Bí quyết xây dựng nhân vật hài hước trong kịch bản hài - Comic Media Academy

Bí quyết xây dựng nhân vật hài hước trong kịch bản hài

23/11/2016

Kịch bản hài và nhân vật hài hước là cặp đôi hoàn hảo hỗ trợ cho nhau. Nhưng như thế nào là nhân vật hài hước, cách xây dựng nhân vật hài trong một kịch bản hài ra sao?

Kịch bản hài và nhân vật có ngoại hình bắt mắt

Nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một kịch bản hài. Nhân vật là công cụ giao tiếp của biên kịch với người xem. Ấn tượng ban đầu quyết định liệu người xem có tiếp tục theo dõi câu chuyện của biên kịch hay không.

Nhân vật hài hước cũng phải có ngoại hình tông xẹt tông với tên của nhân vật. Một cái tên quá phổ biến và người xem không có bất kỳ ấn tượng nào sau khi nghe là một lỗi lớn khi xây dựng nhân vật hài.

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh 

nhân vật hài hước quyết định thành công

Nhân vật hài hước quyết định thành công của kịch bản hài

Bộ phim “5S Online” đã làm xây dựng nhân vật khá tốt. Bởi mỗi nhân vật đều có nét riêng khó phai: Quyết đại ca (nhân vật sỏi đời), NaNa công chúa (ngoại hình nhỏ nhắn, ngây thơ, ngô nghê), Trung dũng sĩ (chuyên hành hiệp giúp đỡ mọi người) hay Phan lãng tử (chàng trai có ngoại hình đẹp, galang, có nhiều cô gái theo đuổi). Ngay từ việc đặt tên nhân vật, biên kịch đã gửi gắm khá rõ ngoại hình và tính cách của nhân vật.

Kịch bản hài và lời thoại hài hước

Rõ ràng nhân vật là công cụ truyền tải thông điệp của một kịch bản hài. Lời thoại có sinh động hay không sẽ quyết định sự sống còn của kịch bản. Mức độ hài hước của lời thoại phụ thuộc vào sự sáng tạo của từng biên kịch.

Lời thoại nhân vật phải đắt giá

Lời thoại nhân vật phải đắt giá

Những lời thoại đắt giá trong series phim hài “5S Online” bạn nên xem qua và học hỏi

Kiều Linh phù thủy đanh đá với các câu nói hết sức nham hiểm:

Tình yêu như bát cơm thiu/ Không ăn thì đói, ăn vào thì đau.

Tình yêu phải có xe hơi/ Đi đâu bốn bánh đón mời sướng ghê/ Quen rồi chắc chắn sẽ phê/ Ai đi hai bánh cho về vườn luôn.

NaNa công chúa đáng yêu ngô nghê cũng có nhiều câu thoại hấp dẫn:

Cuộc đời thật lắm éo le/ Cớ sao mình lại cu-te thế này.

Cuộc đời thật lắm tai ương/ Cớ sao ta lại dễ thương thế này.

Hai nhân vật Trung dũng sĩ và Phan lãng tử cũng có nhiều câu nói về yêu và ế để đời:

Thu này vẫn giống thu xưa/ Vẫn đi xe máy, vẫn thừa ghế sau

Tán gái nhiều cũng là cái tội mà yêu quá vội cũng là cái ngu.

Kịch bản hài và những mâu thuẫn của nhân vật

Kịch bản hài ăn khách bởi những mẫu thuẫn giữa các nhân vật. Thiếu muối trong mâu thuẫn sẽ khiến kịch bản trở nên nhạt nhòa. Những loại mâu thuẫn cần được xoay quanh nhân vật chính:

Mâu thuẫn giữa các nhân vật với nhau.

Mâu thuẫn giữa nhân vật với cộng đồng.

Mâu thuẫn giữa nhân vật với thiên nhiên

Mâu thuẫn giữa nhân vật với chính con người nhân vật.

mâu thuẫn giữa các nhân vật cũng có thể tạo yếu tố hài

Mâu thuẫn giữa các nhân vật cũng có thể tạo yếu tố hài 

Để phát triển các loại mâu thuẫn trên, biên kịch quan tâm  đến bối cảnh sử dụng trong kịch bản hài. Bởi thường kịch bản hài sẽ được quay cố định tại một địa điểm. Nếu người viết xây dựng những mâu thuẫn xảy ra ở những bối cảnh vượt quá sức lực của hãng phim thì kịch bản khó lòng được chấp nhận sản xuất.