Sự thống trị của thể loại siêu anh hùng đã ảnh hưởng thường xuyên đến nền sản xuất truyện tranh Mỹ, mặc dù hiện nay truyện tranh rất đa dạng về thể loại chuyện kể cũng như loại hình nghệ thuật. Truyện tranh sở dĩ bị giới hạn về mặt thể loại, một phần là do sự thành công của thể loại siêu anh hùng, còn một phần nữa là do tác phẩm Seduction of the Innocent (Sự quyến rũ của kẻ ngây thơ) của Frederick Wertham làm dấy lên làn sóng phản đối nội dung truyện vào giữa thập niên 50, dẫn đến quyết định cắt giảm nhiều thể loại tại phiên tòa xét xử ở Thượng viện Mỹ.
Thị trường dẫu phát triển với số lượng đầu sách nhiều hơn, nhưng sự đa dạng về thể loại mới chính là nguồn động lực thúc đẩy thị trường. Truyện tranh vẫn chủ yếu nhắm vào độc giả nam. Fan nữ bắt đầu được chú ý đến, và dù trước đây đã có nỗ lực lôi kéo độc giả nữ đến với truyện tranh mang chủ đề lãng mạn, nhưng dòng truyện này sớm tàn lụi vào cuối những năm 1970. Tuy nhiên, cái gì cũng có ngoại lệ: các nhà xuất bản độc lập góp phần mang lại tính đa dạng cho truyện tranh và tiến đến những thể loại có tựa đề như Ghost World của David Clowes, Maus của Art Speigelman,…Tuy nhiên, các nhà xuất bản lớn vẫn trung thành với thể loại siêu anh hùng, hình sự, và kinh dị pha chút khoa học viễn tưởng.
Tác phẩm truyện tranh Ghost World của David Clowes (Ảnh: Internet)
Ngược lại, manga dành cho mọi đối tượng độc giả. Sức lôi cuốn của manga chủ yếu nằm ở tính đa dạng về mặt thể loại, chẳng hạn như thể loại giả tưởng (fantasy), thể loại melodrama, thể loại hài, thể loại khoa học viễn tưởng, thể loại hồi ký, thể loại lịch sử, và thể loại thần thoại,… tất cả đều vượt xa truyện tranh Mỹ. Ngành công nghiệp truyện tranh Mỹ hiện trong giai đoạn thay đổi và không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, nhưng ngành công nghiệp vẽ truyện tranh Nhật đã trải qua giai đoạn phát triển đó từ cách đây 30 năm rồi, và hiện tại đang sản xuất manga về đủ mọi chủ đề, từ truyện thần tiên cho đến thế giới doanh nghiệp. Ở Mỹ, ngành công nghiệp truyện tranh vẫn còn tụt hậu trong vấn đề thu hút độc giả nữ; trong khi đó, các nhà xuất bản manga đã làm được điều này từ những năm 1970.
Giới trẻ thường không cảm thấy băn khoăn về việc chuyển sang yêu thích thể loại mới, cũng như không giữ mãi hình ảnh về bộ truyện tranh nào đó. Tất cả yếu tố kể trên đã biến manga thành thể loại phù hợp với giới trẻ hiện nay. Manga mở ra thế giới chưa ai khai phá, nơi ít có người lớn nào đặt chân đến. Manga đặt ra câu đố hóc búa cho các độc giả trẻ tìm lời giải, và giống như hầu hết phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, từ Internet cho đến video game và đa phương tiện, độc giả phải đọc kỹ manga, nghiên cứu, và trao đổi với fan khác để hiểu rõ nội dung đọc. Mỗi tập truyện manga không chỉ kể câu chuyện lôi cuốn hấp dẫn, mà nó còn chứa đựng nhiều ngôn ngữ khó hiểu đối với độc giả vãng lai, và chỉ có những người am hiểu nó mới thực sự cảm nhận được.
Manga – Thể loại truyện tranh rất phổ biến tại Nhật (Ảnh: Internet)
Nói tóm lại, có một sự thật rất đơn giản là giới trẻ rất yêu thích manga, và chúng ta càng hiểu nhiều về điều này, chúng ta sẽ càng hỗ trợ giới trẻ đọc truyện tốt hơn.
Robin E. Brenner
Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM