Theo báo cáo phân tích mới đây, Mỹ đứng đầu về tỷ lệ vi phạm bản quyền manga.
Vi phạm bản quyền manga vẫn là vấn nạn dai dẳng suốt nhiều năm qua, và nó ngày càng trầm trọng hơn theo đà phát triển của phương tiện truyền thông này. Không thể phủ nhận rằng manga là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, nhưng hiện nay, một phần lợi nhuận đã bị “cướp trắng” bởi vấn nạn vi phạm bản quyền. Theo báo cáo phân tích mới đây của MUSO (1), Mỹ dường như đứng đầu về tỷ lệ vi phạm bản quyền manga.
Gần đây, MUSO công bố một báo cáo chi tiết về tình trạng vi phạm bản quyền manga trong năm 2023 (2). Báo cáo tiết lộ rằng Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất vào thực trạng vi phạm bản quyền manga. Nước này chiếm 13% lưu lượng truy cập toàn cầu vào manga lậu. Và thật đáng buồn, báo cáo chỉ đưa ra bức tranh ảm đạm về manga.
Cuối cùng, MUSO đã biết manga là phương tiện truyền thông bị vi phạm bản quyền nhiều nhất trên thế giới. Khoảng 69% ấn phẩm bị vi phạm bản quyền trên thế giới là manga. Vì vậy, đó là điều quá rõ ràng. Ngoài ra, manga còn bị vi phạm bản quyền nhiều thứ hai trên Internet. Manga đã vượt qua phim ảnh vào năm 2023, nhưng nhìn chung, phim truyền hình vẫn dẫn đầu về vấn nạn vi phạm bản quyền.
Vấn nạn vi phạm bản quyền manga rõ ràng sẽ không biến mất, mà nó đã trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023, nạn vi phạm bản quyền manga trên toàn cầu đã trở nên nghiêm trọng hơn so với nạn vi phạm bản quyền phim. Như bạn thấy, đây là lý do tại sao các nhà xuất bản tại Nhật Bản quyết đưa những kẻ vi phạm bản quyền vào “tầm ngắm”, và các vụ kiện bắt đầu mở rộng ra toàn cầu.
Nhiều năm qua nở rộ làn sóng lên án của các nhà xuất bản manga hàng đầu Nhật Bản trên phạm vi toàn cầu. Từ Kodansha đến Shueisha, tất cả đều tìm cách bảo vệ IP của họ khỏi những kẻ vi phạm bản quyền. Cách đây không lâu, manga được lên trang nhất khi hai người nước ngoài ở Nhật Bản bị bắt vì nghi ngờ làm rò rỉ nội dung Shonen Jump. Ngành công nghiệp manga muốn “cấm cửa” toàn bộ hoạt động từ tiết lộ trên mạng đến vi phạm bản quyền có tổ chức, nhưng nói bao giờ cũng dễ hơn làm.
Với thông tin mới này, bạn có thể mong đợi các nhà xuất bản sẽ cảnh giác hơn bao giờ hết khi nói đến vấn đề vi phạm bản quyền. May mắn thay, ngày càng có nhiều cách để đọc manga một cách hợp pháp. Những nhà xuất bản như Viz Media và Yen Press giám sát việc dịch các bộ manga hàng đầu sang tiếng Anh. Nhiều bộ truyện có phiên bản kỹ thuật số. Manga Plus, K Manga, và ứng dụng Shonen Jump phát hành manga đến tay độc giả Mỹ cùng lúc với Nhật Bản.
(1) MUSO là công ty dữ liệu cung cấp cái nhìn đầy đủ và đáng tin cậy nhất về việc tiêu thụ phương tiện không có giấy phép và nhu cầu vi phạm bản quyền toàn cầu.
(2) Báo cáo dữ liệu hàng năm của MUSO cung cấp cái nhìn tổng quan về các xu hướng chung được quan sát vào năm 2023 với bộ dữ liệu về vi phạm bản quyền theo ngành của MUSO, đo lường nhu cầu vi phạm bản quyền trên toàn ngành đối với phim, chương trình truyền hình, âm nhạc, phần mềm và xuất bản nội dung trên nhiều trang web vi phạm bản quyền (phát trực tuyến, torrent, tải xuống trên web và các trang web sao chép).
Nguồn: Comic Book
Dịch: Toàn Vũ