Tiền kỷ nguyên bạc của truyện tranh phương Tây (1950–1956)

Tiền kỷ nguyên bạc của truyện tranh phương Tây (1950–1956)

13/05/2015

Tháng 4/1950, William Gaines và nhà xuất bản truyện tranh EC Comics – không còn là Educational Comics nữa, mà giờ đổi tên thành Entertaining Comics – bắt đầu khai sinh trào lưu truyện tranh mới với các ấn phẩm như Vault of Horror, Crypt of Terror, và Haunt of Fear.

>>> Giai đoạn mở đường cho kỷ nguyên bạc của truyện tranh phương Tây

phuongtay1

Vault of Horror (Ảnh: Internet)

Những câu chuyện có cốt truyện ghê rợn, hình ảnh khủng khiếp, giật gân, và đầy bạo lực đến khó tin, ngay cả với tiêu chuẩn hiện nay. Cái ác luôn chiến thắng cái thiện. Trẻ em vẫn yêu thích chúng, cho dù chúng đang làm dấy thêm làn sóng phản đối truyện tranh. EC Comics vẫn “bình chân như vại” trước những lời chỉ trích từ phía các bậc phụ huynh và nhà trường. Tháng 5/1953, EC Comics phát hành thêm hai bộ truyện tranh khoa học viễn tưởng, Weird Fantasy và Weird Science. Điều đáng chú ý là một số ấn phẩm được phóng tác trái phép từ những câu chuyện của Ray Bradbury. Chỉ khi sự việc bị phát hiện, nhà xuất bản mới chịu trả tiền tác quyền.

Chứng kiến sự thành công EC Comics, các nhà xuất bản khác cũng quyết định thử sức, như DC với Strange Adventures (1950) và Mystery in Space (1951), Harvey với Witches Tales (1951) và Chamber of Chills, Marvel với Strange Tales (1951), và American Comics Group với Forbidden Worlds.

Ở những thể loại khác, DC Comics có thêm The Adventures of Bob Hope (1950) và The Adventures of Dean Martin and Jerry Lewis (1952).

phuongtay2The Adventures of Bob Hope (Ảnh: Internet)

Truyện tranh về đề tài chiến tranh được ưa chuộng trở lại. EC nổ phát súng mở màn vớiFrontline Combat (1952). Marvel có thêm Battle (1951). Star Spangled Comics đổi tên thành Star Spangled War Stories (1952), và DC bổ sung thêm ấn phẩm Our Army.Tháng 10/1952, EC phát hành thêm ấn phẩm Tales Calculated to Drive You Mad, sau này trở thành tạp chí Mad nổi tiếng.

phuongtay3

Frontline Combat số 4 (Ảnh: Internet)

Đến năm 1953, cách vẽ truyện tranh siêu anh hùng bị hầu hết thể loại truyện tranh khác qua mặt. Giờ đây, DC chỉ xuất bản cầm chừng một số truyện tranh như Superman, Batman, và Wonder Woman. Truyện tranh Captain Marvel cuối cùng của nhà xuất bảnFawcett là The Marvel Family số 89 (tháng 1/1954). Vụ DC Comics kiện nhà xuất bảnFawcett Comics tuy đã khép lại cách đó một năm, nhưng đến thời điểm này, nó không còn ý nghĩa gì nữa, thời huy hoàng của Captain Marvel đã qua đi. Năm 1970, DC mua lại bản quyền Captain Marvel.

(Sưu tầm & tổng hợp)

Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM