Mỗi biên kịch - Mỗi cách viết kịch bản - Comic Media Academy

Mỗi biên kịch – Mỗi cách viết kịch bản

21/11/2016

Nói đến cách viết kịch bản, mỗi biên kịch sẽ tạo ra những kịch bản mang phong cách riêng của mình. Nhưng chúng phải tuân theo một chuẩn quy định chung của nền điện ảnh. Vậy những điểm chung và những điểm riêng trong cách viết kịch bản là gì?

Định dạng văn bản trong cách viết kịch bản chuẩn mực

Cách viết kịch bản theo chuẩn Hollywood đang được các biên kịch trên khắp thế giới tuân theo. Bởi vì format ngắn gọn và dễ dàng cho biên kịch thể hiện ý tưởng của mình. Vậy format kịch bản của Hollywood ra sao? Và những công cụ viết kịch bản nào đang được sử dụng rộng rãi?

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh 

Kịch bản cần trình bày theo quy chuẩn chung

Kịch bản cần trình bày theo quy chuẩn chung

1. Phần mềm chuyên dụng viết kịch bản như Celtx, DraftScreen, Hollywood Screenplay,… đang được khá nhiều biên kịch sử dụng. Phần mềm Celtx vẫn được ưa chuộng bởi sử dụng online và không tốn phí. Những phần mềm còn lại cần mua với giá dao động tầm 200$ đến 400$. Dĩ nhiên, những phần mềm còn lại sẽ có những đặc điểm ưu việt phù hợp với số tiền đầu tư.

2. Biên kịch cần nắm vững các chuẩn định dạng văn bản kịch bản Hollywood. Bởi khi chào bán kịch bản cho đạo diễn hay hãng phim, kịch bản dễ bị loại “ngay từ vòng gửi xe” nếu không đảm bảo đúng các quy định sau:

– Font chữ Courier với size 12.

– Khoảng cách lề: Lề trái 1.5 inches, lề phải 0.5 inches, lề trên và lề dưới 1 inche.

– Một trang A4 tương đương với 1 phút trên phim, một dòng chữ trên văn bản tương ứng với 1 giây phim.

– Kịch bản điện ảnh sẽ có số trang tầm từ 80 đến 120 trang. Khi số lượng trang kịch bản của bạn quá nhiều sẽ bị loại ngay. Bởi số lượng trang sẽ quyết định số vốn đầu tư hãng phim bỏ ra để sản xuất kịch bản.

Ba phần không thể bỏ qua trong khuôn khổ cách viết kịch bản

Cách viết kịch bản theo chuẩn Hollywood cần phải cân đối giữa ba phần trong kịch bản. Một kịch bản phải có sự phân bổ thời gian hợp lý theo tỷ lệ 1:2:1. Cụ thể với kịch bản điện ảnh có 120 phút thì: phần 1:phần 2:phần 3 tương ứng với tỉ lệ 30:60:30 phút.

Suy nghĩ cân đối 3 phần khi viết kịch bản

Suy nghĩ cân đối 3 phần khi viết kịch bản

Ba yêu cầu cần có trong từng phần:

– Phần một: Giới thiệu bối cảnh của kịch bản và đồng thời cung cấp cho người xem: ai là nhân vật chính, ai là nhân vật đối thủ.

– Phần hai: Phần dài nhất trong kịch bản. Phần hai bao gồm các xung đột giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện. Mọi xung đột cần được thể hiện rõ trong phần này.

– Phần ba: Phần gỡ nút mọi mâu thuẫn. Phần ba cũng cần được xây dựng khéo léo để đọng lại trong tâm trí khán giả những thông điệp ý nghĩa.

Cách viết kịch bản và nét riêng của từng biên kịch

Từ những quy định trong cách viết kịch bản, biên kịch dần khai phá sự sáng tạo của mình ở việc tạo ra nhân vật, thông điệp, cốt truyện hay lời thoại,… Tất cả những phần này đều mang nét riêng của từng biên kịch. Và mỗi chủ đề của kịch bản sẽ là những lĩnh vực người viết am hiểu nhất.

Bắt đầu sáng tác từ những gì bạn am hiểu nhất

Bắt đầu sáng tác từ những gì bạn am hiểu nhất

Nếu bạn là biên kịch xuất phát điểm từ ngành y, những kịch bản về nghề bác sĩ, y tá sẽ là điểm bạn cần khai thác mạnh.

Nếu bạn là biên kịch có tâm hồn lãng mạn, những chuyện tình ướt đẫm yêu thương sẽ giúp biên kịch phát huy tài năng của mình.

Thay vì tập trung cải thiện những lĩnh vực biên kịch không tốt, biên kịch nên phát triển những lĩnh vực là điểm mạnh của mình. Con đường viết kịch bản là con đường nghệ thuật yêu cầu mỗi biên kịch là một cá thể độc lập, khác biệt và luôn mới mẻ.