Đối Chứng Những Kiêng Kỵ Trong Bố Cục Phương Tây Và Phương Đông

ĐỐI CHỨNG NHỮNG KIÊNG KỴ TRONG BỐ CỤC PHƯƠNG TÂY VÀ PHƯƠNG ĐÔNG

09/10/2024

🔎 Bên cạnh 1 số điểm kiêng kỵ giống nhau mà các họa sư của 2 nền văn hóa luôn khuyên học trò nên tránh như lỗi “chạm mí” (*) thì phương Tây và phương Đông vẫn có sự khác nhau trong tư duy và nguyên tắc biểu hiện. Có thể thấy tư duy bố cục ngày nay được áp dụng trong hội họa, nhiếp ảnh, phim ảnh hay thiết kế là sự chắt lọc qua nhiều giai đoạn cũng như nhiều nền văn hóa khác nhau.

🔎 Đó chính là lí do vì sao “Bố Cục” là một trong những môn đặc biệt quan trọng dành cho học viên Họa sĩ kể chuyện tại CMA, được thiết kế với 3 học phần để giúp cho các bạn họa sĩ bồi dưỡng tư duy sắp xếp, tránh những lỗi bố cục cơ bản, cũng như hiểu cách phản biện cho những kiểu bố cục bất quy tắc trong quá trình tiếp xúc với các bộ môn nghệ thuật.

👉🏻 Mời các bạn cùng xem chi tiết tại chú thích bên dưới hình nhé.

* Trong thực tế, có những cách bố cục mà các họa sĩ châu Á vẽ trong kiệt tác của họ lại bị coi là bố cục bất lợi với các danh họa phương Tây hay Châu Âu. Ví dụ như trong các tác phẩm của danh họa Nhật Bản Hiroshige (1797 – 1858), điển hình như bức “Pomegranate” và bức “Monkey bridge” có thể thấy bố cục thân cây dài đậm chạy dính sát một bên mép tranh. Một lỗi bố cục mà các họa sĩ phương Tây quan niệm gây hại cho cái đẹp.

* Tuy nhiên, khi vẽ chân dung, các họa sĩ châu Á cổ xưa thường không bao giờ vẽ mảng hay nét có hướng đâm vào đầu hoặc chạy ngang đề sát đầu. Theo quan niệm Á Đông đó là những kiêng kỵ thuộc về “phong thủy” buộc phải tránh né. Ngược lại với những lỗi “phong thủy” Á Đông đó, danh họa người Hà Lan Vermeer ( 1632-1675) vẫn cho ra những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao giá nhiều triệu đô la với lỗi bố cục khung tranh đè áp hoặc đâm vào đầu nhân vật như bức “Tecnica Pittorica” và bức “The Concert”.

🧐 Bài viết được chắt lọc dựa theo nội dung chương 6: “Đối chứng những kiêng kỵ trong bố cục phương Tây và Phương Đông” của sách “Nguyên Lý Bố Cục Thị Giác” – Tác giả Nguyễn Hồng Hưng.

(*) Lỗi “chạm mí”: những đường nằm ngang như mái nhà hoặc những yếu tố khác trong tranh bị trùng hoặc mấp mé tranh chấp với đường chân trời. Tương tự trong vẽ chân dung nhân vật góc nghiêng, tránh vẽ đầu mũi chạm sát vào biên má.

#CMA

#Comic_Media_Academy_VN

#Digital_painting

#Truyện_tranh

#Học_vẽ

——————-
VIỆN TRUYỆN TRANH VÀ HOẠT HÌNH VIỆT NAM
– COMIC MEDIA ACADEMY VN
📌 Cơ sở 1: 27 Bis Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
📌 Cơ sở 2: 09 Lý Văn Phức, P. Tân Định, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
☎ 0902738806 – (028) 3997.7271 – (028) 3820.9066
Instagram: cma.vietnam
📧 cmavn.org@gmail.com – daotao@cmavn.org