Trong lịch sử có hai yếu tố tác động đến truyện tranh: đó là sự hình thành phong cách vẽ hài hước và việc Johann Gutenberg phát minh ra máy in vào năm 1436. Máy in đã mở ra chương mới cho nghề in và xuất bản sách. Lối vẽ biếm họa (cartoon) bắt nguồn từ những xung đột trong cuộc sống và chính trị xã hội, với cách vẽ khái quát nêu bật đặc điểm, các hành động tiêu biểu mang tính hài hước nhằm châm biếm, đả kích một vấn đề nào đó.
>>> Thời kỳ khó khăn của truyện tranh phương Tây
Anniabale Carraci
Người được coi là “cha đẻ” của tranh châm biếm là Annibale. Ông sinh ra tại Bologna vào thế kỷ 16, tranh biếm họa của ông có cái nhìn sắc sảo với lối thể hiện táo bạo. Sau Anniabale Carraci, nhiều họa sĩ cũng bắt đầu vẽ tranh biếm họa. Từ họa sĩ vùng Bologna như Guercino, Domenechio (học trò của Annibale) cho tới thế hệ họa sĩ sau này như Bernini, Pier Leone Ghezzi, Gillray, Rowlandson, George Cruikshank… đều vẽ tranh biếm họa. Thậm chí các họa sĩ nổi tiếng cận đại và hiện đại như Monet, Dore, Daumier, Tieplo, Puvis, Picasso,…cũng vẽ tranh biếm họa. Sự xuất hiện của những tờ báo châm biếm như tuần báo Punch (Anh, 1841), nhật báo Charivari (Pháp) góp phần hình thành nhu cầu thẩm mỹ mới làm nền tảng cho sự ra đời của truyện tranh.
Nếu chỉ là sự hài hước, thì chưa thể gọi là truyện tranh, nó cần có cốt truyện được thể hiện qua lối vẽ tiếp nối. Năm 1731, William Hogarth, một họa sĩ tranh khắc nổi tiếng của Anh, xuất bản loại tranh “trường đoạn” gồm nhiều bức tranh kể lần lượt một câu chuyện, được trình bày như một vở kịch có tựa đề “Sự tiến bộ của kẻ phóng đãng.”
Ngõ rượu Gin
Tác phẩm của Rodolphe Töpffer
Truyện tranh của Perter Mark Roget được in thành sách khi ông xuất bản cuốnPersistence of Vision with Regard to Moving Objects vào năm 1824. Sau đó, một họa sĩ người Thụy Sĩ là Rodolphe Topffer sáng tác các bộ truyện tranh như Những cuộc đời đi theo đường chữ chi (1832), Ong Vieux-Bois (1837). Tiếp theo Topffer là họa sĩ người Đức Wilhelm Buch, ông cho ra đời rất nhiều tranh truyện hài hước và súc tích. Tranh của Buch thường chỉ có một trang, cốt truyện đơn giản, nhưng hình vẽ thật sinh động, mang tính hành động cao, và rất ít lời thoại. Pháp có họa sĩ Georges Colombe với bút danh Christophe đã vẽ những truyện tranh đầu tiên vào năm 1889, bên kia bờ đại dương, tại Brazil có họa sĩ Angelo Agostini.
Little Nemo in Slumberland
Truyện tranh vẫn ghi lời thoại riêng, hình vẽ riêng cho đến năm 1884, một họa sĩ người Anh là Frank Thomas đã đưa khung thoại vào trong hình vẽ, một bước tiến gần với hình thức truyện tranh ngày nay. Năm 1861, Richard Fenton Outcault xuất bản những truyện tranh ngắn mang tính hài hước như Yellow Kid (Chú bé vàng) trên tờ The New York World. Năm 1905, Winsor McCay vẽ truyện Little Nemo in Slumberland (Nemo bé nhỏ ở Slumberland), được đăng trên tờ The New York Herald.
(Sưu tầm & tổng hợp)
Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM