Những Kỹ Năng Animation - Comic Media Academy

Những Kỹ Năng Giúp Thiết Kế Animation Của Bạn Trở Nên Sống Động Hơn

29/03/2021

Hãy thử tượng tưởng sẽ thỏa mãn biết bao khi dùng sự sáng tạo của mình để làm công việc trong mơ và tạo ra những bộ phim hoạt hình, những hiệu ứng đặc biệt hay đồ họa. Và còn gì thích hơn việc vừa được thỏa sức sáng tạo lại vừa được trả tiền.

Tất cả những điều trên đây sẽ khiến bạn tự hỏi bản thân cần những kỹ năng gì để có thể trở thành một Animator (Họa sĩ diễn hoạt hoạt hình). Bạn muốn biết liệu bạn sẽ cần những gì để thành công trong công việc cho phép bạn kết hợp giữa niềm đam mê những thủ thuật công nghệ với sự sáng tạo của bản thân?

Làm việc trong lĩnh vực hoạt hình có thể trông khá “đáng sợ” từ bên ngoài, nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng trong công việc đầy sáng tạo này, những kỹ năng của bạn sẽ được đánh giá rất cao. Chúng tôi đã nói chuyện với một chuyên gia hoạt hình và lập ra một danh sách các kỹ năng cần thiết mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Những kỹ năng, kỹ thuật giúp bạn thành công trong lĩnh vực Animation

Người làm phim hoạt hình sử dụng công nghệ để mang góc nhìn sáng tạo của mình vào đời sống, phát triển các hiệu ứng đặc biệt, hình ảnh trực quan được sử dụng trong phim, quảng cáo, hoạt hình, mạng xã hội và hơn thế nữa. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà tuyển dụng đều đang tìm kiếm những Animator thành thạo kỹ năng, kỹ thuật sử dụng công nghệ để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Vậy những Animator nên tập trung vào những kỹ thuật nào? Để giúp trả lời cho điều đó, chúng tôi đã sử dụng công cụ phân tích real-time các tin tuyển dụng để xác định 10 trong số các kỹ thuật mà các nhà tuyển dụng mong muốn nhất ở những ứng viên:

 – Adobe Photoshop

 – Adobe InDesign

 – Thiết kế đồ họa

 – Adobe Illustrator

 – Adobe Acrobat

 – Adobe After Effects

 – Kinh nghiệm sử dụng Wireframe

 – Thiết kế tương tác

 – Đồ họa chuyển động

 – Tạo mẫu

Như bạn có thể thấy, có rất nhiều  phần mềm giúp cho hoạt hình trở nên sống động hơn. Biết các phần mềm là điều nên có, nhưng suy cho cùng phần mềm chỉ là  công cụ – hãy nghĩ  theo cách này, ví dụ như bạn biết mọi cách để vận hành một chiếc cưa bàn, thì điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể  tạo ra những đồ nội thất tuyệt vời. Bạn vẫn cần khả năng lập kế hoạch và thiết kế . Đó là lí do tại sao những thứ cơ bản như kiến thức về nguyên tắc thiết kế, cách tạo sự hấp dẫn cho bối cảnh và những điều mà bạn học được lại quan trọng đến như vậy.

Những kỹ năng mềm thiết yếu để thành công trong lĩnh vực Animation

Lĩnh vực  này  phụ thuộc vào các phần mềm chuyên dụng để tạo ra những hoạt ảnh tuyệt đẹp, nhưng việc tìm kiếm thành công đối với một Animator thì kỹ thuật thôi là chưa đủ. Những người làm phim hoạt hình giỏi nhất là những người có khả năng kết hợp thủ thuật công nghệ họ có với các kỹ năng mềm quan trọng để đưa những bộ phim hoạt hình của họ lên một tầm cao mới.

Chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề này thông qua cuộc nói chuyện với Crissy Bogusz – một nhà thiết kế đồ họa chuyển động, cô có hàng triệu người xem hoạt ảnh hàng ngày trên Snapchat Discover của Vogue về những kỹ năng mềm giúp một Animator có thể nổi bật  giữa  đám đông

Sự sáng tạo

Chắc chắn không có gì lạ khi sự sáng tạo xuất hiện đầu tiên trong danh sách. Có những kỹ thuật sẽ không giúp bạn tiến xa hơn nếu bạn không có góc nhìn sáng tạo: “Bất kỳ bộ phim hoạt hình nào cũng có thể bị chìm giữa biển kỹ thuật đầy máy móc, nhưng sự sáng tạo có thể khiến tác phẩm của bạn khác biệt so với những nhà làm phim hoạt hình khác ” – Crissy Bogusz

Ngoài việc học hỏi, lấy cảm hứng từ những tác phẩm của người khác và phát triển thành phong cách hoạt hình của riêng bản thân. Bogusz cho rằng: ”Hãy tập trung vào phong cách của cá nhân bạn và khiến nó trở nên sinh động hơn”. Cô đề nghị những người mới bắt đầu nên đặc biệt chú ý vào việc học bố cục, bảng màu và typography.

Truyền tải cảm xúc

Giống như bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, một phần công việc của Animator là kết nối người xem thông qua những thiết kế và hiệu ứng của họ. Bogusz nói: ”Phản ứng của khán giả đối với tác phẩm của bạn sẽ là điều khiến họ nhớ đến nó”. Mục đích của việc này là để gợi lên một cảm xúc cụ thể, cho dù đó là cảm giác hồi hộp thót tim trong một bộ phim hành động bom tấn hay sự phấn khích mỗi khi xem quảng cáo của một thương hiệu cho ra sản phẩm mới.

Mặc dù sự rõ ràng của hình ảnh là mối quan tâm hàng đầu của những Animator, họ vẫn cần phải suy nghĩ thấu đáo khi muốn truyền tải cảm xúc vào những tác phẩm để đạt được mục đích cuối cùng. Bogusz nói thêm: ”Ngay cả âm thanh được thêm vào một thiết kế tĩnh cũng sẽ tạo ra cảm xúc và phản ứng bên trong khán giả”.

Kỹ năng tổ chức

Những Animator là những người thường hoạt động teamwork, sắp xếp nhiều dự án và deadline được xem như là công việc thường ngày của họ. Animator thường có nhiều công việc, tệp tin phải xử lý. Cho nên kỹ năng  tổ chức, sắp xếp thời gian và công việc là điều tối cần thiết nếu bạn muốn thành công.

Bogusz khuyên  nên duy trì thói quen đặt tên tệp tin theo một quy ước chung cụ thể và tổ chức các tệp theo cùng một cách để cho những đồng nghiệp có thể nắm rõ. “Nếu bạn làm việc trong một nhóm, thì điều này rất cần thiết trong trường hợp dự án có sự thay đổi, những đồng nghiệp sẽ dễ dàng chỉnh sửa hơn nếu bạn không có mặt tại đó”. Tất cả những kỹ thuật dù có đẳng cấp đến đâu đi chăng nữa cũng không bằng việc duy trì mọi thứ một cách có tổ chức, sự vô tổ chức sẽ khiến bạn không thể làm việc cùng khách hàng lẫn đồng nghiệp.

Chú ý đến chi tiết

Thiết kế trực quan đòi hỏi sự chú ý chặt chẽ đến từng chi tiết để đảm bảo mọi phần của dự án đều hoạt động đúng mục đích, và hoạt hình cũng không ngoại lệ. “Luyện tập cách chú ý đến những chi tiết có thể giúp bạn sáng tạo hơn”. “Bạn sẽ học cách làm việc nhanh hơn bằng cách buộc công việc của bạn phải phức tạp hơn, và nó sẽ tạo thêm chiều sâu cho dự án của bạn” – Crissy Bogusz.

Cô còn cho biết thêm rằng các tiểu tiết như điểm nổi bật hay chuyển động ánh sáng có thể tạo nên sự khác biệt giữa một phim hoạt hình tầm trung và một phim hoạt hình ăn khách. Những khả năng về mặt kỹ thuật sẽ giúp bạn hoàn thành những hiệu ứng này, nhưng học cách để ý đến từng chi tiết sẽ giúp bạn nắm rõ hơn tác động của chúng ngay từ đầu.

Tự tạo động lực cho bản thân

Những Animator có thể làm việc cùng  nhiều người trong một nhóm, nhưng họ cũng không nên mong đợi được quản lý vi mô. Animato phải biết cách tự tạo động lực phát triển ngay từ những dự án đầu tiên. Sau đó, họ có thể cộng tác với đồng nghiệp hay khách hàng để mang lại những phản hồi tích cực.

Bogusz cho rằng: ”Có thể rất khó khăn khi phải bắt đầu từ con số không tròn trĩnh, đặc biệt là khi bạn được yêu cầu đưa ra một dự án mà trước đó chưa hề có định hướng nào cả”. Cô khuyên rằng những Animator nên thử nghiệm với bất kỳ ý tưởng nào mà họ có còn hơn là phải chờ đợi và trì hoãn. “Đừng vội nản lòng nếu bạn không có ý tưởng rõ ràng về cái mà mình đang hướng đến. Bởi vì nó sẽ luôn tự đến với bạn”.

 * Nguồn: Rasmussen University

 * Dịch: Minh Thanh