7 công việc bạn có thể làm tốt khi học sáng tạo kịch bản - Comic Media Academy

7 công việc bạn có thể làm tốt khi học sáng tạo kịch bản

26/01/2016

7 công việc bạn có thể làm tốt khi học kịch bản

Mỗi chương trình, sự kiện, một bộ phim, một vở kịch hay bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật được dàn dựng, đều phải bắt nguồn từ kịch bản. Điều đó có nghĩa rằng, nhu cầu nhân lực cho ngành sáng tạo kịch bản trong tương lai sẽ ngày càng cao.

Bạn sẽ có thể làm tốt 7 công việc bên dưới sau khi theo học Lớp nghệ thuật sáng tạo kịch bản tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA).

[spacer]
1. Nghề biên kịch phim ( Screenwrite):

Chúng ta đều biết kịch bản là món ăn của “đầu bếp” biên kịch. Về cơ bản thì “thực đơn” thường theo hai “phong cách sau”:

* Phim truyền trình:

Nếu trước đây, phim truyền hình là sân chơi riêng của các hãng phim nhà nước, thì hiện nay lại được sản xuất chủ yếu bởi các công ty tư nhân, số lượng và chất lượng phim vì thế cũng tăng lên đáng kể.

Với tình hình trên, cơ hội cho các nhà biên kịch là không hề nhỏ nếu bạn có một câu chuyện hấp dẫn, nổi trội. Tuy nhiên, việc cạnh tranh nhân sự là điều nhất định phải có. Sáng tạo kịch bản sẽ giúp các bạn trẻ đang có ý định theo nghề biên kịch trờ nên tự tin hơn trong công việc sau này.

phim truyền hình

[spacer]

* Phim điện ảnh:

Thị trường phim điện ảnh Việt Nam cũng “rộn ràng” không kém. Phát triển với số lượng nhanh chóng, những dự án phim điện ảnh “khổng lồ” chiếm được sự quan tâm và ủng hộ của công chúng.

Dù phát triển nhanh chóng, nhưng phim điện ảnh Việt Nam vẫn còn nhiều điểm thiếu sót về kịch bản, ảnh hưởng đến chất lượng của phim. Chính vì thế, hãy mạnh dạn đầu tư những ý tưởng của bạn thành kịch bản hoàn chỉnh, sau đó gởi cho các nhà làm phim bạn cho là phù hợp. Nếu thành công, thu nhập của bạn sẽ tăng đến hàng trăm triệu cho mỗi kịch bản được sản xuất thành phẩm.

minh-hoa-cho-phim-dien-anh[spacer]
2. Sáng tác kịch bản chương trình hài kịch ( Comedy writing):

Phim hài hiện nay được xem là thị trường béo bở mà các nhà sản xuất đang nhắm vào, đồng thời cũng được dự đoán là xu hướng của điện ảnh Việt trong vài năm tới.

Trong khi đó, nguồn kịch bản chất lượng vẫn luôn là vấn đề được quan tâm và khiến các nhà sản xuất đau đầu nhất trước khi bắt đầu mỗi dự án.  Đặc biệt có thể kể đến thể loại Sitcom ( Situation Comedy), đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ của các thể loại chương trình truyền hình.

viết kịch bản hài
[spacer] 
3. Sản xuất kịch bản phim hoạt hình ( 3D Animation & VFX):

Ngành công nghiệp hoạt hình đã và đang mang lại nguồn thu khổng lồ cho các quốc gia như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,…Nhìn thấy được lợi ích trên, các nhà làm phim trong nước đã bắt đầu ưu tiên hơn cho thể loại phim hoạt hình.

Đây là một điều đáng mừng cho nền giải trí nước nhà, đồng thời cũng là cơ hội giúp các bạn trẻ Việt Nam đam mê sáng tạo kịch bản phim hoạt hình “có đất dụng võ”.

>>> Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp

Minh-hoa-cho-phim-hoat-hinh-Viet-Nam[spacer]

4. Sáng tác kịch bản truyện tranh:

Truyện tranh – một trong những loại hình nghệ thuật được các bạn trẻ Việt Nam ưu chuộng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này sẽ không hề dễ dáng nếu thiếu một chuyên gia sáng tạo kịch bản.

Bạn sẽ được chào đón nồng nhiệt tại các công ty truyện tranh như Phan Thị, Comicola hoặc các nhà xuất bản lớn như Kim Đồng, Trẻ… Bạn cũng có thể mở rộng tương lai bằng cách thành lập nhóm sáng tác cùng các bạn học viên đang theo học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình hoặc các họa sĩ tự do khác. Họ sẽ giúp kịch bản của bạn trở thành siêu phẩm truyện tranh.

Nếu bạn muốn trở thành họa sĩ để độc lập thể hiện kịch bản của mình. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Khóa học vẽ truyện tranh tại Viện.

Minh-hoa-cho-truyen-tranh-Viet
[spacer]

5. Đạo diễn hoặc Biên tập viên chương trình truyền hình, tiểu phẩm:

Các chương trình truyền hình càng ngày nhận được sự quan tâm theo dõi của khán giả. Sự đầu tư về số lượng và chất lượng là điều mà các nhà sản xuất luôn đòi hỏi từ các tổ sản xuất.

Việc tăng nhanh về số lượng các chương trình thực tế được Việt hóa đã cho thấy sự thiếu hụt về kịch bản chương trình có chất lượng. Đây cũng là một trong những lĩnh vực mà bạn sẽ làm tốt sau khi hoàn thành Lớp nghệ thuật sáng tạo kịch bản.

Minh-hoa-cho-chuong-trinh-thuc-te

[spacer]

6. Đạo diễn hoặc biên kịch sân khấu:

Có phần hơi “lặng lẽ” hơn so với các thể loại nêu trên, nhưng sân khấu kịch vẫn có chỗ đứng với một lượng khán giả nhất định.

Việc xây dựng một vở kịch trên sân khấu, sẽ khác biệt với các thể loại kịch bản còn lại. Vì thế, nếu yêu thích thể loại này, hãy gửi kịch bản về cho các sân khấu để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp cho mình.

[spacer]

Minh-hoa-cho-bien-tap-kich-ban

[spacer]

7. Giảng viên chuyên ngành tại Viện và các trường, trung tâm khác:

Nghề giáo là một trong những ngành nghề được cả xã hội tôn vinh. Hơn ai hết, Giảng viên là những người mang tri thức cho nhiều thế hệ. Việc “sáng tạo kịch bản” một buổi học nghệ thuật cho riêng mình là công việc mà không phải ai cũng có thể thành công.

Minh-hoa-cho-nghe-giao-vien

Hoàn tất Lớp nghệ thuật sáng tạo kịch bản, bạn sẽ có cơ hội được cộng tác trong vai trò là giảng viên hoặc trợ giảng chuyên ngành ngay tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình hoặc các trường, trung tâm khác.

[spacer]

>>> Lớp Nghệ thuật sáng tạo kịch bản:

Khung chương trình đào tạo bài bản và chuyên nghiệp với 03 học phần, được áp dụng theo tiêu chuẩn điện ảnh Hollywood, kịch, sân khấu Nga và tiêu chuẩn truyện tranh Mỹ, Nhật, Phan Thị.

Học phần 1: Sáng tạo nhân vật và cốt truyện
Học phần 2: Bứt phá tư duy – Phương pháp xây dựng câu chuyện thú vị
Học phần 3: Bùng nổ trên từng Media.

Thời gian: 36 buổi học lý thuyết và thực hành thực tế diễn ra trong 03 tháng.
Lịch học: 8:00 – 11:00 các ngày thứ 2 – 4 – 6/tuần
Thời lượng: 4 tiết/buổi

>>> Xem chi tiết chương trình học Nghệ thuật sáng tạo kịch bản TẠI ĐÂY.