Thủ thuật sáng tạo cốt truyện phụ trong kịch bản - Comic Media Academy

Thủ thuật sáng tạo cốt truyện phụ trong kịch bản

11/11/2016

Cốt truyện phụ cũng đóng vai trò quan trọng không kém cốt truyện chính trong một kịch bản. Liệu nhà biên kịch đã tận dụng hết sức mạnh của cốt truyện phụ chưa? Cùng bài viết đi sâu tìm hiểu về cốt truyện phụ.

Cốt truyện phụ của kịch bản là gì?

Đúng như tên gọi, cốt truyện phụ có vai trò đồng hành cùng cốt truyện chính để câu chuyện trong kịch bản được truyền tải đầy đủ nhất. Số lượng cốt truyện phụ sẽ tùy vào từng thể loại phim. Thường với phim điện ảnh, 3-5 cốt truyện phụ sẽ hợp lý, nhiều hơn sẽ hiếm gặp ở các bộ phim. Các bộ phim truyền hình nhiều tập có số lượng cốt truyện phụ khá nhiều được móc nối tạo nên sự phức tạp cho câu chuyện trong kịch bản.

>>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học biên kịch phim điện ảnh

xem xet kỹ cách chêm cốt chuyện phụ hợp lý

Xem xét kĩ cách chêm cốt truyện phụ hợp lý

Tiêu chí đầu tiên để xem xét có nên sáng tạo thêm cốt truyện phụ không là: Cốt truyện chính đã rõ chưa? Cốt truyện phụ có hỗ trợ cho cốt truyện chính hay chúng độc lập tồn tại. Đặc biệt nên tự đặt hỏi: Liệu bỏ cốt truyện phụ, mạch truyện chính có bị ảnh hưởng không?

Cốt truyện phụ tuy giúp ích cho nhiều kịch bản. Nhưng nó thật sự là một con dao hai lưỡi khi bạn xào nấu không hợp lý. Điển hình bộ phim “Jungle Book” được khán giả trên toàn thế giới nồng nhiệt chào đón có lồng thêm khá nhiều cốt truyện phụ phù hợp : Cảnh Mowgli và ba trong đám cháy lều trại tại rừng, sau đó Mowgli ngồi trên một xe kéo chạy thẳng vào rừng sâu. Đây là cốt truyện phụ giúp khán giả hiểu rõ tại sao Mowgli bị lạc vào rừng.

Phân loại cốt truyện phụ khi viết kịch bản

Trong một kịch bản, biên kịch có thể vận dụng nhiều loại cốt truyện phụ để truyền tải tốt nhất câu chuyện đến khán giả. Thường có 4 loại cốt truyện phụ được sử dụng phổ biến:

– Cốt truyện phụ có vai trò hỗ trợ: Loại cốt truyện này giúp làm rõ cốt truyện chính. Từ đó người xem hiểu rõ câu chuyện trong kịch bản. Cốt truyện phụ của phim “Jungle Book” là một ví dụ khá rõ cho loại này.

kịch bản cần có cốt truyện phụ để làm rõ mạch truyện chính

Kịch bản cần có cốt truyện phụ để làm rõ mạch truyện chính

– Cốt truyện phụ tương phản hoàn toàn với cốt truyện chính. Đây sẽ là điểm nhấn khó quên cho câu chuyện trong kịch bản.

– Cốt truyện phụ có vai trò set up. Giúp người xem có bước khởi đầu trước khi bước vào cốt truyện chính.

– Cốt truyện phụ có vai trò phức tạp hóa cốt truyện chính. Sáng tạo các cốt truyện phụ này là cách “giương đông, kích tây” khiến người xem “hoang mang”. Từ đó câu chuyện trong kịch bản sẽ trở thành bài toán khó giải cho người xem. Họ khó lòng đoán được diễn biến tiếp theo của câu chuyện.

Vận dụng cốt truyện phụ hợp lý trong kịch bản

Trong việc xây dựng cốt truyện phụ trong kịch bản, nhà làm phim lừng danh thế giới Steven Speilberg từng có lời chia sẻ: Trong một kịch bản, sự vận động của cốt truyện và cốt truyện phụ tạo ra sự vận động của câu chuyện. Nếu cốt truyện và cốt truyện phụ không được kết nối, câu chuyện của bạn sẽ rời rạc, không liên kết và có khi chúng vô lý hết sức.

cốt truyện phụ cần sự gắn kết hợp lý

Cốt truyện phụ cần sự gắn kết hợp lý

Như vậy, kết nối cốt truyện phụ với toàn bộ câu chuyện là một kỹ năng quan trọng giúp bạn có được một kịch bản chặt chẽ và phức tạp. Đồng thời, nếu quá nhiều cốt truyện không liên kết tốt sẽ dẫn đến một kịch bản rối rắm và lan man