Cách phát triển kết cấu cho kịch bản - Comic Media Academy

Cách phát triển kết cấu cho kịch bản

21/11/2016

Kết cấu câu chuyện trong một kịch bản có khá nhiều kiểu. Mỗi kiểu có những đặc trưng riêng. Người viết kịch bản cần vận dụng chúng linh hoạt. Thường một kịch bản sẽ được xây dựng từ nhiều loại kết cấu. Bài viết gửi đến bạn đọc ba loại kết cấu: Tuyến tính, vòng tròn, đảo nghịch.

Kết cấu tuyến tính – nền tảng mọi kết cấu khác của kịch bản

Kịch bản phát triển trên nền tảng nhiều loại kết cấu. Nhưng để phát triển thành các kết cấu khác, kết cấu tuyến tính được xây dựng đầu tiên. Từ kết cấu tuyến tính, biên kịch phát triển chúng thành kết cấu vòng tròn, đồng hiện hay bậc thang. Hoặc cũng có thể kết hợp nhiều loại kết cấu trong một kịch bản. Nhưng luôn cần một kết cấu làm chủ đạo, tránh sự xáo trộn trong câu chuyện.

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh

Kịch bản cần bám theo một kết cấu

Kịch bản cần  bám theo một kết cấu

Kết cấu tuyến tính gồm 3 hồi , 8 nhịp:

– Hồi 1: Mở đầu kịch bản. Tập trung giới thiệu bối cảnh. Tạo xung đột khởi đầu giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện. Ở hồi 1, bạn cần 2 nhịp quan trọng: Sự kiện khởi đầu và Đỉnh điểm xung đột 1.

– Hồi 2: Phát triển câu chuyện. Tại hồi 2, bạn cần xây dựng cuộc chiến khốc liệt giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện. Một lưu ý nữa, ngoài cốt truyện chính, cốt truyện phụ cũng cần được xây dựng ở hồi 2 nhằm làm rõ câu chuyện trong kịch bản. Các nhịp cần có trong hồi 2: Mâu thuẫn, Điểm lật, Mẫu thuẫn đẩy lên cao, Đỉnh điểm xung đột 2.

– Hồi 3: Giải quyết vấn đề. Hồi 3 là phần giải quyết mọi nút thắt trong kịch bản. Có hai nhịp ở hồi 3: Đỉnh điểm câu chuyện và Cách giải quyết.

Kết cấu vòng tròn trong sáng tạo kịch bản

Kịch bản với kết cấu vòng tròn được phát triển từ kết cấu tuyến tính. Tức là vẫn đảm bảo đầy đủ 3 hồi và 8 nhịp. Nhưng kết cấu vòng tròn lại mang nét riêng khó lẫn với các kết cấu khác. Cụ thể, kết cấu vòng tròn sẽ có mở đầu và kết thúc cùng một điểm.

Có nhiều loại kết cấu biên kịch cần linh hoạt sử dụng hợp lý

Có nhiều loại kết cấu, biên kịch cần linh hoạt sử dụng hợp lý

Với kết cấu vòng tròn, bối cảnh mở đầu kịch bản cũng là bối cảnh kết thúc kịch bản. Điển hình cho kết cấu kịch bản vòng tròn là bộ phim Shaun The Sheep (Cừu quê ra thành phố). Bộ phim mở đầu tại một nông trại nuôi cừu ở vùng nông thôn. Các chú cừu nhìn thấy banner mời gọi ra thành phố trên một chiếc xe buýt. Từ đó, chúng lập kế hoạch rong chơi thành thị. Những qua nhiều thử thách các chú cừu và ông chủ của mình cũng trở lại nông trại cũ.

Chọn kết cấu vòng tròn, kịch bản của bạn thường mang cốt truyện thám hiểm hoặc phiêu lưu. Nhân vật chính vì một lý do nào đó rơi vào một chuyến phiêu lưu và kết thúc chuyến phiêu lưu, nhân vật trở lại ngay bối cảnh ban đầu họ xuất phát.

Kịch bản với kết cấu đảo nghịch

Nếu với kết cấu vòng tròn, kịch bản có điểm xuất phát và điểm kết thúc giống nhau thì kết cấu đảo nghịch lại mang một bức tranh hoàn toàn khác.

Ở kết cấu đảo nghịch, nhịp cao trào của hồi 2 sẽ được đưa lên đầu để kích thích sự tò mò của người xem. Sau đó, người viết kịch bản mới bắt đầu hé mở dần nguyên nhân dẫn đến cao trào.

Dù sử dựng kết cấu nào quan trọng nhất vẫn là tạo bất ngờ cho người xem

Dù sử dụng kết cấu nào, quan trọng nhất vẫn là tạo bất ngờ cho người xem

Kết cấu đảo nghịch khá phù hợp với thể loại phim trinh thám, hình sự hay phim ma. Có thể, nhân vật chính bị truy giết ở phần mở đầu bộ phim. Khán giả bắt buộc phải xem tiếp để thỏa mãn sự tò mò tại sao nhân vật lại rơi vào tình huống này. Rõ ràng xây dựng được một kết cấu đảo nghịch lôi cuốn, kịch bản của bạn sẽ như trò chơi trốn tìm. Bạn tiến hành giấu đi các tình tiết mấu chốt của kịch bản, dần dần bạn lật giở chúng ra trước con mắt ngạc nhiên của người xem.