Một trang trong bộ manga nổi tiếng của Nhật Bản – Doreamon
Khi chuẩn bị vẽ truyện tranh, vài ba khung truyện ngắn, hay thậm chí là thiết kế vài khung hình động,… bạn có băn khoăn về việc nên bắt đầu từ đâu không? Câu trả lời thường chỉ gói gọn trong hai đáp án “Tôi nên sáng tạo ra một cốt truyện trước, rồi cứ từ đó mà phát triển nhân vật?” hay “Xây dựng nhân vật hoàn chỉnh để rồi gắn kết chúng lại bằng những câu chuyện?”
Hy vọng với những gợi ý dưới đây, bạn sẽ biết cách tạo ra tác phẩm cho riêng mình theo những cách riêng và giấc mơ trở thành nhà biên kịch, họa sĩ truyện tranh, phim hoạt hình sẽ không còn quá mịt mờ đối với các bạn trẻ mới vừa bước vào nghề.
Xu hướng cũ – Cái tên nhỏ hơn câu chuyện
Nhã Phương và Kang Tae Oh của phim Tuổi thanh xuân từng gây sự chú ý với khán giả ở Việt Nam và Hàn Quốc
Không riêng gì kịch bản phim, các nhân vật trong các tác phẩm nghệ thuật ra đời vào thời gian trước cũng thường không được khán giả nhớ tên. Thay vào đó thường ghi nhớ diễn biến của câu chuyện được kể trong tác phẩm. Vậy tại sao khán giả không nhớ về các nhân vật trong phim?
Nguyên nhân thứ nhất là do việc sáng tác nhân vật trong các tác phẩm nghệ thuật thời đó chưa thể hiện được cái “tôi” của tác giả. Hiểu theo một cách khác là nhân vật trong các tác phẩm còn mang “màu sắc” cộng đồng, toàn dân. Điều đó khiến công chúng khó có thể ghi nhớ đặc trưng của “diễn viên”.
Nguyên nhân thứ hai là do “phạm vi hoạt động” của nhân vật chỉ gói gọn trong một tác phẩm riêng biệt. Khán giả khó mà “gặp lại” họ khi tác phẩm kết thúc.
Việc ấn định câu chuyện trước khi tạo hình nhân vật cũng khiến nội dung tác phẩm thiếu màu sắc riêng, thiếu sự linh hoạt cần có của nó. Chính vì lẽ đó, theo thời gian, hướng xây dựng kịch bản hiện nay đã thay đổi.
Nick Wilde nhân vật chính trong phim hoạt hình Zootopia
Hướng đi mới: Nhân vật – Người “thiết kế” kịch bản
Đi ngược lại với xu hướng trước đây, khi ra mắt các tác phẩm nghệ thuật như truyện tranh, phim hoạt hình, game,…các nhà sản xuất thường “nhá hàng” các nhân vật trước để thu hút sự chú ý của công chúng. Tạo hình nhân vật, tính cách đặc trưng, khả năng đặc biệt,… giúp nhân vật “làm quen” và tạo ấn tượng khác biệt đối với khán giả.
Ngoài ra, việc xây dựng nhân vật giúp các họa sĩ, tác giả, nhà sản xuất có được kết quả thăm dò thị trường trước khi tác phẩm của họ ra đời.
Hình ảnh teaser cho phim Despicable Me 3
Nhân vật – “chìa khóa” tiếp cận khán giả
Nhân vật như thế nào mới có thể khiến công chúng đón nhận? Là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể giải đáp. Khán giả sẽ dễ dàng tiếp nhận một nhân vật có “một cái gì đó” tương đồng với bản thân khán giả, hoặc cái gì đó tương đồng với mong muốn về tình cảm, trùng lắp với ước mơ của họ.
Một điều không cần bàn cãi là khi khán giả chạm được “cái tôi” của nhân vật, họ sẽ cảm thấy tin tưởng và mở lòng hơn.
Tuy nhiên, sự thành công của tác phẩm không phải là cố gắng xây dựng một nhân vật mà ai cũng yêu thích, ai cũng chấp nhận. Một tác phẩm được đánh giá là hay chỉ khi nó có khả năng khơi dậy cảm xúc, suy nghĩ theo những cách khác nhau cho từng người xem.
Xu hướng sáng tác
Ngày nay, không ít các nhân vật phụ được nhà sản xuất cho phép “đánh lẻ” khi thấy được tiềm năng thương mại của chúng. Đây là minh chứng cho xu hướng điển hình hóa nhân vật trong các sản phẩm điện ảnh.
Maleficent – nhân vật phù thủy được lựa chọn trở thành nhân vật chính của bộ phim
Fiding Dory – Cô nàng Dory sẽ trở thành nhân vật chính trong phần kế tiếp của Finding Nemo
Sáng tạo, thấu hiểu thế giới của nhân vật, xây dựng những tình tiết, dự trù những đầu mối cốt truyện là những bước đầu tiên bạn cần chuẩn bị khi bắt tay vào sáng tác một tác phẩm điện ảnh, văn học, nghệ thuật.
Bạn nên là người sáng tạo ra những nhân vật mạnh mẽ, thú vị hơn bao giờ hết, có khả năng tự chủ và quyết định tương lai cho mình. Đó sẽ là yếu tố giúp kịch bản thu hút được khán giả.
Quỳnh Như tổng hợp