Ranh giới giữa nhà biên kịch và nhà văn - Comic Media Academy

Ranh giới giữa nhà biên kịch và nhà văn

04/11/2016

Tại sao có khá nhiều nhà biên kịch không thể trở thành nhà văn và ngược lại? Vấn đề cốt lõi là gì? Bài viết này giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về: Hai nghề viết nhưng theo hai phong cách hoàn toàn khác nhau.

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh

ranh giới giữa biên kịch và nhà văn

Nguồn: rachaelcmarek.com 

Nhà biên kịch vẽ hình ảnh qua ngôn từ điện ảnh sống động

Nhà biên kịch và nhà văn đều sáng tạo tác phẩm dựa trên ngôn từ. Nhưng cách sử dụng từ ngữ của nhà biên kịch hoàn toàn khác nhà văn.

Ngôn từ của biên kịch cần gắn liền với hành động

Tất cả mọi thứ trong kịch bản phải tạo được hình ảnh và hành động. Một ví dụ cụ thể: Trong kịch bản cần tránh sử dụng các từ ngữ như: “cô ấy nghĩ…”, “anh ấy cảm thấy..”, “anh ấy rất yêu cô ấy”. Mà chuyển tải tất cả những cảm xúc đó thành hành động như: “NỘI. PHÒNG KHÁCH. ĐÊM Anh nằm ngủ trên ghế. Mắt lim dim chờ cô đi làm về”. Ngược lại, nhà văn có thể viết: “Ánh chiều dần buông trên ngọn tre đầu làng, cô đang ngồi ở yên sau xe đạp anh chở và cảm nhận rõ hơi ấm tỏa ra từ anh”. Có sự khác nhau này bởi bộ phim được khán giả xem, nhìn, nghe chứ không phải đọc như sách.

Nhà biên kịch vẽ tác phẩm theo một tiêu chuẩn nhất định

kịch bản của một bộ phim

Nguồn: screenplayscripts.com

Nhà biên kịch cần tuân thủ các quy tắc sau trong khi viết kịch bản:

– Kịch bản được viết trên giấy A4 theo font chữ Courier 12.

– Một trang kịch bản phải ứng với 1 phút trên phim và một dòng kịch bản lại ứng với 1 giây trên phim.

– Tên nhân vật được viết lùi vào 3 khoảng cách. Cần viết hoa và in đậm.

– Lời thoại được viết lùi vào 2 khoảng cách. Cần ghi rõ: NỘI. ĐỊA ĐIỂM. THỜI GIAN.

– Một bộ phim dài 90 phút phải có số trang từ 80 đến 120 trang.

Người làm nghệ thuật hiểu khá rõ: Muốn sáng tạo cần phải có tự do. Nhưng rõ ràng, nhà biên kịch phải tuân thủ tất cả các quy tắc trên. Liệu sự sáng tạo của nhà biên kịch có bị giới hạn? Câu trả lời là không. Bởi nhiều lý do sau:

1. Tác phẩm của nhà văn chỉ cần qua một khâu biên tập trước khi xuất bản. Ngược lại, kịch bản của biên kịch lại trải qua rất nhiều lần chỉnh sửa bởi đạo diễn. Sự khác biệt này xuất phát từ đối tượng đọc của hai thể loại tác phẩm này. Độc giả đọc tác phẩm truyện của nhà văn. Nhưng đạo diễn, diễn viên, hậu cần sản xuất,.. đọc kịch bản của biên kịch. Vì vậy, kịch bản được biên kịch viết theo một tiêu chuẩn được quy định trong điện ảnh.

ranh giới giữa biên kịch và nhà văn 1

Nguồn: secondcity.com 

2. Bất kỳ sự phóng túng nào của nhà biên kịch có thể gây “đau đầu” cho nhà sản xuất, đạo diễn hay diễn viên. Cụ thể, nếu nhà biên kịch viết nên những trận đấu trên không giữa các máy bay sẽ làm khó các đạo diễn. Chi phí cho cảnh quay này quá lớn và nhiều khi chỉ được diễn một lần duy nhất.

Luôn tồn tại những chuẩn mực nhất định cho biên kịch

Nhà biên kịch vẽ tác phẩm mang tính cộng đồng cao

Nhà văn có thể sáng tác các tác phẩm mang phong cách riêng, thế giới quan riêng của tác giả. Nhưng nhà biên kịch cần viết các kịch bản phản ánh các vấn đề chung của cộng đồng. Như vậy, bộ phim mới tiếp cận được một lượng khán giả xem cao.

Tuy có sự khác nhau trên nhưng chọn đề tài sáng tác ở tác phẩm truyện và kịch bản vẫn luôn làm khó các nhà văn và các nhà biên kịch. Còn khán giả vẫn luôn mong chờ các đề tài mới lạ. Vì vậy, các nhà biên kịch luôn cần làm mới tác phẩm của mình.

biên kịch viết về cuộc sống

Nguồn: aintitcool.com 

Tác phẩm của biên kịch cần phản ánh vấn đề xã hội

Xét chung, mục đích của nhà văn và nhà biên kịch đều là thỏa mãn nhu cầu giải trí của độc giả và người xem. Hai nghề viết, hai phong cách khác nhau nhưng đều là những bông hoa đẹp tô điểm cho cuộc đời.