Trong Truyện tranh siêu anh hùng ảnh hưởng đến tâm lí người đọc phần 1, độc giả đã có dịp tìm hiểu về một số vấn đề về tâm lí người đọc thông qua truyện tranh siêu anh hùng ( như đoạn trích dưới đây). Ở phần 2 này, người đọc sẽ hiểu vai trò của hai bên chính nghĩa và phản diện tác đông lên tâm lí.
“Không chỉ đề cập vấn đề liên quan đến lịch sử và xã hội, truyện tranh siêu anh hùng còn đi sâu phản ánh mối quan hệ cá nhân. Giữa truyện tranh và các vấn đề xã hội có mối quan hệ đa chiều, tác động sâu sắc đến độc giả.”
Truyện tranh siêu anh hùng giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc, cảm xúc, và đạo đức. Trẻ tôn sùng siêu anh hùng như thần tượng bất chấp những tật xấu của anh ta. Ví dụ, theo tiết lộ trong truyện tranh, Tony Stark là người hám danh, mắc bệnh hoang tưởng, thích tìm đến rượu để giải tỏa nỗi lo lắng, bất an trong lòng, nhưng trẻ không vì thế mà đánh mất đi sự ngưỡng mộ Iron Man. Truyện tranh quả thật có tác động mạnh mẽ đến thái độ và hành vi của độc giả, nhất là độc giả nhỏ tuổi.
Chúng ta không khó bắt gặp cảnh các bé trai đóng giả Batman hoặc Superman, chạy lung tung khắp sân, đánh nhau với nhân vật phản diện tưởng tượng để giải cứu thế giới. Trò chơi này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong độ tuổi 2 – 7. Nó giúp trẻ trau dồi ngôn ngữ, phát triển kỹ năng tư duy, và biểu đạt cảm xúc.
Siêu anh hùng và nhân vật phản diện cho trẻ cái nhìn đa chiều về một sự việc, nhận thức hậu quả của hành động; còn đọc truyện tranh giúp trẻ trau dồi vốn từ vựng cảm xúc. Truyện tranh siêu anh hùng thường đặt ra những tình huống khó xử, tạo cơ hội cho trẻ nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh, cũng như khả năng phân tích tình huống. Trẻ có khuynh hướng hóa thân thành siêu anh hùng trong nỗ lực kiểm soát hoặc “chinh phục” thế giới.
Năm 1977, nhà tâm lý học Albert Bandura đề xuất học thuyết học tập xã hội (theory of social learning) dựa trên lập luận rằng trẻ học tập thông qua quan sát và bắt chước thần tượng. Ông kiểm chứng học thuyết của mình bằng thử nghiệm sau: Ông yêu cầu thần tượng của trẻ thực hiện hành vi bạo lực đối với búp bê, rồi bị phạt nặng hoặc không gánh chịu hậu quả nào cả. Sau đó, ông quan sát trẻ có bắt chước hành vi này không.
Siêu anh hùng thường đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa đấu tranh hay đầu hàng, và cuối cùng đưa ra quyết định dựa theo sự mách bảo của lương tâm. Những tình huống khó xử rất hay xảy ra trong truyện tranh, chúng ta cho trẻ cơ hội xem thần tượng của mình giải quyết vấn đề như thế nào khi lâm vào tình huống khó xử.
Nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ trong độ tuổi vị thành niên thường có khuynh hướng bắt chước thần tượng của mình. Trẻ chọn nhân vật phản diện làm hình mẫu để noi theo, vì anh ta có phẩm chất khác với những gì chúng nghĩ về nhân vật phản diện. Những nhân vật phản diện như Joker và Lex Luthor sở dĩ được độc giả yêu thích là vì họ có đầu óc sáng tạo, diễn biến tâm lý phức tạp, và động cơ hành động chính đáng hơn nhân vật chính. Batman có lúc bị coi là vô cảm hơn cả nhân vật phản diện. Điều này lý giải tại sao nhân vật phản anh hùng (anti-hero) ngày càng được yêu thích – nhân vật phản anh hùng tuy mắc nhiều khuyết điểm, nhưng anh ta có khí chất mạnh mẽ, những hành động đáng cho độc giả ngưỡng mộ.
Siêu anh hùng hành động vì lợi ích của người khác, nên luôn có người hưởng ứng và đi theo. Batman và Robin, Superman và cư dân thành phố Metropolis là minh chứng sinh động nhất cho điều này.
Truyện tranh xoay quanh cách hành xử đáng để độc giả học tập của siêu anh hùng, chẳng hạn như hành động xả thân cứu người; nhấn mạnh cái giá phải trả của việc không giúp người – đánh mất bản thân và thiện cảm trong mắt người khác.
Truyện tranh siêu anh hùng từ lâu đóng vai trò phản ánh những biến động xã hội, nên thường có sức tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của độc giả. Nhân vật được cường điệu đến mức cho độc giả cơ hội học tập những phẩm chất tốt đẹp của siêu anh hùng.
CMAVN.