dạy vẽ thiếu nhi Manga Comics 4

Vẽ tranh không chỉ là một môn nghệ thuật giúp phát triển năng khiếu mà còn giúp trẻ rèn luyện trí não rất tốt. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh, vẽ tranh, hội họa là một trong những hoạt động trí tuệ giúp trẻ thông minh hơn. Nó giúp trẻ thể hiện suy nghĩ, cụ thể hóa những quan sát hay trí tưởng tượng về thế giới xung quanh. >>> Có thể bạn muốn xem: Người lớn có thể thấu hiểu trẻ con hơn thông qua tranh vẽ  Dựa trên nhiều nghiên cứu, các chuyên gia khuyên rằng, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tham gia các lớp dạy vẽ hoặc duy trì sở thích vẽ tranh của trẻ như một thói quen để rèn luyện trí óc. Những hình vẽ nguệch ngoạc cùng sự phối hợp màu sắc không theo quy tắc nào mà trẻ thể hiện trong bức vẽ, là hình ảnh của những sự vật mà trẻ lưu lại trong trí nhớ, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú và mô phỏng lại qua tranh vẽ. Có thể bức tranh của trẻ vẽ không thể hiện rõ hình thù hay ý tưởng gì cụ thể nhưng các nhà tâm lý học gọi đây là hiện tượng sáng tạo ở trẻ nhỏ và sự sáng tạo này phát triển mạnh nhất là khi trẻ dưới 5 tuổi. Đây cũng là thời điểm tốt nhất mà phụ huynh nên cho trẻ bắt đầu tập vẽ. Nhận thấy những lợi ích tích cực mà việc học vẽ đem lại, tiến sĩ chuyên nghiên cứu về hoạt động não bộ, Kawashima Ryuta người Nhật Bản đã kết hợp hoạt động vẽ vào ứng dụng trong phương pháp rèn luyện trí nhớ do chính ông sáng tạo ra. Kawashima Ryuta, Tiến sĩ nghiên cứu hoạt động não bộ người Nhật Bản Brain Age là một bộ trò chơi kích thích sự phát triển trí não được đánh giá cao trên thế giới. Nhóm các nhà khoa học gồm 40 người của Tiến sĩ Kawashima đã nghiên cứu những phương pháp để rèn luyện ký ức hoạt động (mạng lưới lưu trữ và quản lý thông tin trong não). Phương pháp này kích thích vỏ não trước, vùng não xử lý nhân cách và giải quyết vấn đề. Bộ trò chơi này vừa giúp giải trí vừa rèn luyện trí nhớ cho trẻ em và cà người cao tuổi. Bộ trò chơi Brain Age giúp rèn luyện trí nhớ Cách hoạt động của trò chơi này rất đơn giản, Brain Age sẽ đưa ra yêu cầu trẻ vẽ một sự vật cụ thể nào đó lên màn hình cảm ứng dựa trên trí nhớ của trẻ. Ví dụ, trò chơi muốn bạn vẽ một chú Kangaroo. Sau khi trẻ vẽ xong thì màn hình sẽ đồng thời hiện lên một chú Kangaroo khác để trẻ có thể so sánh và đánh giá sự khác biệt trong các chi tiết. Đây không chỉ là một cách rèn luyện trí nhớ, mà nó còn rất có ích trong việc giúp trẻ nâng cao khả năng quan sát. Anh Thư