7 bước để tìm ra một công việc Freelance đầy ý nghĩa (Phần 2) - Comic Media Academy

7 bước để tìm ra một công việc Freelance đầy ý nghĩa (Phần 2)

19/06/2020

Nào chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu các bước còn lại trong việc tìm ra một công việc Freelance đầy ý nghĩa nhé!

4/ SÁNG TẠO NỘI DUNG VÀ BẮT ĐẦU VIẾT BLOG

Chuyên gia Ryan Hoover đã có một bài viết rất hay nói về việc xây dựng một lượng khán giả là bước đầu tốt nhất trong việc tìm kiếm và tuyển dụng đồng sáng lập hoặc đội ngũ khởi nghiệp, và điều tương tự cũng áp dụng cho công việc freelance.

Viết một cách thông minh về một chủ đề nào đó mà bạn hứng thú có thể làm bạn tỏ ra chuyên nghiệp trong lĩnh vực của bạn trong mắt người tuyển dụng. Đó là cách nhanh nhất để dành được uy tín và sự chụ ý và nếu bạn bỏ thời gian suy nghĩ, chia sẻ đúng nội dung cho đúng người, biết đâu sẽ thu hút được nhiều người đến với portfilio của bạn thì sao.

Viết blog trên trang cá nhân của bạn và vài ngày sau hãy đăng lại nội dung ấy lên Medium. Hãy viết những nội dung có ích và hữu dụng đối với các doanh nghiệp. Nhưng đừng quên bộc lộ cá tính của mình trong bài viết. Hãy nhớ rằng các nhà thầu chỉ muốn làm việc với những người vừa có trình độ tốt lại vừa thú vị, thứ mà bạn có thể chứng tỏ trong bài blog của bạn.

Hãy chứng tỏ rằng bạn có tầm nhìn và những ý kiến cá nhân hoặc những lời góp ý hữu ích, và bạn muốn bày bỏ khao khát muốn chia sẻ chúng cho doanh nghiệp. Tất cả là để xây dựng một thương hiệu của chính bạn. Có thể sẽ có những khách hàng không đồng tình với bạn, nhưng dù gì đó cũng là những khách hàng tồi mà bạn nên tránh. Hãy là chính bạn, điều đó sẽ thu hút những người muốn làm việc với bạn.

Đừng mong đợi sẽ có nhiều người ghé qua blog của bạn. Nhưng mọi thứ nhỏ nhặt đều quan trọng. Xây dựng được một lượng khán giả cần nhiều thời gian, sự kiên nhẫn, tính nhất quán và một số kĩ năng quảng bá. Không được chùn bước. Hãy xem blog là một khoản đầu tư lâu dài cho chính bạn. Bạn sẽ luôn luôn tìm được một số giá trị từ nó, dù không phải là tiền lương. Một số lượt xem từ những khách hàng tiềm năng còn hơn triệu lượt xem nhưng chẳng dẫn đến đâu cả. Con số không phải là tất cả. Cứ tạo ra càng nhiều cơ hội có thể cho những tiềm năng đang tới.

Phải nhận thức rằng công việc của bạn là chưa hoàn tất ngay sau khi bạn nhấn nút “đăng”. Quảng bá bài blog của bạn lên mạng xã hội cá nhân, các trang web như Hacker News, Reddit, liên lạc với những trang tin hoặc người quản lí bài viết của blogger, thậm chí là các blogger/twetter khác. Nếu thông tin bạn đăng tải là hữu ích và đáng chia sẻ, sự chú ý mà họ có thểm mang lại cho bạn là rất lớn đấy.

Nhưng đừng quên rằng, bạn không nên spam. Mục đích ở đây là giáo dục, không hoàn toàn là quảng bá cho bản thân mình.

5/ THỊ TRƯỜNG TEMPLATE

Thiết kế các template cho website và phát hành chúng không chỉ là một cách kiếm tiền bị động tốt – tức là được trả tiền ngay cả khi bạn đang ngủ – mà còn là một cách để mọi người biết đến và có thêm kinh nghiệm tuyệt vời. Nếu mọi người thấy được các mẫu template của bạn trên Webflow, Creative Market, Themeforest, thì họ đang được chứng kiến và trải nghiệm thành quả của bạn đấy.

Những cá nhân này rất có khả năng sẽ liên lạc với bạn, với mong muốn bạn thiết kế lại hoàn toàn website của họ sao cho tốt và bắt mắt hơn. Những công việc như thế này thường có mức lương vô cùng hấp dẫn.

Còn hơn cả thế, khi đã có portfilio chứa những templates này, bạn sẽ có một lượng lớn khách hàng nhưng công việc lại dễ dàng và nhanh gọn hơn, khi bạn đã có mẫu sẵn, chỉ cần tuỳ chỉnh sao cho vừa ý của khách hàng. Và cũng từ đó bạn lại có thêm nhiều mẫu template để bổ sung voà portfolio của mình.

THỊ TRƯỜNG TEMPLATE TRÊN WEBFLOW

Là thị trường non trẻ nhất trong ba thị trường mà tôi sắp liệt kê, nhưng có nhiều tiềm năng để đem lại nguồn thu bị động tốt. Điều tuyệt vời rằng sau khi bán template trên Webflow, bạn vẫn có thể rao bán trên những diễn đàn khác.

CREATIVE MARKET

Cũng là một thị trường béo bở, không chỉ dành cho template nhưng còn dành cho bất cứ thứ gì liên quan đến thiết kế, từ font chữ cho đến ảnh. Bất cứ thứ gì cũng bán được.

THEMEFOREST

Là thị trường nổi tiếng nhất và sôi nổi nhất. Nhưng cũng vì thế nên bạn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì vậy hãy quảng bá thật nhiều và làm cho sản phẩm của bạn nổi bật nhé!

6/ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI VÀ TRUYỀN MIỆNG

Cách tốt nhất mà bạn có thể tìm được những khách hàng chất lượng chính là tham gia những sự kiện không liên quan đến thiết kế.

Có câu chuyện tôi muốn kể cho các bạn. Tôi đã từng dành cả ngày ở nhà nộp đơn online, mong muốn rằng sẽ có được một công việc kĩ sư máy móc. Và trong nhiều tháng tôi đã bất thành.

Thế là tôi từ bỏ, quyết định theo đuổi sự nghiệp thiết kế và cải thiện website (thứ mà tôi đam mê hơn rất nhiều), và bắt đầu ra ngoài xã giao nhiều hơn.

Chỉ trong vài tuần, những người mà tôi đã làm quen do xã giao đã giới thiệu việc làm cho tôi. Khoa học đã chứng minh rằng, ta thường có khuynh hướng muốn làm việc với những người mà ta đã giao tiếp và thích giao tiếp cùng, hơn là một hồ sơ trên mạng đầy rẫy những đường link ở trong inbox.

Có thể bạn để ý rằng tôi không hề miêu tả khách hàng ấy là ai và hoàn cảnh gặp nhau của chúng tôi là gì. Đó chính là điều mà tôi đang muốn nói. Bạn sẽ không biết được rằng khách hàng tiếp theo của bạn sẽ là người như thế nào cả.

Sự thật phũ phàng rằng, những khách hàng ấy có lẽ sẽ không đến những buổi sự kiện thiết kế – nơi có rất nhiều designer thất nghiệp.

Tóm tắt lại : hãy đến những buổi giao lưu gặp mặt PHÙ HỢP VỚI SỞ THÍCH CỦA BẠN, và đơn giản nói với họ rằng bạn là một nhà thiết kế website. Hãy xem điều gì xảy ra nhé. Ai cũng cần một website cho doanh nghiệp của họ, và nhiều khả năng những người có chung sở thích với bạn cũng đang cần một website thì sao? Đó là điều tuyệt vời trong thế giới freelance.

Hãy đi ra ngoài đường. Giao tiếp với những người khác. Lặp lại quá trình

Đây là những nơi mà bạn có thể đến :

 – Những buổi gặp mặt

 – Sự kiện thể thao hoặc lớp học

 – Các quán cà phê

 – Nước ngoài (vì một số lí do gì đó, con người thường giao tiếp với người lạ nhiều hơn khi ta đang đi du lịch)

 – Các bữa tiệc

 – Twitter

 – Các nhóm hội

 – Các buổi họp báo hoặc hội nghị

Nhớ rằng, dù bạn có tham gia sự kiện gì, mấu chốt vẫn nằm ở việc bạn giao lưu với những người mà bạn chưa biết

Lời khuyên: đừng tỏ ra là “một doanh nhân thường gặp”. Đừng bắt chuyện từ người này tới người khác vô tội vạ, bắt tay người này người nọ với câu cửa miệng là “Xin chào, tôi tên là … “ và phát danh thiếp rồi lại đi. Hãy bắt chuyện, tạo nên những “sự liên kết” thật sự.

Mặt khác của đồng xu xây dựng mối quan hệ – lời truyền miệng – đến từ việc xây dựng nên muộn lượng khách hàng, có nhiều địa chỉ liên lạc, xây dựng thương hiệu cá nhân (blog, portfolio, template). Việc này cần thời gian. Hãy làm việc tốt, tôn trọng khách hàng và giữ liên lạc với những khách hàng cũ, làm theo những lời khuyên của bài viết này, và bạn sẽ ổn thôi.

Với những gì đã gây dựng được, chẳng bao lâu bạn sẽ làm việc “bù đầu bù cổ”. Và khi điều đó đến, danh tiếng và uy tín của bạn cũng sẽ đi lên đấy.

Cá nhân tôi đã phải từ chối nhiều lời đề nghị làm ăn hàng tuần, và tất cả tìm đến tôi là do mạng lưới, những mỗi quan hệ mà tôi đã xây dựng được.

Sẽ không mấy khó khăn nếu sản phẩm của bạn thực sự chất lượng và lòng can đảm bươn chải của bạn.

7/ HÃY LÀM THẬT NHANH

Hối hả tốc độ, nhưng có điểm khác nhau giữa việc làm việc quá sức và làm việc thông minh. Nói về freelance, “hối hả” ở đêy nghĩa là tìm được việc càng nhanh càng tốt, ví dụ như tìm việc trên website hay các doanh nghiệp, những nơi cần thành quả của bạn.

Quán cà phê bạn ưa thích có website quá tệ? Sao bạn không thử nói với chủ quá và mở lời xin được sửa trang web ấy?

Nếu bạn có cá tính và động lực, đó là những điều bạn cần để làm đòn bẩy trong những dự án đầu tiên. Sự nghiệp này đòi hỏi nhiều thời gian và chất xám, nhưng nếu đã bỏ ra thì sẽ rất có lợi cho bạn trong thời gian dài (viết blog hoặc tạo portfolio dù chỉ 1 lần nhưng cũng có thể giúp ít cho bạn trong vài năm tới đấy). Mức độ bạn nắm chắc cho mình việc làm thông qua giao tiếp là cao hơn hản, nhưng đổi lại, đôi khi cường độ làm việc sẽ không cao lắm.

Bonus: Freelance.tv

Đây là một serie gồm những buổi phỏng vấn dài 10 phút của Dann Petty, với những freelancer thành công, kể về việc cách họ tìm kiếm, làm việc cho và giữ mối quan hệ với khách hàng (va rất nhiều điều thú vị nữa).

Được tìm hiểu và nghe lời khuyên từ những freelancer khác về trải nghiệm của họ là vô cùng hữu ích. Hãy đón xem những tập mới nhất hoặc xem qua tài liệu Freelanced của Dann nhé!

ĐẾN LƯỢT BẠN ĐI TÌM CÔNG VIỆC CỦA MÌNH RỒI ĐẤY

Nếu bạn vẫn còn ngồi ở nhà, chờ đợi công việc sẽ đến với bạn, thì tôi rất tiếc khi phải nói rằng, sẽ không có dự án nào dành cho bạn đâu.

Bạn cần phải đem tầm nhìn, sự hiểu biết và kĩ năng nghệ thuật của mình đến với khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng.

Bố của bạn tôi thường nói rằng :” HÃY LÀM GÌ ĐÓ ĐI. DÙ CHO NÓ CÓ SAI ĐI NỮA!”

Khi bạn bắt đầu khám phá, sẽ tốt hơn là phạm sai lầm và học hỏi từ những sai lầm ấy. Như vậy bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu hơn là việc không làm gì cả. Biết đâu bạn sẽ khám phá ra được điều gì kì diệu thì sao?

Nhưng cũng phải nói, đừng cố gắng làm cực kì tệ hại. Sẽ không ai thuê bạn nữa đâu.

Bây giờ, đừng đọc những dòng mà tôi viết nữa, hãy đi tìm cho mình công việc đi nào! Và nếu tôi có bỏ qua điều gì, đừng ngại cho tôi biết ở mục bình luận bên dưới nhé!

 * Nguồn: Webflow

 * Biên dịch: Khôi Nguyên