10 tips tạo nên một Portfolio thành công dành cho Họa Sĩ Thiết Kế Game - Comic Media Academy

10 tips tạo nên một Portfolio thành công dành cho Họa Sĩ Thiết Kế Game

13/12/2019

Năm nay tại Hội nghị các Nhà Phát triển Game (GDC) 2019, các giám đốc nghệ thuật và các hoạ sỹ hàng đầu đến từ Epic, Firaxis, Riot, Valve và Insomniac đã trao đổi và cung cấp những ví dụ thực tiễn cùng lời khuyên để portfolio chiếm được sự chú ý

Thành viên Hội đồng:

-Claire Hummel (Giám đốc Mỹ thuật, Valve)
-Gavin Goulden (Hoạ sỹ thiết kế nhân vật trưởng, Insomniac Games)
-Greg Foertsch (Giám đốc Mỹ thuật thâm niên, Independent)
-Alison Kelly (Tư vấn viên, Alison Kelly Consulting)
-Wyeth Johnson (Hoạ sỹ kỹ thuật trưởng, Epic Games)
-Moby Franckle (Hoạ sỹ quy cách, Riot Games)

Hội đồng giám khảo này đã xem qua hàng trăm, hàng nghìn portfolio khác nhau. Nếu bạn vẫn chưa nhận được cuộc gọi từ công ty mình muốn thì trong bài viết này chúng tôi tập hợp những mẹo hàng đầu từ buổi đàm thoại Killer Portfolio để chia sẻ cho bạn về bí quyết làm nên một portfolio thành công trong ngành sản xuất game.

1. Phong cách quan trọng hơn kỹ thuật

Đừng chỉ tập trung cải thiện kỹ thuật, bạn cũng nên chú ý đến quá trình sáng tạo ra sản phẩm độc nhất của bạn. Vấn đề thường gặp là khi một sản phẩm đẹp nhưng lại không có concept tốt. Bạn cần thể hiện được phong cách của mình chứ không chỉ bạn biết dùng các phần mềm thuần thục đến đâu.

2. Bớt rườm rà, phức tạp

“Tất cả những gì khiến quá trình kiếm việc của bạn trở nên phức tạp đều là một ý tưởng tồi. Một portfolio tốt nên giảm được sự phức tạp, nếu portfolio của bạn tốn các nhà tuyển dụng thêm một cú nhấp chuột hay downloads, bạn có thể làm giảm cơ hội của mình” – Gavin Goulden 

Thường thì quá trình xem portfolio chỉ kéo dài vài phút. Hãy bảo đảm rằng các tác phẩm của bạn được trình bày rõ ràng và dễ nhìn, giữ phần trình bày đơn giản để các nhà tuyển dụng dễ tìm kiếm thông tin của bạn hơn.

Tác phẩm của Melan Barba – Hạng nhất cuộc thi ‘Thử thách Nhật Bản thời Phong Kiến’ hạng mục Thiết kế nhân vật game

3. Trình bày vô cùng quan trọng

Hãy đi thêm một bước nữa để thật chắc chắn rằng bạn đã trình bày các tác phẩm và hình ảnh của mình một cách tốt nhất. Những việc đơn giản như là thêm nền vào cho nhân vật của bạn, thử các kiểu ánh sáng khác nhau hoặc thử một vài góc mới để thấy các chi tiết rõ hơn có thể sẽ giúp portfolio của bạn nổi bật hơn.

4. Thể hiện ngữ cảnh

Khi muốn gây ấn tượng đầu, bạn không muốn phải giải thích quá nhiều

Đối với những tác phẩm như Substance ball (Khối cầu thể hiện chất liệu) hay một sản phẩm 3D, trình bày chúng cùng cảnh quan sẽ giúp người xem dễ hình dung về bối cảnh cũng như ý tưởng đằng sau chúng.

Tác phẩm của Jeryce Dianingana – Hạng ba cuộc thi “Thử thách Nhật Bản thời Phong Kiến” hạng mục Thiết kế quan game

5. Portfolio của bạn quan trọng hơn cả CV

“Thứ đầu tiên tôi xem là portfolio. Thứ tôi để mắt đến tiếp theo cũng là portfolio. Nếu tôi quyết định email cho bạn thì lúc đó tôi sẽ xem bạn tên gì” – Greg Foertsch

Một portfolio tốt sẽ tự chứng minh được điều đó. Có kinh nghiệm việc làm trước đó có thể sẽ giúp bạn được cộng thêm một vài điểm nếu nó liên quan đến công việc bạn đang nộp hồ sơ nhưng portfolio là thứ các nhà tuyển dụng quan tâm

6. Credit tất cả các hoạ sỹ đồng sáng tạo tác phẩm trong portfolio của bạn

Không chỉ vì đây là một chuyện nên làm, điều này sẽ tiết kiệm thời gian cho cả bạn và nhà tuyển dụng. Họ không muốn phải gọi bạn sau khi được chiêm ngưỡng một cảnh quan tuyệt đẹp chỉ để phát hiện ra rằng bạn chỉ phụ trách phần ánh sáng.

Hãy rõ ràng và trung thực với những phần bạn đảm nhiệm trong một dự án hợp tác và chắc chắn rằng bạn nêu tên những người đã giúp bạn cùng hoàn thành dự án đó.

7. Sự độc đáo không xa tầm tay bạn đâu

Claire Hummel đùa rằng chị đã xem qua đủ loại phong cảnh có một nhân vật đứng cầm một cây gậy nhìn vào xa xăm về phía những dãy núi. Ý chị là thay vì cố bắt chước hay cạnh tranh với các hoạ sỹ khác, tốt hơn là bạn nên sáng tạo ra cái gì đó của riêng mình từ kinh nghiệm cá nhân.

Một thay đổi nhỏ trong tác phẩm của mình có thể giúp tác phẩm của bạn có được tiếng nói riêng.

Tác phẩm của Claire Hummel

8. Hãy bảo đảm rằng bạn so sánh bản thân đúng chuẩn

Với khối lượng tác phẩm từ games trong trạng thái sẵn sàng để được đăng tải lên mạng, bạn có quyền truy cập vào rất nhiều nguồn tham khảo để biết được rằng tiêu chuẩn của ngành công nghiệp này đang ở đâu. Một quan niệm sai lầm thường thấy là nếu bạn là người học giỏi nhất lớp, nghĩa là bạn đương nhiên sẽ tìm được việc và điều đó không phải lúc nào cũng đúng.

Thay vì so sánh các tác phẩm của bạn với những người xung quanh mình, hãy nhìn những hoạ sỹ đang làm việc trong ngành để biết được mục tiêu mà bạn cần phải vươn đến.

9. Điều chỉnh portfolio của bạn dựa trên công việc bạn tham gia ứng tuyển

Có lẽ bạn đã từng nghe thấy lời khuyên này. Điều quyết định bạn nên chuyên sâu hay bao quát thường tuỳ thuộc vào quy mô của studio và sự đa dạng game mà họ làm.

Không có một công thức thành công nào cho việc bạn nên bao gồm những gì trong portfolio của mình nhưng mấu chốt là bạn cần phải thể hiện rõ ràng rằng bạn có khả năng đảm nhận công việc đó. Nếu bạn muốn làm việc như một nhà thiết kế level game nhưng bạn chỉ có những tác phẩm concept art thì không quan trọng là chúng đẹp như thế nào, đó vẫn là một điều không nên.

Tác phẩm của Gavin Goulden

10. Xoá bớt nửa portfolio của bạn đi

Lời khuyên này có thể là một điều khó nuốt nhưng hội đồng giám khảo nói rằng, khi bạn nộp portfolio của mình, tốt hơn hết là trình bày một số lượng tác phẩm tốt nhất của mình thay vì số lượng lớn các tác phẩm yếu hơn. Trình bày những tác phẩm tốt nhất chung với những tác phẩm bạn không tự hào bằng sẽ làm người tuyển dụng bị rối.

Tại ArtStation, bạn có thể tách các tác phẩm của mình thành từng album khác nhau và tạo một album những tác phẩm đặc biệt để bạn vừa có thể chia sẻ WIPs (Work In Progress, quá trình thực hiện tác phẩm) với người theo dõi mà không phải bao gồm nó vào portfolio gửi cho các nhà tuyển dụng.

Quá trình và các bản phác thảo được khuyến khích trình bày cùng, nhưng đặc biệt đối với những tác phẩm 3D, nộp một portfolio với quá nhiều tác phẩm chưa hoàn thiện sẽ chỉ khiến người xem nghi ngờ về khả năng của bạn. Họ sẽ tự hỏi liệu hoạ sỹ này có biết sản phẩm nào tốt hay không tốt không.

Johnson nói rằng điều quan trọng nhất là gu thẩm mỹ. “Tôi nổi tiếng với việc nhận những hoạ sỹ cảnh quan chỉ với ba tác phẩm trong portfolio của mình nhưng chúng đều rất tuyệt vời và thể hiện được hoạ sỹ này có phong cách và gu thẩm mỹ tốt”

*Nguồn: ArtStation Magazine

*Biên dịch: LIT