HETA-UMA TRÀO LƯU VẼ "XẤU MÀ ĐẸP" - Comic Media Academy

HETA-UMA (WONDERFUL BAD), TRÀO LƯU VẼ “XẤU MÀ ĐẸP” CỦA THẬP NIÊN 70 TẠI NHẬT BẢN

05/02/2021

Từ “Heta” có thể hiểu là thiếu kỹ năng, vẽ xấu, nhưng bù lại thì tác giả lại có ý tưởng hay và tính hài hước cao. Và khi đó, truyền thông đánh giá cao tính hài hước nên đã bỏ qua những kỹ thuật vẽ xấu này. Vì sự phát triển của trào lưu này mà về sau, người ta còn không rõ liệu kỹ thuật vẽ của người đó có “dởm” thật không.

Không ai rõ thuật ngữ này cũng như phong cách này bắt nguồn từ đâu, họ chỉ biết khi nó nổi lên là một trào lưu xã hội. Theo họa sĩ minh họa Yamafuji Shoji, ông nói rằng bản thân đã nghe thấy từ “Heta-uma” được sử dụng vào những thập niên 70 trong các cuộc triển lãm tranh. Ông nhớ lại rằng mình đã bị cuốn hút bởi những bức tranh “xấu xí” như vậy ở buổi triễn lãm hồi đó và cho rằng từ khóa này sẽ rất được quan tâm trong tương lai.

Đến thập niên 80, khi các họa sĩ minh họa đang ăn nên làm ra, Teruhiko Yumura đã trở thành cái tên số 1 trong thể loại này. Các tác phẩm của ông thường xuyên được đăng trên tạp chí và dùng làm bìa các album ca nhạc. Theo sau là các họa sĩ Yosuke Kawamura và Emiko Shimoda. Chưa kể, các nhà làm anime bấy giờ cũng không bỏ qua trào lưu như Kazuhiro Watanabe, Yoshikazu Ebisu, Takashi Nemoto, Jun Miura, Shiriagari Kotobuki,…

Từ các cuộc triển lãm nhỏ, Heta-uma bắt đầu được các họa sĩ đưa vào các phòng tranh lớn, đặt ngang hàng với các họa sĩ chuyên nghiệp. Tới mức cộng đồng nghệ thuật phải thừa nhận đây là một trường phái riêng, không phải là một hiện tượng nhất thời nữa.

Đến năm 2019, Heta-uma được công nhận chính thức và các cuộc triển lãm lớn mở ra để tôn vinh các nghệ sĩ năm xưa. Bên cạnh đó, các họa sĩ cũng trích dẫn Henri Rousseau là họa sĩ khai sinh Heta-uma ở phương Tây. Phong cách của Rousseau vốn không được đào tạo bài bản nhưng lại có một sức hấp dẫn độc đáo tạo ra một phản ứng hóa học giữa lối vẽ xấu và góc nhìn nghệ thuật xuất sắc của ông.

Với lối vẽ không được chỉn chu kết hợp cùng sự hài hước, Heta-uma được áp dụng vào việc vẽ châm biếm trên các tạp chí và các chiến dịch quảng cáo vô cùng hiệu quả tại Nhật.

 * Nguồn: Hà Thu Hương – Group Mê Tranh, dẫn nguồn từ A mess needs to be cleaned.

 * Ảnh: Internet và Pinterest