Chọn cốt truyện khi viết kịch bản [Phần 1] - Comic Media Academy

Chọn cốt truyện khi viết kịch bản [Phần 1]

24/11/2016

Để viết kịch bản phim hấp dẫn, chọn cốt truyện là khâu cực kỳ quan trọng với biên kịch. Ở phần 1, bài viết gửi bạn 2 cốt truyện cổ điển: cốt truyện phiêu lưu và thám hiểm. Hai cốt truyện rất dễ bị nhầm lẫn nếu bạn nghiên cứu không kỹ.

Viết kịch bản phim và cốt truyện thám hiểm

Đầu tiên, khi chọn cốt truyện thám hiểm để viết kịch bản phim, biên kịch cần tập trung vào nhân vật thay vì tập trung vào cuộc hành trình. Nhân vật chính bước vào hành trình tìm kiếm một người, một nơi chốn hay một vật nào đó. Và cuộc tìm kiếm này phải gắn liền với động lực và mục tiêu của nhân vật chính.

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh

Viết kịch bản với cốt truyện thám hiểm

Viết kịch bản với cốt truyện thám hiểm

Ở cảnh đầu tiên của câu chuyện, bạn đưa ra động cơ nào thúc đẩy nhân vật bước vào cuộc hành trình. Cùng với đó, nhân vật chính cũng cần người bạn đồng hành. Nhằm tránh tính cá nhân của câu chuyện. Đồng thời nhân vật có thể tranh luận với người bạn đồng hành, từ đó, quan niệm sống của nhân vật được tỏ rõ.

Kết thúc chuyến hành trình, nhân vật chính phải có sự thay đổi về nhận thức: họ trưởng thành từ một đứa trẻ thành một người lớn. Hoặc một người lớn trong quá trình trưởng thành. Và cái họ tìm kiếm cuối hành trình thường khác với cái ban đầu họ tìm kiếm.

Một tiểu thuyết điển hình cho cốt truyện thám hiểm có thể nói đến Hiệp sĩ Đôn Ki Hô tê. Động cơ của nhân vật chính: khao khát trở thành hiệp sĩ bởi chàng đọc quá nhiều tiểu thuyết lãng mạn về hiệp sĩ. Người bạn đồng hành của chàng hiệp sĩ là lão Sancho Panza. Ngoài ra, The Wizard of Oz, Great Wall of Babylon cũng là những truyện khá điển hình cho cốt truyện thám hiểm bạn nên nghiên cứu sâu để học hỏi.

Viết kịch bản phim và cốt truyện phiêu lưu

Khác với cốt truyện thám hiểm, khi viết kịch bản với cốt truyện phiêu lưu, bạn cần tập trung vào cuộc hành trình của nhân vật. Nếu cốt truyện thám hiểm là cốt truyện về nhân vật, về tâm trí thì cốt truyện phiêu lưu là cốt truyện của hành động và của cơ thể.

Viết kịch bản với cốt truyện phiêu lưu

Viết kịch bản với cốt truyện phiêu lưu

1. Nhân vật chính trong cốt truyện phiêu lưu sẽ đi tìm kho báu, tài sản mà họ không tìm thấy nhà của họ. Và động cơ để họ thực hiện cuộc hành trình là bị ai đó hoặc vật gì đó tác động.

2. Các sự kiện trong chuyến hành trình đó phải có sự kết nối với nhau và với sự kiện trước. Chúng là nguyên nhân, là kết quả được mắc nối với nhau để tác động đến nhân vật chính.

3. Khác với cốt truyện thám hiểm, kết thúc truyện nhân vật chính không cần thiết phải thay đổi theo những cách ý nghĩa nhất. Đặc biệt, yếu tố lãng mạn là yếu tố không thể thiếu với một cốt truyện phiêu lưu.

Truyện “The Three Languages” điển hình với cốt truyện phiêu lưu. Truyện kể về một cậu hoàng tử “ngốc nghếch” và vua cha gửi chàng đi học để lanh lợi hơn. Hoàng tử được gửi đến ba người thầy. Đầu tiên, chàng học cách các chú chó nói chuyện. Tiếp theo, chàng học cách nói chuyện của chim. Sau cùng, chàng học được cách nói chuyện với ếch. Nhưng sau cả ba lần, vua cha đều không hài lòng và chàng bị “vứt” khỏi hoàng cung. Lúc này, chàng vận dụng những gì mình được học ở ba lần học trên để sinh tồn. Như vậy, ban đầu hoàng tử là người ngốc nghếch, sau đó hoàng tử trở thành một bá tước trẻ tuổi rồi thành một giáo hoàng. Và kết thúc, nhân vật hoàng tử cũng không thay đổi nhiều.

Viết kịch bản và chọn loại cốt truyện nào?

Nhạy bén chọn cốt truyện phù hợp khi viết kịch bản

Nhạy bén chọn cốt truyện phù hợp khi viết kịch bản

Khi viết kịch bản, chọn loại cốt truyện nào phụ thuộc vào ý định của biên kịch. Thường thì biên kịch sẽ chọn một loại cốt truyện chính làm chủ đạo cho truyện. Sau đó, thêm thắt các cốt truyện khác phụ cho cốt truyện chính. Nhưng việc ôm đồn quá nhiều cốt truyện sẽ làm cho kịch bản bị rối. Vì vậy, biên kịch phải thật nhạy để giải bài toán khó này.