Ngày nay, biên kịch có nhiều thuận lợi hơn trong cách viết kịch bản phim khi các phần mềm ra đời. Những phần mềm nào có thể sử dụng để viết kịch bản?
Cách viết kịch bản phim bằng Microsoft Word
Cách viết kịch bản phim bằng Microsoft Word là một cách hay bởi không tốn bất kỳ chi phí mua bản quyền như các loại phần mềm chuyên cho kịch bản. Nhưng bạn cần tự thiết lập các chuẩn bằng tay. Những quy tắc bạn cần tuân thủ khi viết kịch bản:
– Đầu tiên, nhà biên kịch cần sử dụng font Courier có size 12.
-Tiếp theo, canh lề: lề trái 1.5 inches, lề phải: 0.5 inches, lề trên và lề dưới là 1 inch.
– Sau nữa, đối thoại cách lề trái là 2.5 inches và tên nhân vật nằm phía trên lời thoại, và cách lề trái 3.7 inches.
– Về phần đánh số trang: bạn cần đánh ở góc trên bên phải.
– Bắt đầu trang kịch bản với chữ FADE IN.
– Kết thúc kịch bản, bạn cần đánh chữ THE END hoặc FADE OUT cuối trang hoặc giữa trang.
>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh
Dùng Microsoft Word viết kịch bản
Một kịch bản phim cần phải đảm bảo các yêu cầu trên. Bởi có rất nhiều thành phần đọc kịch bản để sản xuất: đạo diễn, biên tập viên,..
Cách viết kịch bản phim và dùng phần mềm Celtx
Cách viết kịch bản phim bằng phần mềm Celtx được sử dụng khá phổ biến. Tại sao phần mềm này được ưa chuộng như vậy?
1. Phần mềm viết kịch bản Celtx là phần mềm Online. Vì vậy, bạn và nhóm kịch bản của bạn có thể cùng nhau làm việc và chỉnh sửa cùng nhau.
2. Phần mềm viết kịch bản Celtx được lập trình khá dễ cho việc chuyển sang file một cách đồng bộ. Từ đó, biên kịch dễ dàng chuyển sang cho đạo diễn, nhà sản xuất hay biên tập viên.
3. Phần mềm này chỉ được sử dụng miễn phí. Đây là đột phá khiến phần mềm này được dùng phổ biến. Các phần mềm còn lại đều có giá khá cao.
Phần mềm Celtx hỗ trợ viết kịch bản
Với việc sử dụng phần mềm Celtx, nhà biên kịch có sẵn một formal theo chuẩn điện ảnh Hollywood để viết. Bạn chẳng cần phải chỉnh tay như Microsoft Word.
Cách viết kịch bản phim bằng các phần mềm khác
Hai phần mềm khác được các người viết kịch bản chuyên nghiệp hay dùng là FinalDraft và Movie Magic Screenwriter. Ngoài hai phần mềm này, còn khá nhiều phần mềm khác trong cách viết kịch bản phim bằng phần mềm chuyên dụng như: Dreamscript, Hollywood Screenwriter, Montage.
Các phần mềm có giá khác nhau và khá cao. Cụ thể:
– Dreamscript có giá: $225
-Final Draft có giá: $229
-Hollywood Screen-writer: giá $49.95
-Montage có giá: $149.5
Nên suy nghĩ kĩ trước khi đầu tư mua phần mềm hỗ trợ
Bởi giá khá cao nên biên kịch cần xem xét nhu cầu của mình để chọn ra phần mềm viết kịch bản phù hợp với mình. Thêm nữa, chắc chắn sự đầu tư một phần mềm viết kịch bản có chất lượng sẽ là sự đầu tư khôn ngoan, lâu dài cho sự nghiệp viết kịch bản của bạn. Chúng là người bạn đồng hành không thể thiếu của bất kỳ nhà biên kịch nào.
Công việc viết kịch bản của biên kịch trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Vì vậy, nếu đã chọn theo đuổi lâu dài nghề biên kịch, bạn nhất định phải trang bị cho mình một phần mềm đúng ý bạn.