Chúng ta cùng nhau hiểu rõ hơn về thể loại manga dành cho độc giả nữ, hay còn gọi là Shojou. Bên cạnh đó sự xuất hiện của lực lượng họa sĩ nữ vẽ truyện tranh.
Quá trình phát triển của truyện tranh Nhật
Vào những năm 1950, các tạp chí shōnen manga bắt đầu làm ăn thua lỗ, do độc giả không còn mặn mà với những câu chuyện dành cho lứa tuổi mới lớn, họ chuyển sang tìm kiếm truyện tranh giàu kịch tính hơn dành cho người lớn. Những truyện tranh mới – gọi là gekiga (“kịch họa”) trong tiếng Nhật – bắt đầu được phát hành dưới dạng tập truyện (volume) mua qua đăng ký thư viện. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với độc giả nam đã qua độ tuổi đọc truyện tranh dành cho con trai. Gekiga kể về những câu chuyện người lớn với nhân vật chính là nam thanh niên thay vì những cậu bé trai, đồng thời bỏ lại phía sau quan điểm phân biệt rạch ròi trắng đen về thế giới quan như trong shōnenmanga. Gekiga không né tránh chủ đề bạo lực và tình dục, nó lấy nhân vật “phản anh hùng” làm nhân vật chính.
Truyện tranh Lone Wolf and Cub (Độc Tiểu Lang) của Koike Kazuo là một ví dụ điển hình về thể loại này. Gekiga là thể loại mở đầu cho seinenmanga ngày nay, tức truyện tranh dành cho độc giả nam từ 18 tuổi trở lên. Truyện tranh không còn dành riêng cho tuổi mới lớn nữa (Schodt, 1983).
Lone Wolf and Cub – manga mang phong cách dã sử
Các tạp chí hợp tuyển truyện tranh
Vào thời điểm này trong lịch sử manga, thị trường được điều chỉnh lại thành thị trường manga ngày nay. Năm 1959, nhà xuất bản Kodansha phát hành tạp chí truyện tranh đầu tiên, Shōnen Magazine; và chẳng bao lâu sau, tạp chí nhanh chóng phát triển thành tạp chí hợp tuyển truyện tranh dày 300 trang. Nhu cầu dường như không hề suy giảm khi các nhà xuất bản khác nhập cuộc, và nhiều tạp chí chuyển từ phát hành hàng tháng sang phát hành hàng tuần. Trái lại, truyện tranh Mỹ khởi đầu với 64 trang trong những năm 1930, nhưng đến thập niên 50, số trang giảm xuống còn 32 trang, và vẫn duy trì số trang như vậy cho đến ngày nay (Gravett, 2004). Sự gia tăng về số lượng rõ ràng đã ảnh hưởng không nhỏ đến các họa sĩ vẽ manga – họ đột nhiên phải làm việc với cường độ cao gấp bốn lần so với bình thường. Thị trường thư viện sụp đổ trước sự xuất hiện của các tờ tạp chí, hầu hết họa sĩ làm việc cho thư viện đều “nhảy” sang lĩnh vực tạp chí (Schodt, 1983).
Một vài tựa tạp chí truyện tranh tại Nhật Bản
Sự xuất hiện của các họa sĩ nữ
Shōjo manga (truyện tranh dành cho con gái) do các họa sĩ nam thực hiện, và chúng không được yêu thích bằng shōnen manga (truyện tranh dành cho con trai). Khi doanh số của shōjo manga giảm sút, các họa sĩ nhận thấy có một giải pháp đơn giản là mời họa sĩ nữ vào nghề, bởi cùng giới tính với nhau, họ ắt sẽ biết rõ độc giả nữ muốn đọc gì. Từ đó, thể loại manga mới bắt đầu xuất hiện, và đến những năm 1970, shōjo manga có thế mạnh riêng trên thị trường. Bằng trực giác của mình, các họa sĩ nữ hiểu rõ độc giả nữ muốn gì, và họ sáng tác những câu chuyện mang đầy kịch tính thú vị, bối cảnh tinh tế, trang phục ấn tượng, và thường đánh trúng tâm lý phụ nữ (Schodt, 1983).
Thế hệ họa sĩ nữ đầu tiên còn hơn cả họa sĩ manga khác, họ xem manga là phương tiện để sáng tác những câu chuyện thần tiên sinh động mang đậm phong cách Châu Au thời xưa. Họ phớt lờ chủ nghĩa hiện thực, và tôn trọng sự thật lịch sử. Trong số những họa sĩ nữ có tiếng tăm có nhóm Fabulous 49ers (hay còn gọi là nhóm Fabulous 24 Group, vì họ cùng sinh ra vào năm thứ 24 của thời đại Showa, tức năm 1949 theo lịch phương Tây). Tác phẩm Rose of Versailles (Hoa hồng Véc-xây) của Ikeda Ryoko mang nhiều quy ước chuẩn mực của shōjo manga.
Rose of Versailles (Hoa hồng Véc-xây)
Những quy ước trong Shōjo manga
• Con gái ăn mặc giả làm con trai
• Các nam/nữ nhân vật chính đều xinh đẹp yểu điệu.
• Lãng mạn
• Mắt to long lanh
• Sử dụng hoa, lông chim, và họa tiết khác để phân khung
Các họa sĩ nữ không giới hạn mình ở thể loại thiên anh hùng ca và lãng mạn kiểu nữ tính truyền thống – Tác phẩm To Terra của Takemiya Keiko thuộc thể loại khoa học viễn tưởng dành cho mọi lứa tuổi. Trong truyện tranh vẫn không tồn tại khái niệm phân chia đối tượng độc giả để phản ánh sở thích của họ, nhưng đối với nhiều truyện manga thì lại khác, nó phá vỡ mọi rào cản và đi vào đề cập những vấn đề ban đầu được xem là độc giả này hay độc giả kia không quan tâm (Gravett, 2004). Các tác phẩm Tsubasa: RESERVoirCHRoNICLE của nhóm họa sĩ nữ CLAMP, Inuyasha (Khuyển Dạ Xoa) của Takahashi Rumiko, và Prince of Tennis (Hoàng tử Tennis) của Konomi Takashi đều có sức lôi cuốn cả độc giả nam lẫn độc giả nữ.
Tsubasa Chronicle – tác phẩm của nhóm nữ CLAMP nổi tiếng
Trong những năm 1970, shōnen manga lấy lại danh tiếng trước đây và chiếm lĩnh thị trường thêm một lần nữa. Các câu chuyện tuy vẫn dành cho con trai, nhưng đa dạng hơn và đề cập vấn đề nghiêm túc hơn trước. Năm 1973, Nakazawa Keiji công khai đề cập vụ ném bom nguyên tử trong tác phẩm dài bốn tập Barefoot Gen (Chân trần trên lửa đỏ) – câu chuyện kể cuộc đấu tranh sinh tồn của mẹ con cậu bé Gen sau khi thành phố Hiroshima bị ném bom nguyên tử. Barefoot Gen (Chân trần trên lửa đỏ) là một trong số ít manga/anime đề cập trực tiếp chủ đề về chiến tranh, và nó được xuất bản định kỳ trên tạp chí Shōnen Jump (Schodt, 1983; Gravett, 2004).
Shōjo manga hiện nay vẫn sử dụng hoa và tông màu xám để phân khung và làm mềm rìa cạnh.
Robin E. Brenner
Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM