Giờ chúng ta sẽ đề cập biến cố lớn thứ hai trong lịch sử Nhật Bản hiện đại. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thế giới truyện tranh và còn cả mọi mặt đời sống của người Nhật.
Làn sóng chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa dân tộc dâng cao trên khắp đất nước trước khi chiến tranh bùng nổ, truyện tranh từng một thời là công cụ nói lên quan điểm bất đồng bị chính quyền độc tài ra tay trấn áp. Các họa sĩ truyện tranh và biên tập viên bị đe dọa trừng phạt nếu không chịu làm việc theo đường lối tư tưởng của nhà cầm quyền. Họ chỉ có hai chọn lựa: một là làm việc cho nhà cầm quyền, hai là sẽ bị buộc thôi việc, lưu đày, hoặc thậm chí tống giam.
Tác giả Nakazawa Keiji
Một số họa sĩ nghỉ việc trong thời kỳ chiến tranh, trong khi số khác phải oằn mình làm việc để phục vụ cho bộ máy truyên truyền của nhà cầm quyền. Số khác nữa trốn ra nước ngoài để tiếp tục sự nghiệp vẽ tranh châm biếm, hoặc thậm chí sản xuất truyện tranh tuyên truyền cho phe Đồng minh. Tính sáng tạo và đa dạng về mặt thể loại trong truyện tranh Nhật bị mất đi. Sau thời kỳ bị khủng bố gắt gao, ngành công nghiệp truyện tranh phải mất thời gian dài mới khôi phục lại được. Các họa sĩ hàng đầu buộc phải đối mặt với quyết định chạy trốn hoặc từ bỏ tư tưởng của mình dưới sức ép của nhà cầm quyền (Schodt, 1983).
Vụ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki cũng ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa và lịch sử Nhật Bản. Tình hình nước Nhật dẫu trải quả nhiều thăng trầm sau vụ ném bom đó, nhưng dư âm của vụ nổ vẫn còn đọng lại mãi trong mọi mặt văn hóa của người dân Nhật. Nhiều chủ đề phổ biến trong manga/anime hiện nay bắt nguồn từ cuộc ném bom này, chẳng hạn như đề tài về sự xung đột giữa con người với công nghệ, hay đề tài về ngày tận thế.
>>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp
Bức tranh mô tả nỗi thống khổ do bom nguyên tử gây ra cho Nhật Bản
Manga/anime thời hậu chiến thường lồng thêm thông điệp chống chiến tranh mạnh mẽ – nước Nhật chịu mọi hậu quả do chủ nghĩa quân phiệt gây ra trong chiến tranh và vẫn còn hứng chịu hậu quả như thế trong lịch sử hiện đại. Những khoảng khắc lịch sử này trở thành hòn đá thử vàng đối với những họa sĩ mong muốn khôi phục ngành công nghiệp truyện tranh. Hầu hết họa sĩ manga/anime thích thảo luận chủ đề chiến tranh thông qua các câu chuyện khác nhau. Họ tránh miêu tả trực tiếp cuộc chiến tranh, mà đi sâu khắc họa hình ảnh những thường dân vô tội bị mắc kẹt trong chiến tranh, chẳng hạn như tác phẩm Barefoot Gen (Chân trần trên lửa đỏ) của Nakazawa Keiji và Grave of the Fireflies (Căn hầm đom đóm) của Isao Takahata.
Grave of the Fireflies
Chiến tranh không vùi dập ngành công nghiệp truyện tranh quá lâu. Ngay sau chiến tranh, truyện tranh Nhật bắt đầu xuất hiện trở lại, nhưng lần này được đóng thành sách bìa đỏ (red book). Truyện tranh loại này có giá bán rất rẻ, nhưng các họa sĩ thời hậu chiến thường không xem nó là tiêu chuẩn cần thiết để chứng minh giá trị. Việc xóa bỏ cơ cấu lỗi thời trong ngành công nghiệp truyện tranh đã tạo điều kiện cho nhiều họa sĩ trẻ thỏa sức sáng tác với những ý tưởng đầy tham vọng.
Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM
Theo Robin E. Brenner