Mọi người ai cũng có câu chuyện của riêng mình. Vậy hãy viết về câu chuyện của bạn. Đây chính là lời khuyên tốt nhất cho tất cả những ai muốn trở thành một nhà văn, nhà biên kịch hay một cây viết chân chính.
Trên hành trình trở thành một nhà văn, chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên. Tuy nhiên một số chúng sẽ rất mơ hồ, bạn sẽ nghe về những điều rất hoa mỹ nhưng thật sự thì chúng chỉ là những ảo tưởng mơ mộng mà thôi. Thật ra điều này không có gì lạ, đó là đặc điểm của nghề này, bản chất của ngành công nghiệp hoạt động dưới sự chỉ đạo của một hội đồng các nhóm hay phòng ban như biên tập viên hay các nhà thiết kế… họ chỉ làm việc của mình và cố gắng động viên bạn để bạn hoàn thành việc của mình một cách hiệu quả nhất. Nhưng tất cả những điều trên chỉ là một phần nhỏ, trong khi điều thật sự quan trọng trong cảm hứng của một người nghệ sĩ, chỉ là một động lực cực kỳ đơn giản: được kể câu chuyện cuộc đời mình.
Trên hành trình trở thành một nhà văn, bạn thường xuyên phải lắng nghe những lời bình luận tiêu cực kiểu như: bạn không đủ trình độ, thiếu kinh nghiệm hay kiến thức chuyên môn; không đủ trình ngôn ngữ hay những điều tương tự… Nhưng bạn đừng để chúng ngăn cản bạn. Đừng bao giờ để mục tiêu của mình bị lu mờ trước những khó khăn, chông gai trước mắt. Vì ta biết chúng luôn ở đó, dù sớm dù muộn ta sẽ đương đầu với chúng, từng chút một. Nên hãy cứ viết những ý tưởng của chính mình, bằng thứ ngôn ngữ của chính chúng ta.
Tuy rằng, để có thể hiểu được lời khuyên này, điều đầu tiên là bạn cần phải hiểu được chức năng và mục đích của ngôn ngữ và nhiệm vụ của mỗi nhà văn chính là tiếp tục phát triển chúng.
Ngôn ngữ chính là chiếc cầu nối được tạo nên bằng những quy luật, những thuật ngữ, dấu câu… Mục đích của ngôn ngữ chính là để chia sẻ và truyền tải thông điệp, ý tưởng của ai đó đến người đọc. Ngôn ngữ chính là sự pha trộn giữa sự phát triển của công nghệ, tính chất địa phương và tính cách con người ở xã hội hiện đại. Được tạo ra dưới sự quản lý, kiểm soát của các tổ chức giáo dục ở khắp nơi trên toàn địa cầu.
Tuy nhiên, việc nắm bắt toàn bộ một ngôn ngữ nào đó là điều không thể. Cụ thể tiếng Anh được sử dụng ở vùng Bắc Phi hầu như hoàn toàn khác biệt với thứ tiếng Anh mà bạn biết. Việc sử dụng tiếng anh ở đây hầu như không có một tiêu chuẩn nào. Trong khi có khá nhiều các hệ thống tiếng Anh theo tiêu chuẩn như M.L.A- hệ thống trích dẫn và sử dụng văn bản của hiệp hội ngôn ngữ hiện đại được áp dụng cho cấp sơ đẳng, trung đẳng, các trường cao đẳng; A.P.A- hệ thống trích dẫn văn bản của hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ được áp dụng rộng rãi ở các trường đại học và cao đẳng… Hệ thống trên đưa ra cụ thể các hướng dẫn chống đạo văn, ăn cắp sản phẩm trí tuệ khác. Ngoài ra, các phương pháp viết văn AP sử dụng cho phương tiện truyền thống như tạp chí, báo điện tử hoặc đài truyền hình cũng rất phổ biến.
Ngay cả những trường đại học hay trung tâm đào tạo nhỏ cũng đã bắt đầu soạn thảo ra những hệ thống, quy định riêng biệt về phong cách viết và sử dụng tài liệu tham khảo, trích dẫn nguồn khác nhau và hợp pháp hóa chúng. Cụ thể như cao đẳng Ivy League, trường đại học Harvard, trường đại học Oxford là những trường tiên phong trong công tác này. Những quy tắc này của họ thậm chí còn được cập nhập hằng năm, nâng cấp, cải tiến và đến nay vẫn được xem như những quy tắc chuẩn mực cho việc viết văn.
Là một cây viết đầy sáng tao, những điều trên đây có ý nghĩa như thế nào?
Câu trả lời là: Chúng không mang một ý nghĩa gì cả.
Những điều luật trên đặt ra chỉ để cho các bạn biết ta nên bắt đầu từ đâu, chỉ vậy thôi. Không có gì là sai trái khi bạn thích nghi với những quy tắc này, dần dần thay đổi và chuyển hóa chúng cho văn phong của riêng mình. Điều quan trọng hơn, đó chính là bạn phải nhận ra được những lợi ích mà chúng mang lại, sử dụng và biến chúng thành lợi thế cho mình. Và hơn hết, bạn phải nhận ra rằng độc giả của bạn đòi hỏi những gì, đã biết được những gì và họ đang tiếp nhận thông tin theo cách nào? Có như thế thì bạn mới có thể phát triển lối viết, cách kể chuyện và cách dùng từ ngữ của mình một cách ổn định, đúng đắn, bắt kịp xu hướng mà không lạc lối. Cho nên hãy luôn ghi nhớ và cố gắng thấu hiểu những quy luật trên khi kể chuyện của mình.
Một khi bạn đã đặt bút lên trên giấy và bắt đầu viết, điều tiếp theo bạn cần làm đó là hãy tin tưởng vào biên tập của mình. Một biên tập giỏi sẽ có đầy đủ chuyên môn và kinh nghiệm để hỗ trợ cho bạn, giúp ý tưởng, thông điệp được truyền tải tới người đọc một cách tốt nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo chấp hành đúng các quy luật được đặt ra. Đừng bao giờ phí thời gian để tìm kiếm vị trí thích hợp nhất cho một dấu phẩy hay việc nên đặt dấu phẩy hay dấu chấm phẩy trong câu. Hãy để những người dày dạn kinh nghiệm nhất hướng dẫn mình.
Nếu bạn là một nhà văn tự do và không thể đáp ứng được chi phí cho một biên tập viên. Hãy nhờ người thân, bạn bè của mình đọc và góp ý cho mình. Cho dù họ có thể không am hiểu về ngôn từ, lối hành văn hay những kiến thức chuyên môn hay thậm chí không tiếp xúc nhiều với dòng văn học tác phẩm của bạn đi chăng nữa. Họ luôn luôn, luôn luôn ý thức thực những ý chủ đạo cho mọi câu chuyện, họ vẫn là một độc giả luôn phán xét, đoán trước diễn biến câu chuyện và biết nhận định thứ gì hay và không hay theo cách nhìn của riêng họ. Họ có thể giúp bạn làm thế nào để tiếp tục câu chuyện của mình, những tình tiết nào là hấp dẫn, hợp lý hay mới mẻ, những chi tiết nào nên cải thiện. Và quan trọng hơn hết, gia đình và bạn bè là những người có thể mang lại cho bạn sự tự tin để hoàn thành câu chuyện của mình.
Nếu bạn có đam mê cho nghề viết hay có một ý tưởng nào đó về một câu chuyện tuyệt vời. Hãy nhớ rằng những bước đi đầu tiên là những bước quan trọng nhất. Hãy kể chúng ra! Còn những điều còn lại của xã hội hiện đại là những thứ bạn có thể học hỏi và trau dồi sau đó. Bạn có thể bay cao và bay xa. Nhưng điều đầu tiên là: bạn phải học cách bay như thế nào cái đã. Nếu bạn muốn là một người kể chuyện, bước đầu tiên với bạn rất đơn giản: hãy tự kể câu chuyện của chính mình.
Tác giả: Pomichter Pomichter
Người dịch: Minh Phương
Nguồn: http://successstory.com/inspiration/want-to-be-a-writer