Chuốt lời thoại - Tạo kịch bản hấp dẫn - Comic Media Academy

Chuốt lời thoại – Tạo kịch bản hấp dẫn

22/11/2016

Nếu cốt truyện được xem là xương sống thì lời thoại là linh hồn của kịch bản. Lời thoại độc đáo sẽ giúp “mãn thính”. Vậy làm sao xây dựng lời thoại làm say đắm khán giả?

Kịch bản và lời thoại hợp tâm lý nhân vật

Kịch bản và lời thoại nhân vật là người bạn đồng hành tin cậy của nhau. Thật khó để một kịch bản truyền tải hết thông điệp nếu lời thoại không hợp với nhân vật hoặc thừa thải. Vậy làm sao để xây dựng lời thoại “chỉn chu”?

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh 

Lời thoại cần ăn khớp tâm lý nhân vật

 Lời thoại cần ăn khớp tâm lý nhân vật

Biên kịch cần có một bảng phân tích nhân vật càng chi tiết càng tốt. Bảng phân tích này sẽ gồm các phần sau:

– Phần một: sẽ có các nội dung: Tên nhân vật, hệ nhân vật, loại nhân vật và ẩn ý biên kịch muốn gửi gắm vào nhân vật là gì.

– Phần hai: Mô tả ngoại hình nhân vật. Người viết kịch bản cần xác định rõ nhân vật có nguồn gốc xuất xứ ở đâu, thuộc chủng tộc nào. Miêu tả kỹ đặc điểm diện mạo, đặc điểm sinh lý và kèm theo kỹ năng đặc biệt của nhân vật.

– Phần ba: Người viết kịch bản sẽ miêu tả thật chi tiết tính cách, sở thích, đặc điểm tinh thần và cả quan điểm sống.

– Phần tư: Người viết đào sâu vào các mối quan hệ xã hội của nhân vật ảnh hưởng đến cốt truyện.

– Phần năm: Nói rõ xung đột bên trong, bên ngoài và mục tiêu của nhân vật.

Việc phân tích rõ nhân vật giúp người viết kịch bản nắm rõ mọi thứ trong tay. Vì vậy, xây dựng lời thoại hợp với tâm lý của từng nhân vật sẽ dễ dàng hơn.

Kịch bản và diễn cùng lời thoại

Ngoài phân tích nhân vật như trên, người viết kịch bản có thể sử dụng một phương pháp khác: “Soi lời thoại, diễn chiếc gương”. Đây là phương pháp khá hiệu quả được nhiều biên kịch từ mới bắt đầu đến “gạo cội” thực hiện. Vậy bạn sẽ áp dụng phương pháp này như thế nào?

Biên kịch cũng như diễn viên đều cần tập diễn trước gương

Biên kịch cũng như diễn viên, đều cần tập diễn trước gương

Người viết kịch bản cần chuẩn bị một chiếc gương lớn để nhìn rõ mọi biểu cảm trên gương mặt và hành động của mình. Sau khi nghĩ ra lời thoại cho nhân vật, bạn sẽ diễn lại câu thoại và quan sát chính mình trên gương.

Để phương pháp này phát huy hiệu quả cao, biên kịch phải thật hòa mình vào nhân vật. Đương nhiên, áp dụng trong một thời gian dài, biên kịch có thể cải thiện kỹ năng diễn xuất cùng kỹ năng viết kịch bản của mình.

Kịch bản và sự học hỏi

Sáng tạo lời thoại trong kịch bản là một nghệ thuật của năng khiếu. Nhưng với sự luyện tập và học hỏi thường xuyên, người viết kịch bản có thể cải thiện.

Biên kịch cần học hỏi không ngừng

Biên kịch cần học hỏi không ngừng

Những bộ phim Hàn Quốc sẽ là nơi học hỏi lời thoại lý tưởng. Chúng vừa thấm đẫm tình cảm vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Cùng điểm qua những lời thoại hay trong các bộ phim Hàn Quốc gần đây:

– “Hãy nhớ. 10 giờ đúng tối ngày 7/1/2015. Thời gian tôi bị cô mê hoặc. Đây là lời tỏ tình vô cùng độc đáo của Shin Se Kin trong phim “Kill Me Heal Me”.

– “Đẹp trai thì là oppa hết”. Câu nói đầy gợi cảm của Ahn Yo Na cũng trong phim “Kill Me Heal Me”.

– “Con người sống trên đời thường hay cảm thấy thế giới này thật nhỏ bé. Vốn là hai người xa lạ nhưng sau đó phát hiện ra lại có nhân duyên với nhau”. Nhân vật Choi Dal Po đã nói trong phim Pinocchio.

– “Có thể là tôi không? Thay vì chờ đợi ai đó không xuất hiện, thì người ở ngay bên cạnh là tôi đây, không được sao?” Lời thoại của nhân vật Seo Jung Hoo trong phim Healer.