Hãy cùng tôi khám phá 7 bước mà bạn có thể dễ dàng áp dụng để theo đuổi sự nghiệp freelance, xây dựng mối quan hệ khách hàng và xây dựng một thương hiệu riêng của chính bạn nhé!
“Này, làm thế nào mà cậu lúc nào cũng tìm được việc lương cao thế?”
Đó có thể là câu hỏi mà tôi nhận được nhiều nhất, chỉ sau câu “Ê, sao cậu kì lạ thế?”! Nhưng không có một câu trả lời cụ thể nào cho cả hai câu hỏi trên, vì đây không phải là văn phòng cảu bác sĩ tâm lý, mà đây là một blog về thiết kế website. Trước tiên hãy cùng tập trung vào câu hỏi đầu tiên nào!
Để làm rõ một điều, tôi muốn nhấn mạnh rằng : không có một con đường nào dẫn thẳng đến “thánh địa dành cho freelancer” cả. Trong thực tế, có rất nhiều hướng đi mà bạn có thể lựa chọn, và không phải hướng đi nào cũng dành cho bạn. Nhưng tôi sẽ hướng dẫn bạn 7 phương pháp mà tôi đã trải qua và thấy rằng hữu ích nhất (và có thêm bonus đấy).
Tôi thực sự khuyên bạn rằng bạn nên thử qua tất cả 7 bước sau, vì bỏ qua dù chỉ một bước cũng có thể trì hoãn sự nghiệp freelance của bạn đấy. Như đã nói tôi đã thử qua tất tần tật cả 7 bước, và đều thành công. Nếu tôi làm được thi chắc chắn bạn cũng sẽ làm được.
Luôn nhớ rằng, khởi đầu luôn là giai đoạn gian nan nhất. Một khi bạn đã chứng tỏ được tài năng của bạn cho một số khách hàng, bạn sẽ tràn ngập trong vô vàn hợp đồng hấp dẫn đấy. Không tin tôi ư? Hãy hỏi những freelancer thành công mà bạn biết xem!
Không dài dòng thêm nữa, sau đây là những bước mà tôi sẽ hướng dẫn cho bạn:
– Portfolio của bạn : Trang web cá nhân, Behance và Dribble
– Thị trường freelance : Upwork, AngelList và Toptal
– Viết Blog : dù là ở Medium, trang cá nhân của bạn, viết blog là một cách vô cùng hiệu quả để bày tỏ về bản thân, chứng minh khả năng của bạn trong chính lĩnh vực của bạn. Hãy chia sẻ ý kiến và tham gia nhiều cuộc trò chuyện online nhé!
– Thị trường template : Webflow templates, CreativeMarket, ThemeForest và Webflow Showcase.
– Xây dựng mạng lưới mối quan hệ : Hãy đến với khách hàng và trò chuyện trực tiếp với họ.
– Truyền miệng : Hãy làm mọi thứ dễ dàng hơn cho bạn, để mọi người truyền tai nhau về công việc cảu bạn.
– Làm việc nhanh chóng : tập hợp lại tất cả những phương pháp mà có thể giúp tên tuổi của bạn đến với nhiều khách hàng.
Tôi sẽ nói cụ thể từng bước để bạn dễ nắm bắt thông tin cần thiết để có thể bắt đầu tìm kiếm khách hàng cho mình. Mục tiêu là để giúp bạn nhanh chóng có một lượng khách hàng khởi điểm nhất định, để có thể bạn sẽ từ bỏ ngay công việc hiện tại (nếu đó là điều bạn muốn) hoặc, giúp bạn xây dựng được sự nghiệp mơ ước và nuôi dưỡng tiềm năng vốn có của bạn.
Lưu ý rằng trong bài viết này, tôi sẽ lấy cụ thể công việc thiết kế website ra để làm ví dụ điển hình.
1/ XÂY DỰNG VÀ CẬP NHÂT PORTFILIO CỦA BẠN
Nếu bạn đang làm việc thiết kế website, nhưng lại không có trang web và portfilio của mình, thì tốt hơn hết nên xem xét lại bản thân mình đấy!
Website portfilio là bước đầu tiên bạn cần làm. Bạn không thể email cho khách hàng những đường link về sản phẩm của bạn được. Trang web các nhân của bạn nên là “viên ngọc quý” trong portfilio của bạn. Bạn cần phải chứng tỏ bản thân rằng bạn là một disigner chuyên nghiệp, và bạn muốn khách hàng nghiêm túc và trả lương cao cho bạn. Có thể nói, portfilio chính độ uy tín của bạn.
Toàn bộ những bước sau sẽ không có ý nghĩa nếu bạn không có portfolio của bạn. Nếu bạn không làm, sẽ có một designer khác làm, và chắc chắn người đó sẽ thành công hơn bạn trong thị trường béo bở này.
Một khi đã có portfilio, hãy gắn nó trên mọi phương diện bạn có thể tiếp cận được ở mọi lúc mọi nơi – trên email, trên mạng xã hội hay thậm chí là danh thiếp (đúng vậy, nghe rất cổ điển, nhưng danh thiếp vẫn có thể rất hữu ích trong một số trường hợp nhất định, luôn luôn có người tìm đến website của bạn mà).
2/ XÂY DỰNG HỒ SƠ CỦA BẠN TRÊN NHỮNG TRANG WEB TÌM KIẾM DESIGNER
Bạn cũng nên tạo cho mình những tài khoản trên những trang web có SEO tốt (tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm) chẳng hạn như Dribble hay Behance. Điều này gần như chắc chắn cơ hội khách hàng tìm đến bạn tăng cao rõ rệt. Hãy sử dụng SEO của những website này để thu hút lượng khách hàng tìm đến bạn.
Dribble và Behance là nơi để các designers chia sẻ những sản phẩm trí tuệ của họ và nhận phản hồi từ những chuyên gia khác. Việc này đem đến cơ hội cho bạn “trưng bày” những sản phẩm của bạn cho hàng nghìn người, cà biết đâu, sau này họ sẽ là một trong những khách hàng của bạn thì sao? Ngoài ra bạn cũng có thể nhận được những phản hồi, giúp bạn nâng cao trình độ của bạn đấy.
(Luôn có cách mà bạn có thể cải thiện trình độ trên con đường designer, vì những chuyên gia cũng cần đến những phản hồi từ những người khác như trẻ em, đồng nghiệp và gia đình).
Tất nhiên, xây dựng được một portfilio tốt đòi hỏi rất nhiều chi tiết và hao tốn nhiều thời gian. Vậy khi bạn đăng kí Webflow, hãy chắc chắn portfilio của bạn được gắn với những thành quả tốt nhất của bạn. Thu hút được sự chú ý của các công ty, khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng khả năng cao sẽ dẫn đến cho bạn những hợp đồng béo bở đấy.
Hãy nhớ rằng, đừng mong chờ khách hàng đến với bạn – hãy tạo ra những cách mà họ có thể dễ dàng tiếp cận với bạn trên nhiều phương tiện. Giúp khách hàng dễ liên lạc và tiếp cận với bạn có thể sẽ dẫn đến lượng công việc và tiền lương cao hơn bạn tưởng.
Tại sao ư? Vì khi bạn đã hoàn thành tốt một vài hợp đồng, sẽ dễ dàng để bạn tìm được thêm nhiều hợp đồng đấy. Freelance là thị trường dựa trên mối quan hệ, sự truyền tai. Những designer có sản phẩm tốt thì đương nhiên sẽ được nhiều khách hàng chú ý hơn, đặc biệt những người dễ làm việc cùng.
(Thực tế rằng, khách hàng sẽ ưa chuộng những freelancer vui vẻ hoà đồng và dễ làm việc hơn. Thiện cảm đôi khi còn quan trọng hơn một portfolio hoành tráng. Cuộc đời ngắn lắm, chúng ta ai cũng muốn bắt tay với những người hoà đồng và nhanh – gọn – lẹ).
Nếu bạn đang tìm cảm hứng để tạo cho mình một trang portfolio bắt mắt, mạng Internet nói chung và Webflow nói riêng có rất nhiều template mẫu cho bạn đấy.
Nếu có một bí quyết giúp bạn cải thiện công việc freelance và design, đó là bạn chỉ cần dồn hết tâm huyết vào những dự án đầu tiên của bạn thôi. Những dữ án tiếp theo sẽ đến với bạn một cách tự nhiên thôi.
3/ THỊ TRƯỜNG CÔNG VIỆC FREELANCE
Có rất nhiều trang web tuyển việc dành cho freelancer. Sau đây là một vài trang web nổi bật gợi ý dành cho bạn :
UPWORK
Là một thị trường online sinh ra để kết nối những freelancer với những khách hàng tiềm năng. Tạo một hồ sơ, đăng tải portfolio, và bắt đầu đăng bán hoặc đấu thầu thành phẩm của bạn. Bạn còn có thể ứng tuyển cho công việc mà bạn cảm thấy hơi quá sức bạn, nhưng đó là cách mà bạn phát triển trình độ của bạn đấy.
Một điều bạn cần cân nhắc khi tham gia Upwork : bạn có thể sẽ thấy giá thầu ở trang web này thấp hơn với mức tiền mà bạn mong muốn khi bỏ thời gian và chất xám của bạn ra.
Nhưng đừng để điều này làm bạn nản chí. Thực tế rằng, tôi liên tục thắng thầu hơn 50% dự án, khi đồng thời phải cạnh tranh với hơn 30 freelancer khác, dù mức giá họ đưa ra vẫn thấp hơn tôi.
Tại sao ư? Vì các nhà thầu không muốn mất nhiều thời gian. Khách hàng thường tìm kiếm những freelancer có kĩ năng tốt và là những người giỏi giao tiếp, chứ không phải những người đòi hỏi thời gian quá lâu để hoàn thành đàm phán hoặc sáng tác. Nói cách khác, các nhà thầu không chỉ quan tâm đến chi phí, mà còn quan tâm về chất lượng. Các công ty khổng lồ như GoDaddy và Fortune 500’s dựa vào những nền tảng này rất nhiều.
Nếu giao tiếp thông qua văn bản không phải là sở trường của bạn, tốt hơn hết nên mài giũa vốn Tiếng Anh của bạn hơn là cải thiện portfolio đấy. Đó là ưu tiên hàng đầu của bạn. Nói cách khác, công việc ở thị trường quốc tế (hay các thị trường to lớn khác) sẽ rất khó để bạn tìm ra, hoặc trả lương cực kì thấp.
Hai tips cơ bản ở Upwork :
1- Hoàn thành hồ sơ của bạn nhanh nhất có thể – thuật toán của web sẽ xếp hạng bạn cao hơn dựa trên công cụ tìm kiếm đấy!
2- Làm việc tốt để nhận được nhiều đánh giá tích cực, từ đó có bạn có thể được ưu tiên cho những công việc trả lương cao hơn.
ANGELLIST
AngelList là một sân chơi kết hợp giữa việc khởi nghiệp và tìm kiếm việc làm, một nơi rất hoàn hảo để tìm kiếm công việc freelance. Các công ty tìm kiếm nhân viên có kinh nghiệm rất nhiều, từ những công ty con “mới chớm nở” cho đến những gã khổng lồ Uber hoặc Stripe. Tóm lại, đây là một nơi vô cùng hợp lý để bạn giành được các hợp đồng “ngon nghẻ” đấy.
Chỉ việc tạo cho mình một hồ sơ, tìm kiếm công việc – và nếu portfolio của bạn đã tốt sẵn – hãy mong chờ kha khá nhà thầu tìm đến bạn. Một người bạn của tôi, là một nhà phát triển phần mềm cũng khá còn non trẻ, nhưng khi tôi đến thăm anh ấy thì anh ta đã có những cuộc gọi Skype với những công ty lớn và kí kết được khá nhiều dự án đấy. Vậy hãy tin tôi đi, việc này thực sự hiệu nghiệm đấy.
Nếu vị trí ứng tuyển làm bạn thích thú, và bạn cảm thấy mình rất phù hợp với doanh nghiệp trẻ mà bạn mới ứng tuyển, bạn có thể cân nhắc việc tham gia đội quản lí của doanh nghiệp ấy là làm full-time. Từ đó bạn sẽ nhận được khá nhiều lợi ích đặc quyền. Chào mừng đến với “vùng đất khởi nghiệp”.
TOPTAL
Toptal là một thị trường freelance mà gần đây đã nhận được rất nhiều quan tâm trên Twitter (kể cả từ phía designer và nhà thầu).
Họ quảng cáo rằng họ đang nắm giữ top 3% những tài năng freelance trên thế giới. Họ làm được thế nhờ trên một hệ thống sàng lọc, đảm bảo rằng trình độ của các designer là đủ chuẩn để làm việc cho trang web này. Nhờ thế mà họ có thể đảm bảo rằng các khách hàng to lớn của họ như Airbnb, Thumbstack, Zendesk có thể nhận được những thiết kế tốt nhất đến từ những designer tốt nhất.
Dù rằng sẽ có đôi chú khó khăn hơn để gia nhập Toptal khi so sánh với Upwork, nhưng bạn có thể đảm bảo rằng mình đang làm việc với những khách hàng vô cùng “xịn xò”.
(Còn tiếp)
* Nguồn: Webflow
* Biên dịch: Khôi Nguyên