Lịch sử Truyện tranh và Phim hoạt hình Nhật - Truyện tranh Mỹ có đối thủ cạnh tranh quá mạnh - Comic Media Academy

Lịch sử Truyện tranh và Phim hoạt hình Nhật – Truyện tranh Mỹ có đối thủ cạnh tranh quá mạnh

06/05/2015

Nếu bạn từng ghé thăm nhà sách Barnes & Noble và đảo mắt qua các kệ sách đồ sộ, hẵn bạn sẽ nhận thấy trên kệ sách bao giờ cũng chất đầy tiểu thuyết hình ảnh (graphic novel). Mặc dù truyện tranh siêu anh hùng và truyện tranh Peanuts có thời chiếm lĩnh thị trường truyện tranh Mỹ, nhưng giờ bạn phải đi đến kệ sách cuối cùng mới tìm thấy bộ truyện tranh “Người Nhện” hoặc “Người Dơi” yêu thích của mình. Truyện tranh Nhật, hay còn gọi là manga, ngự trị trên hầu hết các kệ sách và giá trưng bày. Truyện tranh Mỹ từng một thời được mọi tầng lớp độc giả yêu thích giờ đây đã có đối thủ cạnh tranh quá mạnh.

lich su truyen tranh 1

Mặc dù thể loại tiểu thuyết hình ảnh vẫn còn trong quá trình đấu tranh để được công chúng công nhận là tác phẩm văn học, nhưng từ khi các phương tiện truyền thông đại chúng – từ mục điểm sách trên tờ New York Times cho đến tạp chí Entertainment Weekly – bắt đầu lăng xê những đầu sách mới nhất, tiểu thuyết hình ảnh đã tạo được chỗ đứng trong lòng độc giả.

Từ những năm 1950, những cuộc điều tra của Thượng nghị viện Mỹ cáo buộc truyện tranh là thủ phạm gây ra tình trạng phạm pháp ở trẻ vị thành niên cùng nhiều tệ nạn khác, nội dung truyện hoàn toàn mang tính khiêu dâm, đề tài chỉ dành cho trẻ em, cốt truyện toàn nói về nhân vật siêu anh hùng; truyện tranh chỉ mang tính văn học nếu nó được viết dưới dạng lịch sử và hồi ký, nó không có giá trị về mặt nghệ thuật hoặc văn học, nó chỉ là thứ phù du vô giá trị về mặt nội dung; tuy nhiên, những thủ thư, cùng với các họa sĩ truyện tranh, nhà xuất bản, nhà phê bình, và những người làm nghề họa sĩ vẽ truyện tranh khác đã kiên trì đấu tranh với Thượng nghị viện Mỹ, và cuối cùng, họ đã giành chiến thắng.

lich su truyen tranh 2

Với truyện tranh Nhật, câu chuyện lại khác hẳn. Truyện tranh Nhật tuy cũng mang yếu tố khiêu dâm, không dành cho trẻ em, và không có giá trị văn học, song nó lại có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, nên nội dung có phần mới lạ đối với người lớn và giới trẻ – những người đang tìm kiếm những điều mới mẻ nằm ngoài sự hiểu biết của cha mẹ chúng.

Tác phẩm Tìm hiểu lịch sử truyện tranh và hoạt hình Nhật dành cho những độc giả mới biết hoặc đã biết về manga/anime (hoạt hình 2D). Đối tượng độc giả có thể là thủ thư đang sưu tầm truyện hay cho bộ sưu tập của mình, cha mẹ mua truyện cho con cái, hoặc đơn giản là độc giả mới đang thắc mắc về ý nghĩa của những giọt mồ hôi lớn chảy nhễ nhại trên trán nhân vật. Mặc dù trên thị trường đã có một số sách nói về nguồn gốc văn hóa và lịch sử phát triển của manga tại Nhật Bản, nhưng tập sách này mang nội dung hơi khác – tuy có đề cập lịch sử trong đó – vì nó được viết bởi người khởi đầu cũng có trình độ hiểu biết mù mờ như bạn hiện nay. Mặc dù tôi không dám nhận mình là người am hiểu về văn hóa Nhật, hoặc đã từng du lịch nước Nhật với tư cách là fan hâm mộ, thủ thư, hay nhà nghiên cứu, nhưng tôi có nhiều kiến thức và kinh nghiệm muốn chia sẻ với bạn. Vì vậy, tập sách này đề cập manga/anime dưới góc nhìn của một fan hâm mộ, thủ thư, và độc giả.

lich su truyen tranh 3

Ở Mỹ, các độc giả trẻ, đặc biệt là độc giả tuổi teen, hiện có khuynh hướng thưởng thức manga/anime. Nhiều độc giả lớn tuổi cảm thấy mình ngày càng dao động giữa giá trị truyền thống và thể loại truyện mà họ không công nhận. Thay vì đơn thuần giới thiệu thể loại truyện mới, tập sách sẽ giúp độc giả nâng cao trình độ hiểu biết và đánh giá, vượt qua định kiến truyền thống, và xóa bỏ bất đồng văn hóa để tận hưởng niềm vui đọc truyện manga.

Robin E. Brenner
Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM