Giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất – Academy Award for Best Animated Feature, là một trong số những hạng mục được trao thưởng hằng năm dành riêng cho những bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất.
Giải Viện Hàn lâm hay còn gọi là giải Oscar – Academy Awards, là lễ trao giải do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Academy of Motion Picture Arts and Sciences AMPAS) tổ chức thường niên hằng năm ở Hoa Kỳ, dành cho những bộ phim xuất sắc nhất và những thành tựu, những cống hiến đạt được trong suốt một năm.
>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D
Giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất lần đầu tiên được trao tặng tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 74, tổ chức vào ngày 24/3/2002.
Nguồn: cinemablend.com
Tiêu chuẩn để ứng cử và điều kiện trao giải
Tác phẩm hoạt hình được Viện Hàn lâm công nhận trao giải khi:
– Bộ phim có thời lượng hơn 40 phút.
– Hoạt động của nhân vật trong phim phải được tạo ra bằng kỹ thuật frame-by-frame (một trong số dạng tạo chuyển động trong hoạt hình).
– Đa số các nhân vật chính trong phim phải là nhân vật hoạt hình.
– Cảnh diễn của các nhân vật hoạt hình trong phim phải chiếm ít nhất 75 phần trăm thời lượng của toàn bộ phim, bao gồm cả hình ảnh động.
Giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất lần đầu tiên được trao tặng là cho những bộ phim hoạt hình được sản xuất vào năm 2001. Những bộ phim được đề cử cho giải Oscar hay những người thắng giải và được trao giải thưởng đều được lựa chọn bởi các thành viên của AMPAS.
Thông thường, giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất được bình chọn bằng cách chia ra từng 3 bộ một, so sánh rồi chọn ra tác phẩm chiến thắng giải. Nếu có nhiều hơn 15 bộ phim hoạt hình được đề cử cho giải Oscar, thì phải chia ra thành 5 bộ một nhóm rồi bình chọn. Nghĩa là phải trải qua 6 lần bình chọn mới có thể chọn ra được bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất để trao giải.
[Trailer] Beauty and the Beast – Người Đẹp Và Quái Vật
Một bộ phim hoạt hình có thể được đề cử cho nhiều hạng mục giải thưởng khác nhau, tuy nhiên rất hiếm phim làm được điều đó. Phim Beauty and the Beast (1991) là bộ phim hoạt hình đầu tiên được đề cử giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất.
Nguồn: pixar.wikia.com
Hai bộ phim hoạt hình Up (2009) và Toy Story 3 (2010) cũng nhận được đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất sau khi Viện Hàn lâm mở rộng số lượng phim ứng cử.
Nguồn: youtube.com
Waltz with Bashir (2008) là bộ phim hoạt hình đầu tiên và duy nhất được đề cử giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất (mặc dù bộ phim không được đề cử cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất).
Nguồn: impawards.com
Pixar là hãng sản xuất phim hoạt hình có 10 bộ phim được đề cử, hầu như chiếm hết các hạng mục giải thưởng tại lễ trao giải Oscar năm 2008 (có 8/10 bộ phim đề cử đoạt giải). Cars 2 (2011), Monsters University (2013) và The Good Dinosaur (2015) là 3 bộ phim hoạt hình duy nhất họ đã sản xuất mà không được đề cử ở bất cứ hạng mục trao giải nào kể từ khi Pixar thành lập.
Trước đây, AMPAS không trao tặng giải thưởng Oscar cho phim hoạt hình với lý do là có quá ít bộ phim hoạt hình được sản xuất. Thay vào đó, Viện sẽ trao tặng giải Oscar đặc biệt cho các tác phẩm đặc biệt. Walt Disney Pictures là hãng thường xuyên chiếm được hạng mục giải thưởng này.
Nguồn: roommatespeelandstick.com.au
Bộ phim hoạt hình Snow White and the Seven Dwarfs – Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn do Walt Disney sản xuất, đã được trao giải Oscar cho Thành tựu đặc biệt xuất sắc nhất vào năm 1938.
Hai bộ phim Who Framed Roger Rabbit (1989) và Toy Story (1996) cũng giành được giải Oscar cho Thành tựu đặt biệt xuất sắc với thể loại phim gồm cả người đóng và hoạt hình.
Nguồn: dvd.box.sk
Trước khi giải thưởng này xuất hiện, chỉ có duy nhất một bộ phim hoạt hình được đề cử cho Phim xuất sắc nhất – Best Picture là Beauty and the Beast ở Lễ trao giải Oscar năm 1991, do Walt Disney Pictures sản xuất.
Vào năm 2001, các đối thủ cạnh tranh với Disney bắt đầu xuất hiện trên thị trường phim hoạt hình, chẳng hạn như DreamWorks Animation, làm gia tăng đáng kể số lượng phim sản xuất và đăng ký giải hàng năm.
Những người trong ngành công nghiệp hoạt hình và người hâm mộ bày tỏ hy vọng rằng, uy tín của giải Oscar và hiệu ứng thúc đẩy từ các phòng vé sẽ khuyến khích tăng cường việc sản xuất phim hoạt hình. Một số thành viên trong ngành và người hâm mộ đã phê bình về hạng mục giải thưởng này, tuy nhiên, điều đó có thể được xem như là nhằm ngăn chặn việc các bộ phim hoạt hình khác có cơ hội chiến thắng giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất. Đặc biệt, tại buổi lễ trao giải Oscar lần thứ 81, bộ phim hoạt hình WALL-E đã giành được giải thưởng Oscar cho Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Tuy nhiên trước đó, bộ phim không nhận được đề cử cho hạng mục giải thưởng trên, mặc dù bộ phim nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình và khán giả. WALL-E được xem là một trong những bộ phim hoạt hình hay nhất của năm 2008.
Nguồn: provtyckningar.blogspot.com
Điều này dẫn đến có rất nhiều tranh cãi về việc Viện Hàn lâm cố tình phớt lờ đề cử những bộ phim hoạt hình cho các hạng mục giải thưởng. Nhà phê bình phim Peter Travers đã nhận xét rằng: “Nếu như phim hoạt hình có thể tham gia đề cử cho giải Oscar dành cho Phim hoạt hình xuất sắc nhất, thì đó xứng đáng là WALL-E”.
Trong năm 2009, khi các bộ phim hoạt hình được đề cử cho giải Phim xuất sắc nhất đã được tăng từ 2 lên đến 10 lần, bộ phim hoạt hình Up đã được đề cử cho cả 2 hạng mục giải thưởng là Phim hoạt hình hay nhất và Phim hay nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 82. Đây là bộ phim hoạt hình đầu tiên được đề cử cho 2 hạng mục giải thưởng, đánh dấu mốc phát triển lớn cho lĩnh vực phim hoạt hình. Thành công này đã được lặp lại vào năm sau dành cho bộ phim hoạt hình Toy Story 3.
Nguồn: disney.ge
Nguồn: impawards.com
Năm 2010, Viện Hàn lâm đã ban hành một quy định mới liên quan đến kỹ thuật chụp ảnh chuyển động (performance capture technique) được sử dụng trong các bộ phim hoạt hình như A Christmas Carol của đạo diễn Robert Zemeckis, do hãng Disney sản xuất và bộ phim The Adventures of Tintin của đạo diễn Steven Spielberg. Điều này cho thấy, hạng mục giải thưởng cho Phim hoạt hình hay nhất chắc chắn sẽ được nhìn nhận nhiều hơn trong những lễ trao thưởng tiếp theo. Quy tắc này cũng nói lên rằng, Viện đã cố tình ngăn chặn những đề cử dành cho phim người đóng mà sử dụng quá nhiều kỹ thuật chụp ảnh chuyển động, chẳng hạn như Avatar của James Cameron.
Nguồn: a2ua.com
Những hạng mục trao giải đầu tiên trong lễ trao giải Oscar thường là những đề cử liên quan đến những người tham gia nhiều nhất trong việc tạo ra các bộ phim thắng giải được xướng tên sau đó. Họ có thể là nhà sản xuất, đạo diễn, hoặc là cả hai. Trong buổi lễ trao giải Oscar lần thứ 76 vào năm 2004, chỉ có đạo diễn của các bộ phim là nhận được đề cử. Còn ở giải Oscar lần thứ 86 số lượng đề cử có thể lên đến 2 đạo diễn và bao gồm thêm một nhà sản xuất.
Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 88 được tổ chức tại Nhà hát Dolby ở Los Angeles (Mỹ) vào ngày 29/2/2016, bộ phim hoạt hình Inside Out đã được xướng tên và trở thành tác phẩm thứ 8 của hãng Pixar được vinh danh cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất.
Nguồn: movies.disney.com
Người dịch: Lê Trang
Nguồn: http://www.oscars.org/