Nhà văn, biên kịch Mario Puzo nổi tiếng với tiểu thuyết về thế giới Mafia. Trong đó, tác phẩm Bố già (1969) được ông chuyển thể thành phim đã tạo tiếng tăm vang dội.
>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh
Biên kịch Mario Puzo chuyển thể thành công tiểu thuyết Bố già của mình thành phim
Tiểu sử của nhà văn, biên kịch Mario Puzo
Nhà văn, biên kịch Mario Gianluigi Puzo (15/10/1920 – 02/07/1999) sinh ra trong một gia đình nghèo Italia và nhập cư khu phố Hell’s Kitchen của thành phố New York.
Ông tốt nghiệp trường City College of New York, sau đó tham gia Không quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Vì thị lực không tốt, ông đảm nhiệm công việc quan hệ công chúng tại Đức, không tham gia chiến đấu.
Năm 1950, ông sáng tác truyện ngắn đầu tiên của mình mang tên The Last Christmas. Sau chiến tranh, ông viết cuốn sách đầu tiên The Dark Arena, sách được xuất bản năm 1955.
Trong những năm 1950 đến đầu thập niên 1960, Puzo làm việc với vai trò nhà văn và biên tập cho nhà xuất bản Martin Goodman của công ty Magazine Management. Ông lấy nhiều bút danh như: Male, True Action và Swank. Với bút danh Mario Cleri, ông đã viết về cuộc phiêu lưu trong Thế chiến thứ hai cho Tờ True Action.
Bố già – Tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1969. Sau đó ông chuyển thể tiểu thuyết thành phim. Bộ phim được đạo diễn bởi Francis Ford Coppola.
Ông tiếp tục lấn sân sang lĩnh vực kịch bản phim và đạt nhiều thành công.
Nhà văn, nhà biên kịch lừng danh Puzo đã qua đời vì căn bệnh suy tim tại nhà ở Bay Shore, Long Island, New York vào ngày 02/07/1999. Gia đình của ông hiện đang sống tại East Islip, New York.
Những thành công rực rỡ của nhà văn, biên kịch Mario Puzo
Biên kịch Mario Puzo đồng hành cùng series phim Bố già
Mario Puzo sáng tác tác phẩm Bố già từ những giai thoại về các tổ chức Mafia trong khoảng thời gian ông làm việc cho nhiều tờ báo giấy. Từ cuốn sách Bố già, Puzo chuyển thể thành phim. Bộ phim nhận tới 11 đề cử Oscar. Trong đó, phim thắng 3 giải và Puzo nhận được Giải Oscar cho Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất.
Phần 2 và Phần 3 của Bố già tiếp tục được Puzo phối hợp với đạo diễn Francis Ford Coppola để sản xuất.
Năm 1974, Puzo viết bản thảo đầu tiên cho bộ phim Earthquake.
Ông đồng sáng tác kịch bản phim Superman: The Movie của đạo diễn Richard Donner và viết bản thảo cho Superman Phần 2.
Năm 1982, ông tiếp tục hợp tác viết kịch bản phim A Time to Die.
Năm 1984, ông viết kịch bản phim The Cotton Club. Bộ phim được đạo diễn bởi Francis Ford Coppola.
Năm 1980, bộ phim Superman 2 do ông viết kịch bản được công chiếu.
Năm 1990, Phần 3 của bộ phim Bố già được ông viết kịch bản và được công chúng đón nhận nồng nhiệt.
Năm 1992, ông đảm nhiệm viết kịch bản phim Christopher Columbus: The Discovery.
Có thể nói, Mario Puzo thành công vang dội trên cả 2 lĩnh vực: biên kịch và nhà văn.
Ở vai trò nhà văn, ngoài tác phẩm “Bố già” ông còn để lại cho nhân loại hàng loạt tác phẩm có giá trị khác như:
– Đấu trường u ám (1995)
– Đất khách quê người (1965)
– The Runaway Summer of Davie Shaw (1996)
– Six Graves to Munich (1967)
– Những kẻ điên rồ phải chết (1978)
– Sicilian khúc ca bi tráng (1984)
– The Fourth K (1991)
– Ông Trùm quyền lực cuối cùng (1996)
– Luật im lặng (2000) được xuất bản sau khi ông qua đời vào năm 1999.
– Gia đình Giáo hoàng (2002) được hoàn thành bởi Carla Gino.
Những tác phẩm của Puzo luôn là nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ nhà sản xuất phim Hollywood về đề tài Mafia.
Bộ phim A Time to Die được viết bởi biên kịch Mario Puzo
Chia sẻ của nhà văn, biên kịch Mario Puzo
Mario Puzo nhìn nhận nền điện ảnh Hollywood vẫn còn nhiều vấn đề. Ông nói rằng: “Điều mê hoặc tôi tại Hollywood là người ta bịp bợm nhau một cách hoàn toàn hợp pháp. Đó là những bản hợp đồng hết sức khôn khéo, những con người cực kỳ hấp dẫn, nhưng họ không có lấy một ý nghĩ tốt đẹp nào.”
Mika Team Tổng Hợp & Dịch