CÁC THỂ LOẠI TRUYỆN TRANH (PHẦN 2) - Comic Media Academy

CÁC THỂ LOẠI TRUYỆN TRANH (PHẦN 2)

03/01/2023

II) CÁC THỂ LOẠI PHỔ BIẾN CỦA MANGA

1. Truyện tranh nữ chiến binh

Sau thành công của một nhân vật chiến binh nữ phụ trong Astro Boy (Tezuka) vào năm 1953, hàng loạt các truyện tranh và nữ chiến binh ra đời, đồng thời mở ra một kỉ nguyên mới của thể loại truyện tranh này.

Các truyện tranh nữ chiến binh thường có đặc điểm chung là kể về một nhân vật nữ mạnh mẽ, có thể xinh đẹp hoặc không, nhưng thường phải gánh vác một nhiệm vụ quan trọng với thế giới và gia tộc.

Các truyện tranh nữ chiến binh nổi tiếng bao gồm: Rose of Versailles, Sailor Moon, Card Captor Sakura, One Piece, Fulmetal Alchemist,…

2. Truyện tranh thể thao

Năm 1872, bóng chày được du nhập vào Nhật và dần trở thành một trong những bộ môn thể thao được yêu thích nhất tại Nhật. Điều này đã truyền cảm hứng cho họa sĩ truyện tranh. Bộ manga nổi tiếng nhất về bóng chày được xuất bản năm 1966, tên Star of the Giants. Câu chuyện được đăng trên tạp chí Weekly Shonen cho đến năm 1971, và trở thành bộ truyện tranh thể thao hoạt hình đầu tiên trên TV vào năm 1968. Đây cũng là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự hình thành và phát triển của thể loại truyện tranh đề tài thể thao ở Nhật Bản.

Những bộ truyện tranh thể thao có thể kể đến như Hoàng tử tennisTouchSlam Dunk,…

3. Truyện tranh Samurai và Ninja

Vốn là quê hương của những Samurai và Ninja huyền thoại, không có gì ngạc nhiên khi đây là một trong những thể loại đầu tiên của Manga Nhật Bản. Truyện tranh Samurai và Ninja thường có nhân vật trung tâm là một Samurai hoặc Ninja, với cuộc đời gắn liền với truyền thống và xã hội Nhật Bản.

Thể loại truyện tranh này nổi tiếng không chỉ ở Nhật mà còn có sức ảnh hưởng toàn cầu nhờ câu chuyện hấp dẫn bạn đọc nước ngoài bởi sự tò mò truyền thống Nhật Bản, cũng như những bí ẩn về những chiêu thức, kĩ năng mà một Samurai/Ninja cần có.

4. Truyện tranh robot, khoa học viễn tưởng

Tiếp nối thành công từ Astro Boy, Doraemon, những câu chuyện xoay quanh nhân vật robot vẫn được các tác giả Nhật khai thác. Các robot lúc này có thể được lắp ghép từ ô tô hoặc xe máy mà thành.

Truyện tranh Robot/khoa học viễn tưởng thể hiện ước mơ và niềm tự hào về nền khoa học kĩ thuật của Nhật Bản.

5. Truyện tranh hậu tận thế

Sau sự thành công của manga Akira (Katsuhiro Otomo) với nội dung kể cuộc sống của hai người bạn thời thơ ấu trong bối cảnh bạo loạn của thế giới tương lai với một vụ nổ hạt nhân đã phá hủy Tokyo, một thể loại truyện tranh mới ra đời với tên Hậu Tận Thế. Đây là thể loại truyện tranh có sức ảnh hưởng đến toàn cầu, trong đó phải kể đến Attack On Titan – một trong những truyện tranh Hậu Tận Thế có doanh thu cao nhất mọi thời đại.

6. Truyện tranh phiêu lưu, chiến đấu

Được xem là đối trọng lớn nhất của dòng truyện tranh siêu anh hùng Mỹ, truyện tranh phiêu lưu, chiến đấu của Nhật thường kể về một (hoặc một nhóm) nhân vật chính được giao nhiệm vụ bảo vệ hoà bình thế giới. Tuy nhiên, khác với thể loại siêu anh hùng thường chỉ mang yếu tố thương hiệu cá nhân và nước Mỹ, truyện tranh phiêu lưu, chiến đấu của Nhật thường nhấn mạnh vào yếu tố gia đình, tinh thần đoàn kết, và mang hơi thở của toàn nhân loại.

Các truyện tranh phiêu lưu, chiến đấu phổ biến bao gồm: Dragon Ball, One Punch Man, One Piece, Fairy Tail, Promised Neverland, Pandora Hearts,…

7. Truyện tranh trinh thám

Dòng truyện tranh trinh thám cũng là một thể loại làm nên tên tuổi của manga Nhật Bản. Nhân vật trung tâm của dòng truyện tranh này thường là một thám tử/ một trinh sát/ một học sinh,… với IQ cực cao và khả năng phá án thần sầu.

Các truyện tranh trinh thám Nhật Bản nổi tiếng bao gồm: Kindaichi, Thám tử lừng danh Conan,…

8. Kết luận

So với Comic Mỹ, nhìn chung các thể loại của Manga đa dạng hơn, nhưng xét trên tổng thể, Manga Nhật thường mang nhiều dấu ấn của văn hoá Nhật: một đất nước vừa có nền văn hoá lâu đời, đặc trưng, vừa có những nét giao thoa với phương Tây để vươn mình thành một trong những cường quốc truyện tranh hàng đầu thế giới.

 (Lạc An)