Thời kì du nhập truyền thống nghệ thuật phương Tây vào Nhật Bản - Comic Media Academy

Thời kì du nhập truyền thống nghệ thuật phương Tây vào Nhật Bản

07/05/2015

Sự du nhập truyền thống nghệ thuật phương Tây vào Nhật Bản đã ảnh hưởng trực tiếp đến truyền thống nghệ thuật Nhật Bản. Các thế hệ họa sĩ trẻ bị mê hoặc bởi những phong cách và thể loại mà trước đây họ chỉ được thấy trong các trích đoạn được biên tập kỹ.

nhat 1

Tạp chí Punch của Anh (Ảnh: Internet)

Tranh biếm họa trên tạp chí truyện tranh hài nổi tiếng Punch tại London là một ví dụ điển hình về nghệ thuật phương Tây. Truyện tranh vui (comic strip) nhanh chóng lấn át tranh minh họa (illustration scene), và chỉ sau vài năm, các họa sĩ Nhật Bản đã áp dụng phong cách vẽ biếm họa kiểu phương Tây trên tạp chí riêng của mình, Japan Punch. Họa sĩ người Anh, Charles Wirgman, khai trương tạp chí Japan Punch vào năm 1862, nhưng cuối cùng, nó được các họa sĩ Nhật Bản tiếp quản. Năm 1877, tạp chí Marumaru Chimbun ra đời, và nó vượt trội hơn tạp chí Japan Punch về mặt sáng tạo. Nhiều tranh biếm họa độc đáo có tính châm biếm người phương Tây – những người đã du nhập thể loại tranh biếm họa vào Nhật Bản (Schodt, 1983).

nhat 2

Tạp chí Japan Punch của Nhật (Ảnh: Internet)

Tạp chí Marumaru Chimbun

Các họa sĩ truyện tranh Nhật Bản tuy tiếp thu phong cách nghệ thuật phương Tây, song họ vẫn lồng phong cách truyền thống của mình vào để tạo ra loại hình nghệ thuật lai. Một số tranh biếm họa thời kỳ đầu thể hiện cách nhìn của người Nhật Bản về người phương Tây – người phương Tây có mũi to và thân hình đồ sộ so với người phương Đông có thân hình mảnh mai duyên dáng. Các tranh châm biếm chính quyền, tầng lớp thượng lưu, và các nhà tư bản công nghiệp cũng thông minh sắc sảo chẳng kém gì tranh châm biếm trên tạp chí Punch tại London. Tranh biếm họa Nhật Bản tuy theo phong cách phương Tây, song chúng vẫn mang đậm bản sắc Nhật qua cách trình bày đơn giản và tính sáng tạo trong quan điểm. Ngoài ra, tranh biếm họa Nhật Bản có một điểm khác biệt rõ rệt so với tranh biếm họa phương Tây, đó là nó có xét đến tác động của phần background lên toàn bộ hình ảnh, nhất là khi cần sử dụng phần background để thể hiện cảnh vật hoặc làm nổi bật nhân vật chính trong loạt cảnh hành động.

Từ báo đến tạp chí

Vào đầu thế kỷ 20, tranh truyện hài và truyện tranh Nhật bắt đầu được nhân rộng, và chẳng bao lâu sau, chúng được công chúng ưa thích chẳng kém gì ukiyo-e vào thế kỷ trước. Tranh biếm họa chính trị và tạp chí hài chính trị sớm nhường bước trước tranh truyện hài phê bình chính trị ít lộ liễu hơn.

nhat 3

Tạp chí Nhật lúc bấy giờ (Ảnh: Internet)

Đến cuối thập niên 20, người dân đọc truyện tranh trên khắp đất nước Nhật. Nhiều truyện tranh được đăng trên tạp chí thiếu nhi, trong số đó có Shounen Club vẫn được phát hành cho đến ngày nay. Ban đầu, Shounen Club là nơi sưu tầm các bài viết, truyện tranh, và game dành cho nam thanh thiếu niên, nhưng truyện tranh dần dà lấn chiếm các trang tạp chí. Khi các tranh chuyện vui trên tạp chí truyện tranh được đóng thành sách bìa cứng, chúng lập tức trở thành ấn phẩm bán chạy nhất. Đây là một trong những điểm khác biệt lớn giữa truyện tranh Mỹ và manga – chuyển sang phát hành dưới dạng sách thay vì dưới dạng tạp chí. Một phần nguyên nhân khiến manga series khác với truyện tranh Mỹ chính là trình tự phát hành này – phát hành nhiều kỳ trên tạp chí, rồi sau đó phát hành dưới dạng sách (Schodt, 1983; Gravett, 2004).

nhat 4

Tranh truyện Norakuro (Ảnh: Internet)

Ngày nay, ở Nhật Bản, nhiều bậc phụ huynh đọc truyện tranh trên báo và tạp chí. Họ là fan cuồng nhiệt không thua gì con em mình. Truyện Norakuro (1931 – 1941) kể về chuyến hành trình của chú chó nhỏ qua nước Nhật. Fuku-chan (1938 – 1971) trong Shounen Club kể về những chuyến phiêu lưu mạo hiểm của một cậu bé tinh nghịch có biệt tài thoát hiểm. Câu chuyện gợi nhớ đến những truyện hài phương Tây tương tự như Dennis the Menace (Dennis quấy rối) và Family Circus (Gravett, 2004).

Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM

Theo Robin E. Brenner