Tại sao có tên gọi Kịch bản? - Comic Media Academy

Tại sao có tên gọi Kịch bản?

16/11/2016

Kịch bản phim truyền hình, kịch bản phim điện ảnh hay kịch bản game đã trở nên quá quen thuộc. Nhưng tại sao lại gọi là “kịch bản” mà không gọi là “phim bản”? Cùng bài viết đi tìm câu trả lời cho vấn đề tưởng hiển nhiên nhưng luôn có nguyên do của nó.

Kịch bản cùng người bạn đồng hành “xung đột”

Tên gọi kịch bản xuất phát từ thể loại “kịch sân khấu”. Thể loại “kịch sân khấu” lấy “xung đột” làm cái cốt yếu. Điều này đồng nghĩa với việc kịch bản bạn xây dựng phải có xung đột. Thiếu xung đột, kịch bản chỉ là mảnh giấy vụn không hơn không kém.

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh 

xung đột tạo nên kịch bản

Xung đột tạo nên kịch bản

Xung đột trong kịch bản thường đươc xây dựng theo mức độ từ nhỏ tới lớn. Kết thúc của xung đột này là kết thúc hoặc là mở đầu của một xung đột khác lớn hơn. Nếu mức độ xung đột đều đều sẽ làm cho khán giả nhanh chóng cảm thấy “buồn ngủ”. Xung đột cần đẩy lên cao đến mức nhân vật chính đang trong tình thế nghìn cân treo sợi tóc. Như vậy, mới thật sự giúp khán giả thỏa mãn.

Xung đột trong kịch bản có các loại sau và chúng được vận dụng khi cùng lúc khi riêng lẻ tùy vào dụng ý của biên kịch:

– Xung đột giữa nhân vật với chính mình.

– Xung đột giữa các nhân vật với nhau.

– Xung đột giữa nhân vật với xã hội.

– Xung đột giữa nhân vật với thiên nhiên.

Cấu trúc 3 hồi trong kịch bản phim

Kịch bản phim xuất phát từ kịch bản sân khấu. Vì vậy kịch bản thường theo mô típ 3 hồi. Mỗi hồi đảm nhận một nhiệm vụ cụ thể.

Kịch bản cần đủ các mảnh ghép 3 hồi 8 nhịp

Kịch bản cần đủ các mảnh ghép 3 hồi 8 nhịp

 Theo Syd Field, các hồi trong kịch bản phim có sự phân bổ như sau:

Hồi 1: Giữ vai trò set up cho bộ phim. Hồi 1 chiếm ¼ thời gian tổng của bộ phim. Ở hồi 1, bạn cần đưa ra thế giới trong phim ra sao cùng với đó cả nhân vật chính và thế lực đối lập cũng được đề cập nhanh chóng.

Hồi 2: Có vai trò thiết lập sự đối đầu giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện. Hồi 2 chiếm ½ thời gian của bộ phim. Đây là hồi dài nhất trong bộ phim. Tại hồi 2, bạn cần sắp xếp các xung đột theo chiều hướng gia tăng.

Hồi 3: Được gọi là hồi kết thúc. Nó chiếm ¼ thời gian còn lại của phim. Hồi 3 sẽ đưa ra cách giải quyết các xung đột của phim. Và bạn cần đem đến một ý nghĩa sâu sắc nào đó đến người xem ở hồi 3 này.

Như vậy, chiều dài các hồi theo Syd Field có bố cục 30-60-30 nếu bộ phim có thời lượng 90 phút. Tuy nhiên, thực tế làm phim, biên kịch có thể điều chỉnh để phù hợp với câu chuyện của mình.

Kịch bản và cốt truyện phụ

Ngoài cốt truyện chính, kịch bản còn có thêm cốt truyện phụ. Vậy cốt truyện phụ là gì và cách áp dụng ra sao?

Biên kịch cần biết thủ thuật xây dựng cốt truyện phụ khéo léo

Biên kịch cần biết thủ thuật xây dựng cốt truyện phụ khéo léo

 Cốt truyện phụ có các vai trò sau:

– Cốt truyện phụ set up để thu hút khán giả trước khi đi vào cốt truyện chính của kịch bản.

– Cốt truyện phụ hỗ trợ cho cốt truyện chính. Chúng giúp khán giả hiểu thêm về đời sống của nhân vật.

– Cốt truyện phức tạp đời sống nhân vật. Những loại cốt truyện phụ này sẽ giúp cho cốt truyện chính tăng kịch tính.

– Cốt truyện đối lập là những ý tưởng đi ngược lại với ban đầu. Chúng là những hương vị lạ thêm vào kịch bản và giúp kịch bản trở nên hấp dẫn hơn.