Biên kịch Linda Woolverton nổi tiếng là người phụ nữ đầu tiên xây dựng nhân vật điển hình cho Disney trong kịch bản phim hoạt hình Beauty and the Beast. Và bộ phim này đã được đề cử giải Academy Awards lần thứ 64 với hình ảnh đẹp nhất. Gần đây, cô gây tiếng vang với hai kịch bản phim Alice in Wonderland và Maleficent.
>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh
Biên kịch Linda Woolverton – mẹ đẻ của bộ phim Maleficent
Tiểu sử của biên kịch Linda Woolverton
Biên kịch Linda Woolverton sinh ngày 19/12/1952 tại Long Beach, California.
Thời thơ ấu, cô bắt đầu diễn kịch tại nhà sân khấu thiếu nhi ở quê nhà để có thể thoát khỏi “tuổi thơ gian khổ” như cô từng miêu tả.
Năm 1969, cô tốt nghiệp trường cấp hai. Cô nhận được huy hiệu tại chương trình sân khấu của trường.
Năm 1973, cô học ở Đại Học Carlifornia State, Long Beach. Cô tốt nghiệp với tấm bằng BFA (Bachelor of Fine Arts) ở chuyên ngành Nghệ Thuật Sân Khấu.
Sau tốt nghiệp, cô tiếp tục học tại Đại Học California State ở Fullerton và nhận bằng Thạc Sĩ vào năm 1976.
Con đường trở thành biên kịch của Linda Woolverton
Giai đoạn trước khi biên kịch Linda Woolverton về làm việc cho Disney
Sau khi tốt nghiệp, cô thành lập một công ty sân khấu thiếu nhi. Cô bắt đầu viết, đạo diễn và trình diễn trên khắp California tại các nhà hát, trường học, nhà hát địa phương. Cô trở thành huấn luyện viên dạy các bé diễn.
Năm 1980, cô làm kế toán cho CBS. Tại đây, cô trở thành quản lý chương trình đêm khuya dành cho các bé. Trong suốt thời gian nghỉ trưa, Woolverton bắt đầu viết tiểu thuyết đầu tay – Star Wind.
Năm 1984, cô nghỉ việc kế toán và trở thành giáo viên. Cô bắt đầu viết tiểu thuyết thứ hai của mình – Running Before The Wind. Sau đó cả hai tiểu thuyết của cô đều được phát hành.
Từ năm 1986 đến 1989, cô viết những tập phim hoạt hình cho series phim Star Wars: Eworks, Dennis the Menace, The Real Ghostbusters, My Little Pony và Chip’n Dale Rescue Rangers. Cô bày tỏ ước mong được làm việc cho Disney nhưng gặp phải sự phản đối của đồng nghiệp. Dù vậy cô vẫn gửi đến Disney một bản script “Running Before the Wind”. Hai ngày sau, cô nhận được cuộc gọi phóng vấn từ Chủ tịch Jeffrey Katzenberg của Disney.
Giai đoạn Linda Woolverton làm việc tại Disney
Woolverton bắt đầu sự nghiệp tại Disney bằng việc viết kịch bản cho phiên bản hoạt hình của Beauty and the Beast. Nó trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên được đề cử hai giải thưởng: Best Picture ở giải Academy Award + Best Motion Picture ở giải The Golden Globe Award.
Sự thành công của Beauty and the Beast giúp Woolverton tiếp tục được đảm nhiệm nhiều dự án khác của Disney:
– Cô hợp tác viết kịch bản trong phim The Incredible Journey. Bộ phim công chiếu vào năm 1993.
– Cô góp phần phát triển câu chuyện của phim Aladdin, viết kịch bản phim The Lion King.
– Cô đóng góp câu chuyện của phim Mulan. Năm 2007, cô hoàn thành kịch bản phim Alice. Sau đó cô trình bày ý tưởng Alice’s Adventures in Wonderland với nhà sản xuất và được chấp nhận. Alice in Wonderland ra đời năm 2010, thu về hơn 1 tỉ đô la. Woolverton trở thành nữ biên kịch đầu tiên và duy nhất đạt mốc 1 tỉ đô la cho một kịch bản phim.
– Cô tiếp tục viết Maleficent từ phim hoạt hình Sleeping Beauty. Bộ phim được công chiếu vào năm 2014.
– Năm 2016, Woolverton viết kịch bản phim Alice Through the Looking Glass. Bộ phim được công chiếu vào tháng 5/2016
Alice in Wonderland được chấp bút bởi biên kịch Linda Woolverton
Những chia sẻ về nghề của biên kịch Woolverton
Câu Quote đầy triết lý của biên kịch Linda Woolverton
Linda Woolverton nổi tiếng với việc xây dựng các nhân vật nữ có tính cách mạnh mẽ của Disney. Từ nhân vật Bella trong Beauty and the Beast đến nhân vật Alice trong Alice in the Wonderland. Đó là một trong những điều then chốt tạo nên sự thành công của biên kịch Linda Woolverton.
Câu nói nổi tiếng của biên kịch Linda Woolverton về việc viết kịch bản phim hoạt hình: “Ngay cả khi tôi đang viết phim hoạt hình, tôi luôn nghĩ chúng như người thật. Tôi nghĩ chúng ở cả 3 chiều, ngay cả khi nó chỉ là một tách trà biết nói. Tôi không nghĩ các sự vật đơn thuần chỉ có một chiều. Thật sự không có khác biệt trong việc viết kịch bản phim hoạt hình và phim live – action”.
Mika Team Tổng Hợp & Dịch