Sự quan trọng của âm thanh trong làm phim hoạt hình

Sự quan trọng của âm thanh trong làm phim hoạt hình

20/06/2018

Âm thanh đóng vai trò như thế nào trong một bộ phim hoạt hình?

Theo các nhà làm phim của Viện hàn lâm điện ảnh Mỹ, trong một bộ phim hình ảnh sẽ chiếm 85%, còn lại 15% thuộc về âm thanh. Điều đó cho ta thấy, sức mạnh vô hình của âm thanh trong việc lôi kéo sự chú ý của người xem.

Âm thanh là vũ khí chuyển tải nhiều cảm xúc nhất cho làm phim hoạt hình

Vào thời đại công nghệ, âm thanh được xem như là một vũ khí sắc bén nhất mà các nhà làm phim hoạt hình hay khoa học giả tưởng sử dụng để mang đến cảm xúc cho người xem, bên cạnh những kỹ xảo máy tính khác. Mặc dù, điện ảnh là môn nghệ thuật của hình ảnh nhưng âm thanh lại đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của một tác phẩm. Hãy thử tưởng tượng, một bộ phim chỉ có hình ảnh có thể khiến bạn tập trung theo dõi và cảm thụ hay không? Dù cho nội dung hình ảnh rất tốt nhưng ý đồ và cảm xúc mà phim muốn truyền tải đến khán giả vẫn không đạt hiệu quả nhiều khi thiếu mất âm thanh. Với chỉ 15%, âm thanh có thể giúp đạo diễn chuyển đến 100% sức biểu cảm của tác phẩm đến người xem.

Lý do rất đơn giản, bên trong khả năng nhận thức của con người, hình ảnh chỉ tác động gián tiếp tới cảm giác và cảm xúc con người, trong khi âm thanh đóng vai trò trực tiếp nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng của con người. Có nhiều trường hợp còn cho rằng, âm thanh trong phim nếu được sử dụng hợp lý và phù hợp có thể đóng vai trò như một nhân vật trong phim.

làm phim hoạt hình với âm thanh lord of rings

 

Tái hiện nhạc phim “Lord of Rings”

Theo đó, âm thanh trong một bộ phim sẽ gồm 3 thành phần là tiếng động, lời thoại và âm nhạc. Một bộ phim có âm thanh xuất sắc là khi tiếng động phải chân thực, lời thoại phải có duyên, không thừa, không thiếu, âm nhạc phải tinh tế và phù hợp với từng phân cảnh, chất lượng thu âm tốt và hòa âm phải khéo. Nhìn chung, nó giống như một nồi lẩu mà người đạo diễn âm thanh phải biết cách nêm nếm cho đủ vị, không quá tay cũng không nhạt nhòa. Công việc này thực sự không đơn giản.

Một số đạo diễn âm thanh tài giỏi thường sử dụng âm thanh như một công cụ để truyền tải nỗi đau của nhân vật trong phim. Họ khiến âm thanh trở thành người dẫn chuyện, nói lên cảm xúc về những điều mà nhân vật trong phim đang trải qua. Thông thường, họ sẽ hạ tông của cuộc hội thoại giữa các nhân vật xuống và dùng âm thanh để thay lời muốn nói của nhân vật nhằm lột tả mạnh mẽ cảm xúc của một phân cảnh hay mạch phim. Đây chính là lúc chúng ta sẽ bắt gặp một nhân vật mới, người không thể nhìn thấy mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận.

Cùng với đó, cách lồng ghép âm thanh vào từng phân đoạn phải phù hợp với bầu không khí trong phim. Trong trường hợp này, bầu không khí có thể được hiểu là cảm xúc chung mà bộ phim muốn truyền tải, cảm xúc khi chuyển từ cảnh này sang cảnh khác. Ngoài ra, một điểm cần chú ý chính là đừng nên cố gắng ràng buộc vào một khái niệm lý thuyết nào đó. Bởi, người ta vẫn thường nói, nếu bạn làm phim hoạt hình  theo chất riêng hay tính cách riêng của mình sẽ càng làm cho tác phẩm hay hơn nhiều.

WALL-E minh chứng hùng hồn nhất cho vai trò của âm thanh trong điện ảnh

Nhắc đến âm thanh trong làm phim hoạt hình, Wall-E của Pixar luôn được đánh giá cao và nó cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho vai trò của âm thanh trong một tác phẩm điện ảnh nói chung, làm phim hoạt hình nói riêng. Hầu như Wall-E không xuất hiện đối thoại giữa các nhân vật, thay vào đó là âm thanh dẫn dắt mạch phim. Từ những tiếng đơn giản đến các tiếng động phức tạp như âm thanh của môi trường đều có những dụng ý riêng.

Ben Burtt làm phim hoạt hình wall e

 

Ben Burtt trong lễ trao giải The Annie Award

Theo thống kê, có đến khoảng 2.600 loại âm thanh đã được sử dụng trong Wall-E. Và chuyên viên thiết kế Ben Burtt là người điều phối âm thanh cho tác phẩm. Người từng đoạt tượng vàng Oscar này đã phải dành nhiều thời gian cùng các cộng sự tìm kiếm những âm thanh chuyển tải được cảm xúc thay ngôn từ. “Bản nhạc” do Ben Burtt dựng nên trong tác phẩm đã tạo ra một thứ ngôn từ không lời khá đặc sắc, hấp dẫn người xem.

Burtt cho biết, vai trò của các nhà thiết kế hay đạo diễn âm thanh rất quan trọng trong lĩnh vực phim khoa học viễn tưởng. Ông nói: “Họ phải hiểu lúc nào thì dùng âm thanh nào, vui hay buồn, hưng phấn hay tức giận, cảm thông hay gây chiến.”

Điều này thể hiện rõ ràng trong từng nhân vật của Wall-E. Khi chúng di chuyển cánh tay hay xoay quanh, đi lùi, âm thanh đã thể hiện được sức sống và làm bộc lộ cảm xúc của nhân vật khiến người nghe cảm nhận ý nghĩa của từng chuyển động.

Cũng theo Ben Burtt, chuyên viên âm thanh cần phải hiểu rõ ý đồ của đạo diễn chính để có thể dựng nên bản âm thanh phù hợp cho toàn bộ phim. Họ phải làm việc với đạo diễn ngay trước khi phim khởi quay và trong từng phân cảnh phải nắm rõ bối cảnh âm thanh của phim, từ đó tưởng tượng loại âm thanh nào sẽ phù hợp với chúng.

Chính sự đầu tư về mặt âm thanh đã góp phần không nhỏ giúp Wall-E giành được giải thưởng Oscar cho Phim hoạt hình xuất sắc nhất vào năm 2008.

Mỗi một loại âm thanh đều có sắc thái khác nhau. Tùy từng hoàn cảnh và tình tiết trong làm phim hoạt hình mà âm thanh được sắp đặt, lồng ghép sao cho người xem cảm nhận được cảm xúc mà bộ phim muốn truyền tải. Tuy không quyết định tất cả thành công của một tác phẩm điện ảnh, nhưng việc sử dụng hài hòa và sắp đặt hợp lý sẽ đẩy cảm xúc của người xem lên cao, từ đó thông điệp của bộ phim sẽ đi vào lòng công chúng dễ dàng hơn.

Joe Hisaishi – phù thủy âm thanh góp phần thành công cho Ghibli Studio

Không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của Joe Hisaishi cho thành công của hoạt hình Ghibli. Những bài nhạc phim từ có lời đến không lời dường như đi vào tuổi thơ của nhiều thế hệ. Mà ngày nay, những người mộ điệu vẫn nhắc đến Joe Hisaishi như một tượng đài nhạc cho làm phim hoạt hình. Qua đôi tay tài hoa, Hisaishi đã biến tấu nhạc phim nguyên bản thành symphony và chơi bằng dàn nhạc thính phòng. Trong những năm vừa qua, có rất nhiều concert như “ Winter Concert”, “Music from The Studio Gibli Film of Hayao Miyazaki” vào năm 2017 tại Pháp,…

làm phim hoạt hình Joe Hisaishi

 

Ngược lại với cách các nhà sản xuất âm thanh trong làm phim hoạt hình Âu- Mỹ, Joe Hisaishi dùng những bản nhạc không lời để nói lên cảm xúc nhân vật trong phim. Dữ dội khi đến cao trao, nhẹ nhàng khi kết thúc. Những tiết tấu âm thanh hay gợi cho người nghe đến kí ức với thiên nhiên. Nhưng đáng trân trọng hơn tất cả, chính là người nhạc sĩ này đã phối hợp giữa âm nhạc thính phòng với các tinh chất âm nhạc dân tộc Nhật Bản một cách vô cùng tuyệt vời. Để mỗi khi nhắc lại Miyazaki Hayao là làm phim hoạt hình, thì người xem chỉ nhớ đến tô điểm âm thanh cho những thước phim ấy chỉ có Joe Hisaishi.

Một trong những nhạc phim kinh điển của Ghibli Studio: One Summer’s Day ( ca sĩ: Ayaka Hirahara).

CMAVN dịch và biên tập.