Đó là những chia sẻ của đạo diễn Văn Công Viễn về nghề biên kịch, một trong những nghề hấp dẫn và thu hút nhất hiện nay.
Thị trường phim Việt những năm gần đây đang nở rộ với hàng loạt bộ phim đình đám và ăn khách. Ở mảng điện ảnh, các bộ phim Việt được công chiếu với sự đầu tư khủng về mặt hình ảnh và đa dạng về mặt nội dung, thể loại, có thể kể đến như Tấm Cám: Những điều chưa kể, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Lật mặt,… Mảng phim truyền hình cũng không kém cạnh khi có khá nhiều phim Việt nổi bật giữa làn sóng phim quốc tế như Tuổi thanh xuân, Zippo, Mù tạt và em,…
Thành công của phim truyện chắc hẳn không thể thiếu sự đóng góp từ biên kịch, những người sáng tạo ra câu chuyện của bộ phim. Tuy nhiên, trước khi có những sản phẩm ghi dấu ấn riêng, mỗi biên kịch chắc hẳn đã có giai đoạn luyện tập và khó khăn không ít.
Dưới góc độ của một người đã và đang viết, từng tạo ra sản phẩm và cũng gặp không ít khó khăn, đạo diễn Văn Công Viễn sẽ có rất nhiều kinh nghiệm và bài học để chia sẻ cùng các bạn yêu thích biên kịch. Cùng xem đó là những chia sẻ nào nhé.
Đạo diễn Văn Công Viễn
Đề tài luôn là điểm đầu tiên gây ra khó khăn cho mỗi biên kịch. Với kinh nghiệm của mình, anh có thể chia sẻ cho các bạn về cách tìm kiếm đề tài và giữ nhiệt huyết với nghề không?
Trong cuộc sống xung quanh luôn có rất nhiều đề tài để thể hiện, quan trọng mỗi biên kịch phải có góc nhìn, phải cảm thấy yêu quý nội dung đó trong thời điểm đó nhất thì mới có cảm xúc với đề tài mình đã chọn.
Khi các bạn biên kịch bị bí ý tưởng đề tài thì các bạn phải xác định được gu thể loại của mình là gì. Ví dụ hành động, tình cảm gia đình xã hội, kinh dị, viễn tưởng… Các bạn không nên chạy theo những đề tài vượt quá khả năng của mình. Xác định thế mạnh thể loại của mình là gì thì cứ nuôi dưỡng xây dựng nội dung một cách chỉnh chu tốt nhất. Đồng thời các bạn trẻ nên tìm kiếm nguồn ý tưởng từ việc đọc sách, xem phim các thể loại của nước ngoài. Kết hợp những hoạt động thư giãn, tham gia những sự kiện về phim ảnh để kịp thời nắm bắt xu hướng thị trường làm phim cần gì.
Đạo diễn Văn Công Viễn chia sẻ về nghề biên kịch
Ngoài những kiến thức được cung cấp trong quá trình học biên kịch, người học cũng cần có thêm những buổi chia sẻ chuyên đề thực tế, theo anh đó sẽ là những chia sẻ gì để chương trình học hiệu quả và đầy đủ hơn?
Từ kinh nghiệm bản thân, tôi cho rằng lý thuyết và công thức nằm ở một giới hạn. Hạn chế của các bạn học biên kịch là các bạn cứ nghĩ chỉ cần có đủ sáng tạo, đủ kinh nghiệm là đủ sức viết thành một kịch bản hay. Nhưng các bạn lại quên việc phải áp dụng lý thuyết và vận dụng công thức vào quá trình viết, dẫn đến kịch bản bị lệch lạc về mặt phát triển cấu trúc nội dung.
Những dẫn chứng ngoài hiện trường làm phim sẽ là kiến thức thiết thực nhất. Ví dụ chia sẻ về những khó khăn về những phân đoạn không chất lượng khiến cho mặt nội dung câu chuyện bị rời rạc. Hoặc những cảnh tưởng tượng vượt quá khả năng thực thi sẽ không thực hiện được.
Ray Frensham có nói: “Thông thường 90% kịch bản được gửi đến nhà sản xuất đều là rác cả. Khoảng 10% kịch bản đáng để đọc từ đầu đến cuối. Trong số đó có khoảng 2% đáng lưu ý và cần phải mời tác giả đến để “nói chuyện”… Kịch bản của bạn phải nằm trong top 2% đó”. Từ trải nghiệm cá nhân, anh có lời nhắn hay động viên nào dành cho các nhà biên kịch tương lai trước lời “nhắn nhủ” trên?
Theo tôi, nhận xét đó có phần đánh đồng mặt chất lượng kịch bản. Mỗi kịch bản tác giả đổ tâm huyết vào đều có cái hay cái dở cần phải chắt lọc để góp ý. Chủ đề kịch bản được chọn sử dụng ngoài việc phụ thuộc vào ý tưởng hay, mới lạ, thì còn phải nắm bắt được nhu cầu thị hiếu khán giả. Và thông điệp muốn truyền tải có đủ sức chinh phục cảm xúc khán giả.
Các bạn biên kịch cần có đủ mạnh về lập trường, quan điểm nghề nghiệp và phải thật yêu nghề, thật sự đam mê muốn sống hết mình luôn nỗ lực với nghề thì việc gặt hái kết quả chỉ phụ thuộc vào thời gian các bạn nắm bắt được cơ hội. Bản thân biên kịch không nhất thiết phải học theo phong cách của một biên kịch khác mà cái quan trọng là các bạn có cách nghĩ, cách tìm tòi chắt lọc để học hỏi.
Trước đây tôi đã từng viết 7 kịch bản truyền hình mới chọn được một cái và vẫn còn cần đến biên tập chỉnh sửa. Và phim điện ảnh của tôi cũng phải trải qua 8 cái đề cương đến cái thứ 9 mới chọn ra được một cái gọi là hoàn chỉnh nhất, mọi người cùng ngồi lại với nhau để phân tích mổ xẻ và đắp thêm. Như vậy thì việc các bạn biên kịch trẻ phải trải qua khó khăn và sự thất vọng, nản chí là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên nếu như vẫn giữ được nhiệt huyết với nghề và xem thất bại là một bài học của thành công thì thành quả sẽ chỉ là về mặt thời gian.
Trong vai trò là một đạo diễn kiêm biên kịch và là người gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều biên kịch trẻ, anh có thể cho biết điều cản trở nhất đối với một người bước vào nghề biên kịch là gì không?
Về vấn đề trở ngại của các bạn biên kịch mới vào nghề thứ nhất là thiếu vốn sống, thiếu trải nghiệm dẫn đến kịch bản chưa có độ sâu.
Phải có đam mê thật sự, phải ý thức được mình làm một sản phẩm cho chính mình.
Thứ 2 nếu không có sự quyết tâm sẽ dễ dàng bỏ cuộc ngay từ đầu. Các bạn biên kịch cần phải chuẩn bị cho mình tư tưởng “sống được với nghề hay không”. Không nên làm việc theo cảm hứng, phải có sự rèn luyện khoa học thì mới nghiêm túc trong việc làm.
Đạo diễn Văn Công Viễn chia sẻ trong talkshow Đối thoại giữa Biên kịch và Đạo diễn
Chuyên ngành biên kịch chuyên sâu và chính quy ở Việt Nam hiện nay chỉ đào tạo ở ĐH Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội. Theo anh, việc mô hình đào tạo chuyên nghiệp bị hạn chế có ảnh hưởng đến sự phát triển của làng phim Việt hay không? Và những bạn trẻ muốn trở thành biên kịch cần làm gì và có lựa chọn nào khác ngoài việc học chính quy tại Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội?
Đó là một thiệt thòi cho thị trường phim ảnh phía nam, không có một nơi đào tạo bài bản chất lượng về nghề biên kịch thì sẽ dẫn đến việc tạo ra một lỗ hổng lớn về thiếu nguồn nhân lực.
Bạn muốn được lắng nghe những chia sẻ của đạo diễn Văn Công Viễn về nghề, về cách viết kịch bản và tham gia những buổi thực tế hiện trường? Bạn muốn được rèn luyện để trở thành một biên kịch trong lương lai? Bạn muốn thực hiện một bộ phim ngắn sau khi kết thúc một khóa học biên kịch?
Hãy đăng ký ngay khóa học Biên kịch phim điện ảnh của CMA để có cơ hội thực hiện những ước muốn của bạn trong thời gian ngắn.
Hiền Đặng