Kỷ nguyên vàng của truyện tranh phương Tây (1938 – 1945)

Kỷ nguyên vàng của truyện tranh phương Tây (1938 – 1945) – Phần 1

13/05/2015

Vào tháng 6/1938, sự xuất hiện lần đầu tiên của nhân vật siêu nhân (Superman) nổi tiếng trong series Action Comics đã mở ra kỷ nguyên vàng của truyện tranh. Tuy nhiên, câu chuyện về nhân vật này đã có từ cách đây rất lâu.

>>> Kỷ nguyên vàng của truyện tranh phương Tây (1938 – 1945) – Phần 2

phương Tây1

Sự xuất hiện lần đầu tiên của nhân vật siêu nhân trong series Action Comics (Ảnh: Internet)

Vào một đêm mùa hè oi bức tại Cleveland (1933), Jerry Siegel – khi ấy vẫn còn là một cậu bé – trằn trọc không ngủ được. Ông đang mơ tưởng đến một thể loại truyện tranhmới. Lấy cảm hứng từ những truyện khoa học viễn tưởng và tiểu thuyết Gladiator của Philip Wylie (1930), ông mơ đến một mẫu người đàn ông tương lai có sức mạnh phi thường. Theo lời của Jerry, ý niệm về nhân vật siêu nhân đã hình thành trong tâm trí ông vào chính cái đêm hôm đó. Ông vùng dậy khỏi gường và hí hoáy ghi lại từng chi tiết nghĩ ra trong đầu, đến khi trời sáng, ông có trong tay câu chuyện hoàn chỉnh. Ông chạy ngay đến nhà Joe Shuster. Joe rất vui mừng trước ý tưởng này, và họ lập tức bắt tay vào viết kịch bản.

phương Tây2

Doc Savage (Ảnh: Internet)

Nhân vật siêu nhân ban đầu rất giống nhân vật anh hùng trong Gladiator – mẫu nhân vật có sức mạnh phi thường, khả năng nhảy cao 12 m, và thân hình cứng cáp. Ngoài ra, ông còn lấy cảm hứng từ nhân vật Doc Savage được quảng cáo trên báo lá cải vào thời đó.

Ban đầu, mẫu nhân vật trong kịch bản của Jerry được Joe xây dựng thành nhân vật phản diện đi chinh phục thế giới, sau phát triển thành nhân vật chính diện, nhưng vẫn chưa có tên gọi. Cuối cùng, bộ đôi này cũng giải quyết ổn thỏa phần diện mạo, mẫu thiết kế trang phục, cũng như tên gọi cho nhân vật.

phương Tây3Sau khi hoàn tất tác phẩm, Joe và Jerry dự định đăng nó trên các báo. Tuy nhiên, con đường họ đi không bằng phẳng chút nào. Họ liên tục bị từ chối, và tâm trạng chán nản thất vọng bắt đầu chồng chất trong họ. Các biên tập viên rất ngại tiếp nhận ý tưởng mới cấp tiến. Biên tập viên của Bell Syndicate bảo với họ rằng: “Tuy chúng tôi sống trong thị trường đòi hỏi comic strip phải có sức hấp dẫn phi thường, song chúng tôi cảm thấySuperman không thuộc loại này.” Còn biên tập viên của United Features cho rằng Superman là một “tác phẩm khá non kém.”

Cuối cùng, comic strip cũng đến tay của Sheldon Mayer – biên tập viên của McClure, người mới đọc qua tác phẩm đã yêu thích ngay nhân vật siêu nhân. Cũng trong thời gian này, Harry Donenfield – làm việc tại DC Comics – đang tìm kiếm thêm nguồn truyện mới để phát hành, và đã liên hệ với Gaines, ông chủ của Sheldon Mayer. Gaines có lần nghe Mayer khen ngợi ý tưởng mới về nhân vật siêu nhân, nên đem nói với Donenfield. Donenfield từng mua một số tác phẩm của Siegel và Shuster như Federal Men, Slam Bradley, và Dr. Occult, nên ông hoàn toàn không xa lạ gì với Joe và Jerry. Ông bảo họ viết lại một số đoạn, và cho họ đúng ba tuần để hoàn chỉnh câu chuyện dài 13 trang. Mười ba trang truyện này sẽ nói về sự xuất hiện của nhân vật siêu nhân. Cuối cùng, nhân vật siêu nhân ra đời sau năm năm dài được ấp ủ trong ý tưởng.

Để tiết kiệm chỗ, Donenfield yêu cầu cắt bớt phần đầu câu chuyện, nên khi được phát hành trên Action Comics, câu chuyện bắt đầu từ phần giữa. Năm 1939, Superman được tái bản một cách đầy đủ.

phương Tây4
Action Comics tập 2 không có hình nhân vật siêu nhân trên trang bìa (Ảnh: Internet)

Phan Thị
(Sưu tầm & tổng hợp)

Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM