Chọn cốt truyện khi viết kịch bản [Phần 2] - Comic Media Academy

Chọn cốt truyện khi viết kịch bản [Phần 2]

24/11/2016

Ở phần 1, bài viết đề cập đến hai loại cốt truyện khá dễ nhầm lẫn: phiêu lưu và mạo hiểm. Ở phần 2, người viết kịch bản còn có thêm 3 lựa chọn về cốt truyện khác: truy đuổi, giải cứu và trốn thoát.

Viết kịch bản và cốt truyện truy đuổi

Người viết kịch bản chọn cốt truyện truy đuổi cần đảm bảo có: người truy đuổi và người bị truy đuổi trong kịch bản. Có ba giai đoạn trong một cốt truyện truy đuổi.

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh 

Viết kịch bản với cốt truyện truy đuổi

Viết kịch bản với cốt truyện truy đuổi

– Giai đoạn 1: Bạn cần thiết lập tình huống để xác định nhân vật truy đuổi và nhân vật bị truy đuổi. Động cơ truy đuổi cần được làm rõ ở ngay giai đoạn 1 này.

– Giai đoạn 2: Bạn tập trung vào cuộc truy đuổi. Để tạo được kịch tính, bắt buộc bạn phải tạo những plot twist (bất ngờ) trong câu chuyện. Cốt truyện truy đuổi thực chất là hình thức văn học của trò chơi trốn tìm thời thơ ấu. Vì vậy, càng tạo được sự bất ngờ, bạn sẽ càng tạo được thành công cho câu chuyện.

– Giai đoạn 3: Bạn sẽ giải quyết: người bị truy đuổi có trốn khỏi người truy đuổi hay bị giam cầm mãi mãi.

Viết kịch bản và cốt truyện giải cứu

Chọn viết kịch bản với cốt truyện giải cứu, nhà biên kịch cần quan tâm đến 3 góc nhân vật: nhân vật chính, nạn nhân và nhân vật phản diện. Cũng như cốt truyện trên, cốt truyện giải cứu cũng là cốt truyện chú trọng vào thể chất.

Viết kịch bản với cốt truyện giải cứu mỹ nhân

 Viết kịch bản với cốt truyện giải cứu mỹ nhân

Nhân vật chính trong cốt truyện giải cứu có mối liên hệ mật thiết với nạn nhân như hoàng tử giải cứu công chúa khỏi tay tên phù thủy độc ác vì tình yêu mãnh liệt dành cho công chúa.

Nhân vật phản diện đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cốt truyện giải cứu. Để tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện giải cứu, nhân vật phản diện phải có sức mạnh hơn nhiều lần nhân vật chính và hắn ta có nhiều chiêu trò để giam giữ nạn nhân. Dù nhân vật chính luôn cố gắng giải cứu nạn nhân nhưng luôn gặp thất bại.

Nạn nhân là nhân vật khá mờ nhạt trong cốt truyện giải cứu. Nhưng chắc chắn là không thể cạnh tam giác này được. Nạn nhân trong các truyện cổ tích theo cốt truyện giải cứu thường là các nàng công chúa yếu đuối.

Ở cốt truyện giải cứu, các cảnh hành động đều tập trung vào nhân vật chính. Bởi nhân vật chính là thực hiện các cuộc giải cứu.

Viết kịch bản và cốt truyện trốn thoát

Chọn viết kịch bản với cốt truyện trốn thoát, bạn cần lưu ý một điểm mấu chốt: nhân vật chính là nạn nhân, còn nhân vật giam giữ là nhân vật phản diện. Nếu ở cốt truyện giải cứu, khán giả theo chân người đi cứu, nạn nhân chờ đợi anh hùng tới thì nạn nhân trong cốt truyện trốn thoát phải cố gắng mọi cách để thoát khỏi tình trạng giam giữ.

Trốn thoát cốt truyện thường gặp

Trốn thoát – cốt truyện thường gặp

Một cốt truyện trốn thoát kịch tính phải có đủ 3 giai đoạn sau:

– Giai đoạn đầu tiên: Bạn xác định ai là nạn nhân và ai là người giam giữ. Nạn nhân có thể bị giam giữ về thể xác hoặc tinh thần. Và động cơ nào để nạn nhân cố gắng trốn thoát khỏi sự giam giữ đó.

– Giai đoạn tiếp theo: Bạn tập trung vào các kế hoạch chạy trốn của nạn nhân. Nhưng dĩ nhiên, nạn nhân không thể nào thoát khỏi sự giam cầm đó. Bạn cần đẩy nhanh mức độ tàn ác của người giam cầm đối xử với nạn nhân. Càng dồn nạn nhân vào bước đường cùng, bạn càng làm khán giả tăng sự hứng thú với câu chuyện của mình.

– Giai đoạn cuối cùng: Nạn nhân thoát ra khỏi sự giam cầm bằng một cách hợp lý.