Thời kì khó khăn của Truyện tranh phương Tây - Comic Media Academy

Thời kì khó khăn của Truyện tranh phương Tây

12/05/2015

Thời kỳ hoàng kim của truyện tranh chấm dứt năm 1954 sau khi cuốn sách Seduction of the Innocent (Sự quyến của kẻ ngây thơ) của Frederick Wertham làm dấy lên làn sóng phản đối nội dung truyện, dẫn đến quyết định cắt giảm nhiều thể loại truyện tại phiên tòa xét sử ở Thượng Viện Mỹ. Trong sách, Frederick Wertham cho rằng truyện tranh khiến trẻ em mất đi tính sáng tạo, và tạo ra khuynh hướng ưa bạo lực ở trẻ nhỏ.

truyen tay 1

Sự quyến rũ của kẻ ngây thơ (Ảnh: Internet)

Sự kiện chấm dứt thời kỳ hoàng kim của truyện tranh cũng đồng thời dẫn đến sự ra đời của bộ luật truyện tranh (Comic Code) rất nghiêm khắc về những nội dung không được phép xuất hiện trong truyện tranh. Họa sĩ vẽ truyện tranh Marv Wolfman từng kể với độc giả một câu chuyện về sự hà khắc đến mức vô lý của những người thực thi luật này: Khi ông bắt đầu làm việc tại DC, nhà xuất bản không cho in tên họ Wolfman của ông trên trang bìa, vì bộ luật cấm nhắc đến bất kỳ từ nào liên quan đến người sói (wolfman).

truyen tay 2

“Người sói” Marv Wolfman (Ảnh: Internet)

Chính trong giai đoạn khó khăn này, truyện tranh thiếu nhi Peanuts của Charles M. Schulz ra đời. Nhân vật chính trong câu chuyện, Charlie Brown, là một cậu bé 6 tuổi, thông minh, ngoan ngoãn, nhưng thiếu tự tin. Còn nhân vật Snoppy là một chú chó săn thỏ thông thái. Truyện tranh này mở ra thời đại của truyện tranh trí thức, đòi hỏi người xem phải động não suy nghĩ. Một cái tên nổi tiếng trong làng truyện tranh trí thức của thập niên 50 là Jules Feiffer với tác phẩm Village Voice. Các tác giả trong thời kỳ này sử dụng những câu chuyện không làm mất lòng ai để nói lên những ẩn ý mà họ thật sự muốn đề cập. Pogo của Walt Kelly là một ví dụ nữa. Tác phẩm này sử dụng nhân vật là những con thú nhỏ để nói về chủ đề chính trị.

truyen tay 3

Bộ truyện tranh Peanuts với các nhân vật cùng chú chó Snoopy đáng yêu (Ảnh: Internet)

The Adventures of Asterix (Những cuộc phiêu lưu của Asterix) trên tạp chí Pilote (1959) do Albert UderzoRené Goscinny sáng tác thực sự là một tác phẩm hài hước bậc thầy về đề tài chính trị. Đây là câu chuyện về một ngôi làng nước Gaule vào năm 50 trước Công nguyên trong hoàn cảnh đất nước bị quân La Mã chiếm đóng, nhưng vẫn kiên cường đứng lên chống ngoại xâm. Năm 1977, Goscinny qua đời, nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó, Uderzo vẫn viết tiếp câu chuyện cho đến tận bây giờ. Asterix là truyện bán chạy nhất tại Pháp.

truyen tay 4

Hai chàng hiệp sĩ Gô-loa với bao chuyến phiêu lưu kì thú (Ảnh: Internet)

Sau một thập niên lắng dịu do các đạo luật hạn chế truyện tranh, đến năm 1960, truyện tranh Mỹ khởi sắc với diện mạo mới, đề tài mới, nhân vật mới, và thể loại mới. Năm 1961, Stan LeeJack Kirby thành lập tạp chí Fantasic, và ngay từ kỳ 1, nó đã mở ra “triều đại truyện tranh Marvel”. Năm 1962, trên tạp chí Fantasic xuất hiện một tuyệt tác truyện tranh, đó là Spider-man (Người nhện). Cùng thể loại trên, năm 1964, The Uncanny X-Men được xuất bản.

truyen tay 5

Cho đến tận bây giờ, X-Men vẫn chiếm được cảm tình của cả thế giới (Ảnh: Internet)

Các tạp chí truyện tranh mới xuất hiện như tạp chí Help! của Kurtzman, Jay Linch, Wiliamson, Shelton, … tạp chí Hara-Kiri của Cavanna, Reiser, Bernier và Fred với thể loại truyện tranh về chủ đề cấm kỵ như bạo lực, ma tuý, tình dục,… Năm 1965, họa sĩ truyện tranh ngầm, Robert Crumb, xuất bản truyện Fritz the Cat. Truyện tranh ngầm Zap Comix được xuất bản. Năm 1975, các họa sĩ truyện tranh Pháp Jean Giraud, Jean Pierre Dionet, và Phillip Druillet xuất bản tuyển tập truyện tranh khoa học giả tưởng Metal Hurlant. Gotlib, Brétécher, và Mandryka lập ra tạp chí L’Echo des Savanes thiên về khoái cảm. Năm 1977, họa sĩ truyện tranh người Canada, Dave Sim, tự xuất bản cuốn Crebus– cách làm này mở ra trào lưu tự xuất bản sách của nhiều họa sĩ truyện tranh độc lập.

DC nhanh chóng lấy lại danh tiếng của mình qua các bộ truyện tranh siêu anh hùng như Superman, Batman, Justice League of America. Marvel do Stan Lee thành lập cũng bắt đầu nổi lên với các tác phẩm như Spider-man, The Incredible Hulk, X-men, Daredevil, Fantastic Four,… và nhanh chóng qua mặt DC.

>>> Các bước phát triển quan trọng của truyện tranh phương Tây – xem tại đây.

Comic Media Academy