Nếu có một công ty làm phim hoạt hình nào ứng dụng thành công tái hiện cảm xúc trên khuôn mặt con người vào phim của họ thì đó chính là Pixar.
>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D
Như đã đề cập khá nhiều ở những bài trước, công nghệ được ứng dụng khá nhiều trong các phim hoạt hình của Pixar, giúp họ có thể sáng tạo thoải mái với concept work, storyboard, cho việc thiết kế và chỉnh sửa nhân vật và quan trọng nhất là giai đoạn xuất phim (rendering) của mình. Nói một cách đáng tự hào, công nghệ chính là thế mạnh của Pixar.
Từ những ngày đầu tiên hoạt động, Pixar đã thấy được tiềm năng mà công nghệ mang lại, góp phần không nhỏ cho các phim của Pixar. Từ các phim ngắn như Luxo Jr cho đến những phim điện ảnh chiếu rạp như Toy Story, các nhà làm phim luôn phải nhờ đến bộ vi xử lý mạnh mẽ của Renderman (phần mềm chuyển hóa từ các hình ảnh hai chiều, các dữ liệu về khối và ánh sáng thành các hình ảnh ba chiều trong không gian), giờ đây Renderman là phần mềm cơ bản nhất cho tất cả các công ty làm phim hoạt hình hiện nay.
Quá trình phát triển công nghệ của Pixar thể hiện rõ nét qua những tác phẩm của hãng. Cụ thể, bộ phim Monster, Inc (2001) đã giới thiệu cho thế giới công nghệ đổ bóng chi tiết tới từng lớp lông, lớp tóc của nhân vật. Hai năm sau, Finding Nemo đi đầu trong kỹ thuật “ánh sáng kỹ thuật số”, được sử dụng để tái hiện ánh sáng trong làn nước dưới đáy biển của phim. Phim The Incredibles và Ratatouille mang đến những nhân vật con người chân thật, sống động và bước tiến trong việc tái hiện đám đông và chất lỏng.
Nhưng vào những năm gần đây, quy mô của những đột phá công nghệ của hãng đã dần thay đổi sang một hướng khác. Nếu như trước đây các phim của Pixar giới thiệu cho khán giả những Hiện Tượng Công Nghệ hoàn toàn mới – gần đây nhất là phim Up (2009), hãng đã giới thiệu bước tiến trong việc mô phỏng bóng bay và lông vũ và phim Brave (2012) lại mang đến một thuật toán khó hơn trong việc mô tả rừng rậm và cây cối. Thì trong phần hai Monster University chỉ tái thiết lại các chiếu sáng và bóng đổ trên cơ thể của những nhân vật.
Tuy những tiến bộ này không quan trọng bằng những thành tựu trước đây của Pixar nhưng nó cho thấy Pixar vẫn không ngừng đổi mới và cải tiến cách thức họ sử dụng công nghệ và hoàn thiện hình ảnh động của mình.
Qua gần hai thập kỷ phát triển, máy tính đã mở ra một hướng đi rộng lớn cho các nhà làm phim. Với rất nhiều các chương trình dựng mô hình và những bộ vi xử lý máy tính mạnh mẽ, giới hạn duy nhất dành cho họ là chính sức tưởng tượng của mình.
Hậu Trường – quá trình thực hiện phim Học Viện Quái Vật
Các video sau ghi lại cuộc phỏng vấn với Scott Clark – giám sát hình ảnh của phim Học Viện Quái Vật, cung cấp cái nhìn gần hơn về quá trình thực hiện bộ phim và cách Pixar sử dụng công nghệ của họ.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁCH LÀM TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH LÀM PHIM HOẠT HÌNH MÁY TÍNH?
Sự khác biệt đầu tiên là: phim hoạt hình truyền thống sử dụng các phương pháp không liên quan đến bất kỳ loại công cụ kỹ thuật số nào trong khi phim hoạt hình máy tính sử dụng máy tính làm công cụ chủ yếu .
Một cách khác, phim hoạt hình truyền thống sử dụng những vật liệu vật lý như giấy, bút và các kỹ năng vật lý như vẽ tay, tô màu bằng màu nước, màu sáp… trong khi hoạt hình máy tính sử dụng các chất liệu ảo như thông số, mã lệnh thự hiện bên trong không gian kỹ thuật số.
Các phim hoạt hình hai chiều thực hiện theo kiểu truyền thống được tạo ra bởi hàng trăm đến hàng ngàn bức vẽ tay, chỉ để chuyển những hình ảnh này lên các bảng nhựa một cách rõ nét và sạch sẽ nhất, sau đó chúng được tô màu (vẫn bằng tay), và chúng được sắp xếp theo thứ tự để quay trên một “khung nền” đã chuẩn bị sẵn. Do đó, kiểu làm truyền thống đòi hỏi một đội ngũ nhân viên khổng lồ bao gồm: họa sĩ thiết kế, họa sĩ làm sạch hình, họa sĩ tô màu, đạo diễn, họa sĩ vẽ nền (background) và đội ngũ quay phim, người viết kịch bản và họa sĩ vẽ storybroad… đó là chưa kể đến số lượng thiết bị, thời gian thực hiện, các đội ngũ nhân viên liên quan của dự án.
Một thể loại khác của làm phim hoạt hình truyền thống đó là Stop-motion.
Video dưới đây cho ta thấy quá trình thực hiện phim hoạt hình hai chiều theo phong cách truyền thống, dựa vào các thông tin dưới đây các bạn có thể hình dung được hai thể loại hoạt hình này khác nhau như thế nào.
Còn thể loại phim hoạt hình máy tính sử dụng những mô hình ảo được dựng trong không gian kỹ thuật số. Phim hoạt hình ba chiều có xu hướng kết hợp giữa phương pháp vẽ tay truyền thống và việc xử lý hình ảnh bằng các công cụ kỹ thuật điện tử. Cụ thể, sau một thời gian làm việc với các bản vẽ tay, bảng màu, giấy và bút, các hình ảnh sẽ được chuyển thành các thông số, các lệnh dựng mô hình, dựng cảnh trí trong không gian ba chiều, từ đây các thao tác chủ yếu được thực hiện trên máy cho đến khi sản xuất thành phim.
Máy tính có chức năng tạo nên các hình ảnh động 3D; được dựng trên hệ tọa độ X Y Z. Điều này cho phép các nhà làm phim xoay chuyển và nhìn nhân vật của mình từ mọi góc độ.
Minh Phương dịch
Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/use-of-technology.html
>>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Xây dựng bản sắc cá nhân của từng nhân vật hoạt hình