Hoạ sĩ kể chuyện hay còn được gọi là hoạ sĩ sáng tác truyện và vẽ tranh đang là một ngành mới ở Việt Nam. Vậy hoạ sĩ kể chuyện có thể làm những công việc gì? Không chỉ vẽ truyện tranh truyền thống, CMA xin giới thiệu với các bạn 5 công việc hấp dẫn bạn có thể làm được nếu tốt nghiệp ngành hoạ sĩ kể chuyện.
1. Hoạ sĩ sáng tác và phát triển Fanpage.
Truyện Tranh Nhảm Nhí, Vàng Xám Comic, Hủ Tiếu Lâm, Bà Già Kêu Ca,… hiện đang là những page có lượng follow nhiều nhất trên mạng xã hội hiện nay. Hình thức viral của các trang hiện đang sử dụng chính là truyện tranh 1 trang với content đơn giản, trẻ trung, bắt kịp thời đại. Với công việc này, hoạ sĩ không cần phải vẽ quá chi tiết, thay vào đó một content hay, đúng tâm lý đối tượng thụ hưởng là chìa khoá cho sự thành công của Page.
Thỏ Bảy Màu: Lượt thích [+1.364.100] Thỏ Bảy Màu vô cùng dễ thương nhưng thương không dễ (Nguồn: facebook)
Bên cạnh việc cùng làm với các đối tác, các bạn hoạ sĩ trong quá trình học hoàn toàn có thể tự xây dựng, phát triển fanpage để chủ động tìm kiếm các hợp đồng quảng cáo cho mình.
Hủ tiếu lâm – Một fanpage trực tiếp do học viên của CMA phụ trách mặt content và hình ảnh
2. Hoạ sĩ vẽ concept.
Trong chương trình đào tạo, một hoạ sĩ kể chuyện sẽ phải hoàn thành môn học Concept Art với đầy đủ các nội dung: thiết kế bối cảnh, thiết kế nhân vật, thiết kế công cụ dụng cụ và thiết kế thú vật. Đây là một môn học thú vị và có tính ứng dụng cao. Một hoạ sĩ kể chuyện có khả năng vẽ Concept Art tốt hoàn toàn có thể tự tin làm việc ở các công ty game, hay các studio quảng cáo với vai trò hoạ sĩ vẽ concept.
Trích Tác Phẩm – Hồ Y của học viên Hoài Thương K2 – CMA
3. Hoạ sĩ vẽ minh hoạ sách.
Màu, bố cục và đặc biệt là kĩ năng kể chuyện bằng hình ảnh là những môn học không thể thiếu khi đào tạo một hoạ sĩ kể chuyện. Đó chính là lý do mà rất nhiều hoạ sĩ có xuất phát điểm là vẽ truyện tranh lại dễ dàng tìm kiếm được một hợp đồng vẽ sách minh hoạ cho các nhà xuất bản lớn trong và ngoài nước. Thật là thích nếu có một quyển sách minh hoạ có đề tên mình ở bìa đúng không? Hãy nhanh tay vẽ ra những câu chuyện minh hoạ thật đẹp và gửi đến các nhà xuất bản lớn để chủ động tìm kiếm cơ hội cho chính mình nhé!
Bài minh hoạ tác phẩm Lục Vân Tiên (Nguồn: Internet)
4. Hoạ sĩ vẽ story board.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí, nhu cầu làm viral clip, MV, phim hoạt hình, phim điện ảnh ngày càng tăng cao, kéo theo đó là nhu cầu về hoạ sĩ vẽ story board trong giai đoạn tiền kì đang trở nên hot hơn bao giờ hết. Với khả năng tư duy hình ảnh, bố cục, góc quay,… một hoạ sĩ kể chuyện hoàn toàn có thể thực hiện tốt công việc vẽ story board mà các công ty đối tác yêu cầu.
Job: storyboard cho agency của team CMA thực hiện
5. Biên kịch chuyên nghiệp.
Wow, một hoạ sĩ kể chuyện có thể trở thành biên kịch? Tất nhiên rồi! Vì kể chuyện bằng tranh là một kĩ năng không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một hoạ sĩ kể chuyện đúng nghĩa. Ngoài ra, việc biết vẽ cho bạn lợi thế trong việc tư duy hình ảnh. Bất kì một câu mô tả nào được viếc ra, ngay lập tức hình ảnh đều vụt qua trong đầu bạn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho đạo diễn tưởng tượng ra sự chuyển động của nhân vật, bối cảnh, và góc quay từ kịch bản của bạn.
Biên kịch Trần Khánh Hoàng – Giảng Viên Biên Kịch Tại CMA
Không còn gì phải lo lắng khi cánh cửa của thời đại đang mở ra ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho các hoạ sĩ kể chuyện. Không chỉ thế, trong quá trình học tập ở CMA, học viên luôn có cơ hội gặp gỡ và giới thiệu sáng tác của mình đến các nhà tuyển dụng.
Chỉ cần chăm chỉ và chọn đúng ngành hot, thành công sẽ đến với bạn!
Xem Thông Tin và Đăng Ký Khoá Đào Tạo Chuyên Nghiệp CMA
By Lạc An