[Hậu trường hoạt hình] Key Animator - Bước ngoặt của Animator - Comic Media Academy

[Hậu trường hoạt hình] Key Animator – Bước ngoặt của Animator

24/05/2017

Sau khi làm việc với vai trò là người làm phim hoạt hình – Animator, ít nhất sau 3 năm trong ngành thì các Animator thường có xu hướng chọn một vị trí cao hơn để tiếp tục công việc của mình – đó là Key Animator, hay còn gọi là Senior Animator. Nói cách khác, vị trí Key Animator là bước thang tiếp theo của con đường sự nghiệp của tất cả các Animator.

Key Animator - Bước ngoặt của Animator

Nguồn: app.hiive.co.uk

Vị trí này đòi hỏi khá cao về bề dày kiến thức chuyên môn, kỹ năng máy tính và kinh nghiệm thực tiễn. Đối với nhiều công ty, trở thành một Senior Animator chính là bước cuối cùng trước khi trở thành Đạo Diễn – Director. Mặc dù mang thứ bậc cao hơn nhưng nhiệm vụ của một Key Animator vẫn là sáng tạo hình ảnh, nhận vật, bối cảnh… Tuy nhiên, công việc của họ đòi hỏi nhiều hơn ở công tác chỉ đạo, hướng dẫn và quản trị.

Công việc của một Key Animator, họ làm những gì?

Như đã nói ở trên, ngoài công việc hỗ trợ phát triển nhân vật, nhiệm vụ của Key Animator còn là hướng dẫn cho các thành viên thuộc đội ngũ ở giai đoạn tiền sản xuất (Pre-production). Trong giai đoạn này, các Animator sẽ hướng dẫn đội ngũ của mình xử lý các hệ thống chuyển động của nhân vật và hình ảnh của họ bằng cách hiệu chỉnh các rigger (một dạng hệ thống điều khiển nhân vật và hình ảnh được thể hiện giống một khung xương điện tử), các mô hình, những con rối của bộ phim… khiến chúng phối hợp nhịp nhàng và chuẩn xác với các hành động, âm thanh, biểu cảm của mình, ngoài ra các Key Animator cũng phải đảm bảo những nhân vật cũng phải “diễn” thật ăn ý với nhau.

Một khi giai đoạn tiền sản xuất được hình thành, đội ngũ sẽ bắt đầu vào khâu sản xuất (production). Trong giai đoạn này, các Key Animator sẽ làm việc trực tiếp với đạo diễn dự án, hỗ trợ và thúc đẩy toàn bộ quá trình, đảm bảo chúng hoành thành đúng thời hạn và nằm trong ngân sách cho phép.

Các Key Animator làm việc chủ yếu cho các xưởng phim hoạt hình, các công ty sản xuất video, sản xuất phim điện ảnh, game, một số còn làm cho các công ty quảng cáo.

Key Animator - Bước ngoặt của Animator 1

Nguồn: seattletimes.com

Thu nhập cho một Key Animator là bao nhiêu?

Key Animator thuộc về nhóm ngành nghệ sĩ đa phương tiện (Multiply Artist) và Animator. Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nghệ sĩ đa phương tiện và animator là 61.370 USD/năm. Trong đó, mức  lương tối thiểu mà họ kiếm được là 34.860 USD và cao nhất là 113.470 USD. Với mức thu nhập 72.680 USD, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình trở thành 1 trong 5 ngành nghề có thu nhập hằng năm cao nhất trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ và họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như: bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas – mức này chỉ còn 40.890USD/năm, thấp nhấp cho ngành này tại Mỹ.

Cụ thể hơn, sau đây là top 5 các tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện: Bang California (88.150 USD/năm); Bang Washington (76.900 USD/năm); District of Columbia (76110 USD/năm); New York (72.530 USD) và New Mexico (70.310 USD).

Làm sao để trở thành một Key Animator?

Con đường để trở thành một Key Animator luôn bắt đầu bằng một tấm bằng Cử nhân. Vì hầu hết các nhà tuyển dụng đều ưa chuộng thuê những họa sĩ có văn bằng Cử nhân hoặc cao hơn để  hợp tác lâu dài với họ. Nếu bạn có hứng thú để trở thành một người làm hoạt hình, các bạn có thể chọn những ngành gợi ý sau đây để ghi danh:

*Vì tính chính xác của ngôn ngữ, người dịch sẽ giữ lại bản gốc của các ngành học để bạn đọc dễ theo dõi.

– Bachelor of Art (BA);

– Bachelor of Science (BS);

– Bachelor of Fine Art (BFA) đào tạo tập trung cho Animation;

– Animation & Digital Arts;

– Media Arts & Animation;

– Computer Animation;

– Computer Graphics, Media Arts & Science;

– Fine Art;

– Các khóa Computer Science (tập trung chủ yếu cho Animation).

– …

Đặc biệt, một số họa sĩ có tham vọng có thể học thêm văn bằng về Quản trị kinh doanh (business management) nếu họ có định hướng tiến đến vị trí Đạo Diễn.

Ngoài ra, để đảm nhiệm được vị trí này, ngoài 4 năm đào tạo các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm ứng viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm và kỹ năng máy tính tốt. Tuy nhiên, rất nhiều studio hàng đầu lại ưa chuộng tuyển các cá nhân có từ 5-7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, có kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nhiều còn đoài hỏi văn bằng cao hơn như Thạc Sĩ và Tiến Sĩ. Do đó hiện nay có rất nhiều trường cũng cung cấp các khoa học chính quy như sau nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp:

– Master of Fine Arts (MFA) degrees in Animation;

– Animation & Visual Effects;

– Animation & Digital Arts.

Một số trường ở Mỹ, Anh và Châu Á cũng cung cấp cho người học các khóa học tương tự :

– PhD programs in Digital Arts & Animation;

– Multimedia & Animation;

– Computer Science with an Animation Emphasis…

Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia khóa học làm phim hoạt hình do Viện Truyện tranh và Hoạt hình tổ chức để lĩnh hội những kỹ năng về nghề từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, quá trình học bạn sẽ được giới thiệu với các công ty, mở rộng cơ hội nghề nghiệp,… 

Các bạn có thể liên hệ bộ phận Tư vấn Tuyển sinh của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) để tìm hiểu thêm về khóa học và trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.

Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào?

Key Animator - Bước ngoặt của Animator 2

Nguồn: bramhaa.com

Các báo cáo cho thấy, số lượng việc làm cho nhóm này dự kiến sẽ tăng 6% từ năm 2012 đến năm 2022. Sự tăng trưởng này chủ yếu là đến từ nhu cầu nhân lực từ các ngành video game, sản xuất phim và các ngành dịch vụ giải trí truyền hình. Tuy nhiên, tăng trưởng này có thể bị chậm lại do các công ty có thể thuê nhân lực nước ngoài với các mức lương thấp hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu ngày càng cao của ngành đồ họa máy tính cho các thiết bị di động có thể cải thiện tăng trưởng bằng cách tạo ra nhiều việc làm hơn trong ngành công nghiệp điện thoại di động rộng lớn.

Mặc dù đối mặt với tăng trưởng việc làm chậm, nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực này vẫn sẽ diễn ra rất mạnh mẽ. Cục cho biết “Cơ hội sẽ rộng mở nhất dành cho những cá nhân nào đã trang bị một loạt các kỹ năng hoặc chuyên biệt về một lĩnh vực đặc thù cho hình ảnh và hiệu ứng của họ”. Tuy nhiên, vào năm 2014, Mỹ đã trở thành sân chơi rộng lớn dành cho nghệ sĩ đa phương tiện và animator khi tạo ra 68.900 việc làm, xếp thứ ba trong top những thị trường việc làm lớn nhất dành cho ngành Nghệ Thuật và Thiết Kế. Song song đó, với con số 259.500 việc làm, thiết kế đồ họa vẫn đang là ngành hot nhất hiện nay.

Cơ hội việc làm cho Animator và nghệ sĩ đa phương tiện có thể được tìm thấy khắp các tiểu bang của Mỹ vàtop 5 tiểu bang có số lượng việc làm cao nhất, đó chính là: California, New York, Washington, Texas và Illinois.

Những sự thật thú vị về ngành hoạt hình Có hơn 600 người làm việc dưới sự chỉ đạo của ông lớn Disney(hãng hoạt hình nổi tiếng với số lượng nhân viên khổng lồ nhất thế giới) để cho ra đời bộ phim Người đẹp và quái vật (Beauty and the Beast) tuy nhiên hãng vẫn phải mất đến ba năm rưỡi để hoàn thành khâu sản xuất cho bộ phim này.

>>> Có thể bạn muốn xem: [Hậu trường hoạt hình] Tìm hiểu thế giới của Character Rigger

Tác giả: Michelle Burton

Người dịch: Minh Phương

Nguồn:http://www.animationcareerreview.com/articles/key-animator-career-profile