Văn học và điện ảnh có mối quan hệ khăng khít trong hoạt động nghệ thuật. Tác phẩm văn học là nguồn nguyên liệu tiềm năng của điện ảnh và ngược lại, điện ảnh mang đến những ý tưởng mới cho văn học.
Việc chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh luôn là thách thức nhưng cũng đầy sức hút cho những người làm phim, nhà văn, nhà biên kịch và đạo diễn phim. Để hiểu rõ hơn công đoạn của một bộ phim chuyển thể, những khó khăn của người làm phim chuyển thể cũng như mối quan hệ giữa văn học – điện ảnh, chúng ta hãy cùng tham gia talkshow TỪ TRUYỆN ĐẾN PHIM các bạn nhé!
Tham gia talkshow, bạn sẽ được tìm hiểu thêm về xu hướng làm phim chuyển thể ở Việt Nam và thế giới, về mối quan hệ giữa điện ảnh và văn học. Ngoài ra, bạn sẽ có cơ hội cùng trò chuyện, giao lưu cùng những người đang nghiên cứu vấn đề cải biên học và trực tiếp làm phim chuyển thể về:
– Những khó khăn khi cải biên tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh
– Liệu có một công thức hay quy trình nào để chuyển thể từ văn học sang điện ảnh hay không?
– Có hay không yếu tố sáng tạo của biên kịch trong một kịch bản chuyển thể?
– Thành công của một tác phẩm chuyển thể là gì?
– Nguồn tư liệu văn học nắm bao nhiêu % trong thành công của một người làm kịch bản?
[spacer]
THÔNG TIN SỰ KIỆN:
Talkshow TỪ TRUYỆN ĐẾN PHIM
Thời gian: 8:30 – 11:30, ngày chủ nhật, 30/10/2016
Địa điểm: Viện Truyện tranh và Hoạt hình cơ sở 3, 164 Nguyễn Đình Chính, Q.Phú Nhuận, TPHCM
[spacer]
KHÁCH MỜI:
ĐẠO DIỄN PHAN XINE
– Đạo diễn phim Em là bà nội của anh, đạt kỷ lục phòng vé năm 2015;
– Đạo diễn phim Cô gái đến từ hôm qua, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, công chiếu vào mùa Valentines 2017;
– Đồng sáng lập Liên hoan phim trực tuyến đầu tiên của Việt Nam với tên gọi Tiệc phim ngắn YxineFF;
– Nhận giải thưởng Doanh nhân sáng tạo trẻ trong lĩnh vực Điện ảnh và Truyền thông đa phương tiện 2013 do Hội đồng Anh trao tặng
– Giám khảo cuộc thi sáng tạo phim ngắn đề tài Tết đoàn viên năm 2014, đạo diễn hậu trường cho phim Cưới ngay kẻo lỡ, phó đạo diễn cho Mỹ nhân kế, tham gia biên kịch và làm sản xuất phim Thần Tượng,…
[spacer]
NHÀ VĂN – NHÀ NGHIÊN CỨU PHAN NHẬT CHIÊU
– Là một nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nước ngoài, một chuyên gia về thơ haiku Nhật Bản;
– Uỷ viên Hội đồng Lý luận phê bình – Dịch thuật Hội Nhà văn TPHCM khoá VII;
– Một số tác phẩm đã xuất bản: Tagore – người tình của cuộc đời, Người ăn gió và quả chuông bay đi, Người ăn gió và quả chuông bay đi, Ba nghìn thế giới thơm, Lời tiên tri của giọt sương, Tôi là một kẻ khác,…
[spacer]
TIẾN SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC ĐÀO LÊ NA
– Chuyên môn: Biên kịch điện ảnh, Nghệ thuật điện ảnh, Lý thuyết nghệ thuật, Nghệ thuật ứng dụng, Tiếng Việt thực hành, Ngôn ngữ Việt Nam.
– Luận văn tiến sĩ: “Lý thuyết cải biên học: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh – Trường hợp Kurosawa Akira”
[spacer]
Chương trình đã kết thúc, bạn có thể xem lại thông tin sự kiện qua các bài viết sau:
1. Sức hút của kịch bản chuyển thể đối với các nhà biên kịch, Hiền Đặng, Viện Truyện tranh và Hoạt hình. >>> Xem tại đây.
2. Truyện thành phim: Sức hút và thách thức, Hòa Bình, Báo Người Lao Động. >>> Xem tại đây.
3. Phim Cô Gái Đến Từ Hôm Qua có nhiều điểm khác truyện, Lam Điền, Báo Tuổi Trẻ. >>> Xem tại đây.