Isle of Dogs – hoạt hình stop-motion đột phá của đạo diễn Wes Anderson là một câu chuyện ngụ ngôn mang nhiều tầng ý nghĩa.
“Tất cả những tiếng sủa đều được chuyển thành tiếng Anh”
Nếu có ai đó đưa ra câu hỏi cho những người đi xem rạp chọn ra vị đạo diễn có khả năng mở đầu một bộ phim với dòng thông báo này, thì chắc hẳn đa số sẽ chọn Wes Anderson. Và tất nhiên họ sẽ đúng. Isle of Dogs, bộ phim thứ chín và bộ phim hoạt hình stop-motion chuyên nghiệp thứ hai thuộc thể loại stop-motion của ông là một bộ phim quý giá, chi tiết và ấn tượng mạnh mẽ với sự hài hước rất riêng, mang dấu ấn Wes Anderson. Và giống như tác phẩm tiền nhiệm của nó, The Grand Budapest Hotel, bộ phim kể về sự ác độc, nhẫn tâm mà chỉ loài người mới có thể có –trong trường hợp này đối tượng là những con vật được cho là người bạn tốt nhất của con người.
Bộ phim có nội dung như một câu chuyện ngụ ngôn, nhân vật là động vật, lấy bối cảnh tại thành phố tưởng tượng Megasaki của Nhật trong tương lai. Dưới dạng những giả thuyết sai trái về các dịch bệnh lây nhiễm từ chó, thị trưởng Kobayashi (Kunichi Nomura lồng tiếng) đã trục xuất loài chó ra khỏi thành phố, di chuyển chúng đến “Hòn đảo Rác”, nơi chính xác với tên gọi của mình: một bãi rác khổng lồ gợi ta nhớ đến thế giới dơ bẩn mà robot Wall-E bị bỏ lại để dọn dẹp.
Đúng với tên gọi “ Hòn đảo Rác”– hòn đảo đầy dơ bẩn và bốc mùi hôi thối, nhưng lại lộng lẫy theo một cách khác. Anderson đã đưa ra những lối diễn đạt gây ảnh hưởng thị giác người xem khác biệt từ Rankin/Bass, Akira Kurosawa, và Hayao Miyazaki. Nhưng trên tất cả là phim hoạt hình stop-motion cảm xúc tổng thể hoàn toàn thuộc về Anderson: Mỗi đống rác đều được đặt ở độ chính xác trọn vẹn, từng chai rượu sake bị vứt bỏ nắm bắt ánh sáng như những viên đá quý, những dòng rác thải lại chảy thành dòng một cách rực rỡ. Những cư dân chó sống trên “Hòn đảo Rác” đều cùng chia sẽ vẻ đẹp không bình thường này: ốm đói và hốc hác, bệnh tật và những vết thương, lông của chúng bết dính nhưng lại truyền tải một nét thanh cao không thể diễn tả được.
Nhân vật trong phim được làm kỳ công ( được biết hơn 500 con chó trên đảo đều không giống nhau)
Chú chó đầu tiên bị đưa tới “Hòn đảo Rác” là Spots (Liev Schreiber lồng tiếng), người bạn đồng hành, bảo vệ của chính thị trưởng và “cháu trai họ hàng xa”, Atari (Koyu Rankin). Và từ đó, sự kết hợp của tình yêu với sự nhiệt tình vốn có của bất kì người chủ mười hai tuổi nào, Atari chiếm một chiếc máy bay nhỏ và thực hiện sứ mệnh giải cứu bầy chó. Khi đến “Hòn đảo Rác”, cậu được hỗ trợ bởi một “đàn chó alpha đáng sợ, không thể hủy diệt”: Rex (Edward Norton), với cách thức lãnh đạo trong Moonrise Kingdom, Boss (Bill Murray), cựu linh vật, Duke (Jeff Goldblum), một kẻ tám chuyện nhảm nhí, King (Bob Balaban), một cựu phát ngôn viên; và Chief (Bryan Cranston), một chú chó hoang lạc lõng có khả năng chiến đấu.
Cuộc hành trình đi tìm Spots là cốt lõi của bộ phim. Tuy nhiên, kịch bản thêu dệt các cuộc du ngoạn qua nhiều cảnh hồi tưởng, câu chuyện huyền thoại với một kịch bản phụ về một học sinh trao đổi đến từ Cincinnati, Tracy (Greta Gerwig), mong muốn tìm ra các âm mưu của thị trưởng. Nhưng lấy hình ảnh một người Mỹ đứng lên đảm đương trách nhiệm trước những học sinh cùng lớp người Nhật rõ ràng là một bước đi sai lầm về văn hóa của bộ phim. Và Isle of Dogs khó có thể là một bộ phim của Wes Anderson nếu nó không bao gồm một vài chi tiết phim tỉ mỉ, đặc biệt là những miếng sushi chết người và có lẽ là cảnh cấy ghép thận đầu tiên từng xuất hiện trong một bộ phim hoạt hình stop-motion.
Bộ phim tập hợp những ngôi sao lồng tiếng lạ lùng – Scarlett Johansson, Courtney B. Vance, Harvey Keitel, Ken Watanabe, F. Murray Abraham, Yoko Ono và Tilda Swinton trong vai những chú chó, Cranston đặc biệt tỏa sáng dưới vai Chief, chú chó dần dần học cách yêu thương một người chủ. Nhạc phim cũng là một bảng phối khí lạ lẫm khi kết hợp trống Taiko, “Midnight Sleighride”, một vài đoạn nhạc từ Seven Samurai và dòng nhạc đồng quê “I Won’t Hurt You” do The West Coast Pop Art Experimental Band thể hiện. Và cũng giống như trong Fantastic Mr. Fox, tiếng huýt sáo đóng vai trò rất ý nghĩa trong phim.
Isle of Dogs mang nhiều dấu ấn riêng của đạo diễn Wes Anderson
Anderson gây được nhiều tiếng vang với người xem, ông có cả những người hâm mộ, và những người hay phỉ báng tài năng, Isle of Dogs có vẻ như đã hoàn thành kì vọng của cả hai. Bộ phim tinh tế và đầy tính châm biếm, hay nó quá kiểu cách và sướt mướt? Tất cả những bộ phim của Anderson đều ẩn chứa những nỗi buồn, nhưng giống như The Grand Budapest Hotel, bộ phim mới của ông không chỉ đơn thuần là nói về những vết thương lòng của từng cá nhân, mà đó còn là về những ngược đãi, lạm quyền trong xã hội hiện nay.
Khi đến xem rạp, thật khó để người xem có thể chống lại cám dỗ tìm kiếm xem có bất kì nét văn hóa nào mới được thể hiện qua lăng kính của thời điểm chính trị hiện tại hay không. Nếu muốn nghĩ phức tạp? Isle of Dogs là một bộ phim lột tả những bất ổn chính trị, sự trục xuất và con tốt thế thân. Nếu nghĩ đơn giản? Isle of Dogs cũng chỉ đơn thuần là một bộ phim về những chú chó.
Christopher Orr
CMAVN dịch và biên tập,
https://www.theatlantic.com/entertainment/archive/2018/03/isle-of-dogs-review/556292/