Lịch sử Truyện tranh và Phim hoạt hình Nhật – Lý do độc giả Mỹ yêu thích manga và anime (phần 1) - Comic Media Academy

Lịch sử Truyện tranh và Phim hoạt hình Nhật – Lý do độc giả Mỹ yêu thích manga và anime (phần 1)

06/05/2015

Hiện nay, tại Mỹ đã xuất hiện nhiều bài nghiên cứu nguyên nhân độc giả Mỹ ưa chuộng manga. Một trong những nguyên nhân đơn giản nhất là người dân biết đến manga từ sự thành công của tiểu thuyết hình ảnh. Khi truyện tranh và tiểu thuyết hình ảnh ngày càng tỏa sáng trên bầu trời văn hóa đại chúng, từ đoạt giải thưởng Pulitzer đến việc khơi nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim Hollywood, chúng thu hút lượng độc giả đông đảo hơn và đa dạng hơn về thể loại. 

lich su truyen 1

Truyện tranh truyền thống vẫn được xuất bản nhiều kỳ dưới dạng 32 trang quen thuộc trước khi chúng được đóng thành sách bìa mềm hoặc sách bìa cứng. Độc giả Mỹ vẫn quen đọc truyện tranh dưới dạng này – truyện tương đối dễ đọc, dễ hiểu, đọc xong có thể bỏ sọt rác, mạch truyện kéo dài từ tuần này qua tuần khác, hoặc từ tháng này qua tháng khác. Tuy nhiên, sự đi lên của tiểu thuyết hình ảnh đã làm thay đổi thái độ của độc giả lẫn nhà xuất bản.

lich su truyen 2

Hai mươi năm về trước, ngành công nghiệp vẽ truyện tranh chú trọng vào đối tượng sưu tầm truyện, còn thị trường hiện nay là thị trường của độc giả. Thị trường tiểu thuyết hình ảnh ở Bắc Mỹ phát triển không ngừng, từ doanh số 75 triệu đô la trong năm 2000, tăng lên 245 triệu đô la trong năm 2005. Manga ngày càng được ưa chuộng trên thị trường nói chung, doanh số tăng 25% trong năm 2004 – 2005 ở những nhà sách chuyên bán sỉ manga. Trong tháng 10/2005, các đầu sách manga chiếm 47% trong tổng số 50 tiểu thuyết hình ảnh bán chạy nhất (Griepp 2006). Người mua truyện tranh và tiểu thuyết hình ảnh quan tâm đến nội dung bên trong hơn là giá trị của quyển truyện đang cầm trên tay – họ muốn đọc nó, chứ không phải sở hữu nó, và họ không quan tâm nó là truyện tranh hay là cuốn sách.

lich su truyen 3

Ở Mỹ, đọc manga khác với đọc truyện tranh truyền thống. Nguyên nhân một phần là do manga chủ yếu được phát hành dưới dạng sách. Ở Nhật Bản, manga là những câu chuyện được đăng nhiều kỳ trên tạp chí hàng tuần và hàng tháng, nhưng tại Mỹ, nó lại không như thế. Khi những quyển truyện manga đầu tiên được xuất bản tại đây, không ai chịu đọc nó. Hơn nữa, manga có giá bán cao hơn nhiều so với truyện tranh và sách bìa mềm ngoài thị trường. Khi độc giả truyện tranh bắt đầu có thái độ chú trọng nội dung hơn là hình thức, việc đọc manga tại Mỹ mới có chiều hướng phát triển.

>>> Xem thêm Lịch sử Truyện tranh và Phim hoạt hình Nhật – Lý do độc giả Mỹ yêu thích manga và anime (phần 2) tại đây.

Theo Robin E. Brenner
Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM