Giống như tên gọi của nó, công việc của một họa sĩ diễn xuất (animator) chính là đưa “hoạt động” vào “hình ảnh”. Animator tạo ra các hình ảnh động và hiệu ứng cho các thể loại phim ảnh khác nhau, như video game, hình ảnh truyền hình phát sóng trên ti-vi, các hình ảnh trên thiết bị di động và những hình thức khác của truyền thông có sử dụng hình ảnh minh họa, các chương trình phần mềm kỹ thuật số… Các công cụ đồ họa dành cho công việc này phổ biến nhất là: Adobe After Effects, Adobe Premiere, Autodesk 3Ds Max và Autodesk Maya… tuy nhiên đó chỉ là số ít các phần mềm đồ họa dành cho công việc của Animator. Nhiệm vụ của họ cũng bao gồm việc xây dựng đồ họa và phát triển storyboard (phiên bản hình của một bộ phim), đòi hỏi kỹ năng vẽ và khả năng minh họa tốt. Ngoài ra, họ còn phải sáng tạo, lên kế hoạch, viết kịch bản và hỗ trợ qua lại với các bộ phận thiết kế cảnh nền hay các bộ cơ quan đồng sản xuất khác của dự án họ thực hiện.
Nguồn: designs.vn
Công việc của Animator, họ làm những gì?
Dựa theo báo cáo Cục Thống Kê Lao Động thì hai nhóm ngành: nghệ sĩ đa phương tiện (multiply artist) và nhóm ngành họa sĩ hoạt hình (Animator) đã được kết hợp lại thành một ngành thống nhất. Giải thích cho điều này, báo cáo cho rằng “Công việc của các nghệ sĩ đa phương tiện và các Animator có tính chất tương đồng với nhau. Cụ thể, cả hai đều tập trung vào sáng tạo các hình ảnh cho phim hay video game. Thứ hai, họ đều tạo ra các hiệu ứng hình ảnh cho sản phẩm phim hoặc chương trình truyền hình, các hình ảnh CGI (computer-generated images) của họ còn bao gồm việc mô phỏng lại hình ảnh thật của một diễn viên hay ca sĩ nổi tiếng vào môi trường không gian ba chiều, tạo ra một nhân vật ba chiều có ngoại hình và hành động như chính phiên bản gốc. Ngoài ra, các animator còn dựng cảnh trí, cảnh nền mô phỏng một khu vực, địa điểm, vị trí cụ thể cho sản phẩm của mình”
Cũng theo báo cáo, Cục cho rằng các nghệ sĩ đa phương tiện và các animator chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
– Motion Picture and Video Industries – ngành sản xuất phim hoạt hình và video
– Computer Systems Design and Related Services – ngành thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan
– Software Publishers – ngành sản xuất phần mềm ứng dụng
– Advertising, Public Relations, and Related Services – ngành quảng cáo, quan hệ công chúng và các dịch vụ liên quan
– Specialized Design Services – ngành dịch vụ thiết kế chuyên ngành
Học viên CMA thực hành trên máy
Thêm vào đó, các báo cáo cũng cho biết rằng có đến 57% các animator hoạt động dưới hình thức tự làm chủ (self-employed) vào năm 2012 – đây cũng là con số gần nhất mà chúng tôi có được về tỷ số các animator tự làm chủ hiện nay. Ngay cả những họa sĩ họa hình chuyên nghiệp cũng thường xuyên làm việc tại nhà riêng của mình. Một số khác thì làm việc tại các xưởng phim, xưởng game, những công ty thiết kế đồ họa, các công ty công nghệ kỹ thuật di động. Chỉ số ít còn lại làm việc tại văn phòng.
Thu nhập cho một Animator là bao nhiêu?
Vào cuối năm 2014, mức thu nhập bình quân mỗi năm cho nhóm ngành nghệ sĩ đa phương tiện và Animator là 61.370 USD/năm. Trong đó, mức lương tối thiểu mà một nghệ sĩ kiếm được là 34.860 USD và cao nhất là 113.470 USD. Với mức thu nhập 72.680 USD/năm, nghệ sĩ đa phương tiện và animator làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và video trở thành 1 trong top 5 ngành nghề có thu nhập hằng năm cao nhất trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, các bạn phải luôn nhớ rằng mức lương cho từng nghệ sĩ và họa sĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như bề dày kinh nghiệm, lĩnh vực và quy mô công ty bạn làm việc, tính chất địa phương vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của bạn. Ví dụ: tại trụ sở California, mức lương trung bình của một Animator hoặc nghệ sĩ đa phương tiện là 88.150 USD/năm, đây cũng là mức lương cao nhất cho ngành này ở Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại trụ sở Arkansas – mức này chỉ còn 40.890USD/năm, thấp nhất cho ngành này tại Mỹ.
Cụ thể hơn, sau đây là top 5 tiểu bang có mức lương cao nhất dành cho nghề Animator và nghệ sĩ đa phương tiện: Bang California (88.150 USD/năm); Bang Washington (76.900 USD/năm); District of Columbia (76110 USD/năm); New York (72.530 USD) và New Mexico (70.310 USD).
Làm thế nào để trở thành một Animator?
Có rất nhiều con đường để trở thành một Animator chuyên nghiệp, tại Việt Nam, nếu bạn có hứng thú với nghề này, bạn có thể tìm hiểu chương trình học làm phim hoạt hình của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) – đơn vị tiên phong đào tạo chuyên sâu nghề họa sĩ hoạt hình tại Việt Nam.
Tiếp theo đó, hãy trò chuyện với bộ phận tư vấn – tuyển sinh của Viện, để chắc chắn rằng bạn ghi danh vào đúng ngành học cho con đường sự nghiệp của mình.
[tabs direction=”top” tab1=”MIỄN PHÍ TƯ VẤN” tab2=”GỬI CÂU HỎI” ]
[tab1]
Comic Media Academy
Viện Truyện tranh và Hoạt hình
Cơ sở 1: 98, Ngô Tất Tố, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 2: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM
Telephone: (08) 3514 4365
Hotline: 0902 738 806
E-mail: daotao@cmavn.org
Fanpage: www.facebook.com/cmavn.org
[/tab1]
[tab2] [contact-form-7 404 "Not Found"][/tab2]
[/tabs]
Nguồn:udemy.com
Các khóa học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình gồm có 2D Animation Production (sản xuất hoạt hình 2D), 3D Animation Production (sản xuất hoạt hình 3D) và thể loại phim rối (hoạt hình tĩnh vật – đất sét): Stop Motion cũng hỗ trợ cho con đường của bạn. Các Animator tương lai tại Viện được đào tạo bài bản từ A – Z các kỹ năng từ vẽ tay, nguyên lý thị giác, khoa học màu sắc & ánh sáng, phối cảnh, chất liệu, Chuyển động, Dáng, kịch bản, âm nhạc, phần mềm… cùng các bộ môn khác như Giải phẫu học (Anatomy), để tìm hiểu về về cơ thể người, cơ thể động vật các chúng chuyển động, giao tiếp – điều này rất quan trọng, giúp bạn thể hiện nhân vật của mình thật sống động và chân thật trên màn ảnh.
Ngoài bằng cấp, chứng nhận hoàn thành khóa học, các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những ứng viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong ngành và kỹ năng máy tính tốt. Ngoài ra, các vị trí công việc Entry-level (các công việc không đòi hỏi kinh nghiệm) thì họ chỉ yêu cầu bằng cấp và kinh nghiệm qua các đợt thực tập hay các công việc mang tính hỗ trợ đơn giản. Các công việc cấp cao (Senior-level) sẽ yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm hơn (ít nhất từ 5-7 năm kinh nghiệm) và có thể yêu cầu một bằng cấp cao hơn.
Cơ hội nghề nghiệp và xu thế cho ngành nghề này thế nào?
Các báo cáo cho thấy, mức tăng trưởng việc làm cho nhóm này dự kiến sẽ tăng 6% từ năm 2012 đến năm 2022. Sự tăng trưởng này chủ yếu là đến từ nhu cầu nhân lực từ các ngành video game, sản xuất phim và các ngành dịch vụ giải trí truyền hình. Tuy nhiên, tăng trưởng này có thể bị chậm lại do các công ty có thể thuê nhân lực nước ngoài với các chi phí lương thấp hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu ngày càng cao của ngành đồ họa máy tính cho các thiết bị di động có thể cải thiện tăng trưởng bằng cách tạo ra nhiều việc làm hơn trong ngành công nghiệp lớn mạnh này.
Học viên CMA thực hành trên máy
Mặc dù đối mặt với tăng trưởng việc làm chậm, nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực này vẫn sẽ diễn ra rất mạnh mẽ. Cục cho biết “Cơ hội sẽ rộng mở nhất dành cho những cá nhân nào đã trang bị một loạt các kỹ năng hoặc chuyên biệt về một lĩnh vực đặc thù cho hình ảnh và hiệu ứng của họ”. Tuy nhiên, vào năm 2014, Mỹ đã trở thành sân chơi rộng lớn dành cho nghệ sĩ đa phương tiện và animator khi tạo ra 68.900 việc làm, xếp thứ ba trong top những thị trường việc làm lớn nhất dành cho ngành Nghệ Thuật và Thiết Kế. Song song đó, với con số 259.500 việc làm, thiết kế đồ họa vẫn đang là ngành hot nhất hiện nay.
Ở Việt Nam, thị trường lao động trong lĩnh vực này ngày càng mở rộng. Thành công bước đầu của Colory Animation đã trở thành động lực thúc đẩy đam mê của các bạn trẻ. Tương lai của hoạt hình Việt Nam chắc chắn sẽ thay đổi với sự cống hiến của người trẻ sáng tạo và sự đồng hành của Viện Truyện tranh và Hoạt hình.
Những thông tin thú vị về ngành hoạt hình: Ngành hoạt hình đã có xuất hiện từ rất lâu trước khi bạn biết về nó. Dựa theo tờ Computer Science for Fun (xuất bản bởi Queen Mary, Đại học London), một cái bát cũ 5.200 năm tuổi được tìm thấy ở Iran là tiền thân đầu tiên của hoạt hình. Trên thân của chiếc bát này là 5 bức vẽ, mà khi ta xem chúng theo một trình tự liên tục, ta sẽ nhìn thấy được một con dê đang rướn người lên ăn lá trên cành cây.
>>> Tiếp theo: [Hậu trường hoạt hình] Chuyển động hình ảnh cùng Flash Animator
Tác giả: Michelle Burton
Người dịch: Minh Phương
Nguồn:http://www.animationcareerreview.com/articles/animator-career-profile