Top 20 phần mềm chuyên dụng cho họa sĩ và thiết kế - P.4

Top 20 phần mềm chuyên dụng dành cho các họa sĩ và nhà thiết kế chuyên nghiệp – Phần 4

22/12/2015

Trong phần cuối này, hãy cùng tìm hiểu 5 phần mềm dẫn đầu trong Top 20 phần mềm chuyên dụng cho các họa sĩ và nhà thiết kế.[spacer]

5. Premium Pro CC

Top 20 phần mềm chuyên dụng dành cho các họa sĩ và nhà thiết kế chuyên nghiệp Premium Pro CC

Theo quan điểm của tôi Premium Pro là một trong số những “quái vật” phần mềm có thể khiến PC của bạn chạy hết được công suất bộ vi xử lý. Nếu bạn muốn trở thành biên tập viên video, có rất nhiều chương trình cho bạn lựa chọn. Thế nhưng để nêu ra sự lựa chọn tốt nhất, khi mà bạn chấp nhận giá cả không phải là vấn đề, khó có thể đưa ra sự lựa chọn nào tốt hơn Premium Pro. Cùng với chương trình “chị em” Adobe After Effects CC, chúng hợp thành một bộ đôi hoàn hảo bậc nhất trong việc biên tập video mà tôi từng biết.[spacer]

4. Unity Pro 4

Top 20 phần mềm chuyên dụng dành cho các họa sĩ và nhà thiết kế chuyên nghiệp Unity Pro 4

Thập kỉ vừa qua chứng kiến một sự thay đổi lớn khi ngành công nghiệp game đã từng bước hạ bệ điện ảnh trong mảng doanh thu. Gần đây, ngành game còn tiêp tục mở rộng với tốc độ chóng mặt với việc các thế hệ smartphone và tablet đã sinh ra phân khúc thị trường màu mỡ mới.

Từ những game đơn giản nhất chạy trên iOS hay Android cho đến những game với đồ họa 3D và kỹ xảo phức tạp trên PS3, Xbox 360 hoặc Wii, chương trình Unity đều nhúng tay vào quá trình sản xuất của từng phân khúc nhỏ của thị trường game. Đó là chưa kể Unity đã một tay tạo nên thị trường game tự làm (indie game), nơi mà người ta dễ dàng tiếp cận và tốn ít thời gian hơn rất nhiều so với việc học lấy tấm bằng chính quy ở các trường dạy ngành này.

Không còn là một game engine nhỏ lẻ mang tính thú vị thông thường, Unity hiện đã trở thành kẻ thống trị ngành công nghiệp với những tính năng độc nhất khiến nó trở thành phần mềm các nhà phát triển game đều phải thành thạo. Không cần biết bạn là ai, làm việc ở công ty lớn hay nhỏ nào trong ngành, một khi bạn đã tham gia ngành công nghiệp game thì sớm hay muộn bạn cũng phải đụng đến Unity.[spacer]

3. Mari 2.0v2

Top 20 phần mềm chuyên dụng dành cho các họa sĩ và nhà thiết kế chuyên nghiệp Mari 2.0v2

Mari là chương trình vẽ đồ họa 3D đã được sử dụng trong phim Avatar và vô số các phim khác trong kỷ nguyên VFX mới bắt đầu gần đây. Dẫn lời từ Art Director của Weta Digittal: “Mari được tối ưu theo hướng dễ sử dụng cho người dùng, điều này giúp các họa sĩ có nhiều thời gian vẽ hơn và ít phải gặp các rắc rối về kỹ thuật hơn”

Khi ngành công nghiệp đồ họa đi đến ngưỡng 1080p và mỗi chi tiết nhỏ nhặt nhất đều được soi xét kỹ và không có lỗi nào dễ dàng bỏ qua, không có gì ngạc nhiên khi các studio hàng đầu ưa chuộng những phần mềm cho phép họa sĩ làm được nhiều hơn là là những lựa chọn có sẵn ít ỏi trước đó, cụ thể là phá vỡ giới hạn đa giác có thể dựng trong vật thể. Mari nổi lên như một ứng viên lý tưởng đáp ứng được những đòi hỏi cao này. Khi một chương trình được sử dụng thường xuyên trong những dự án lớn nhất ngành điện ảnh, sẽ không hề quá để nói nó chính là một trong những chương trình đồ họa tốt nhất bạn có thể mua được.[spacer]

2. 3ds Max

Top 20 phần mềm chuyên dụng dành cho các họa sĩ và nhà thiết kế chuyên nghiệp 3ds Max

Hãy chỉ cho tôi một điều mà 3ds Max không làm được trong ngành đồ họa 3D, tôi sẽ nêu tên cho bạn một chương trình cực kỳ có giá rất đắt mà chỉ có thể làm được điều bạn nói mà không làm được gì khác, và nếu bạn đợi thêm vài năm, Autodesk có lẽ sẽ mua luôn công ty làm ra chương trình đó. Đây không phải là vấn đề độc quyền mà là sự phát triển cực mạnh của Autodesk cũng như chương trình con cưng 3ds Max của hãng này.

Thông thường khi phần cứng máy tính phát triển, các phần mềm mới có tài nguyên để phát triển theo. Tuy nhiên trong gần 2 thập kỷ qua, 3ds Max lại là phần mềm tiên phong trong việc thách thức các giới hạn phần cứng của bất kỳ máy tính mạnh nhất nào con người từng làm ra. Khi bạn có một chương trình đồ họa thách thức ngược lại những phần cứng xịn nhất trong nền công nghiệp, bạn biết rằng đó là chương trình bạn cần phải biết và thành thạo trong suốt sự nghiệp làm đồ họa 3D của bạn.[spacer]

1. Photoshop CS6

Top 20 phần mềm chuyên dụng dành cho các họa sĩ và nhà thiết kế chuyên nghiệp Photoshop CS6

Đúng vậy đấy, tôi chọn Photoshop CS6 không phải Photoshop Active Cloud. Ra đời vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Adobe Photoshop hiện đã là cây đại thụ và thậm chí có tuổi còn lớn hơn phần lớn những người đang dùng nó hằng ngày. Và trong khi chúng ta bận lớn lên và tốn nhiều thời gian lẩn quẩn quẩn với những hướng đi vô định trong đời, Photoshop đã dành 1 phần tư thế kỷ để đi lên. Chương trình này đã phát triển và tự hoàn thiện mình để trở thành câu trả lời cho toàn bộ các vấn đề có thể phát sinh về đồ họa.

Cho đến thời điểm này, có thể nói tất cả những nhà thiết kế/họa sĩ đều phải biết sử dụng Photoshop. Thế nhưng xin hãy nhớ rằng các bài viết liệt kê danh sách, bao gồm cả bài này chỉ mang tính chất tham khảo, thể hiện kinh nghiệm của cá nhân tôi. Đừng để nó áp đặt sự lựa chọn của bạn trong sự nghiệp. Cụ thể như Photoshop là cần thiết nhưng sử dụng phiên bản nào là tùy thuộc vào bạn để quyết định có nên bỏ tiền mua phiên bản mới nhất hay sử dụng các phiên bản cũ hơn 1 chút nhưng vẫn đủ dùng trong suốt sự nghiệp.

Đọc lại phần 1 bài viết Top 20 phần mềm chuyên dụng dành cho các họa sĩ và nhà thiết kế chuyên nghiệp.