Biên kịch Pete Docter

Pete Docter được biết đến với nhiều vị trí: Đạo diễn phim hoạt hình, họa sĩ hoạt hình, nhà biên kịch, diễn viên lồng tiếng, nhà sản xuất. Ông tự miêu tả mình là đứa trẻ lập dị đam mê hoạt hình Minnesota. Tiểu sử của đạo diễn, biên kịch Pete Docter Biên kịch Pete Docter Peter Hans Docter (Pete Docter) sinh ngày 09/10/1968 tại Bloomingtin, Minnesota, Hoa Kỳ. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc: – Mẹ ông: Bà Rita là giảng viên âm nhạc. – Ba ông: Ông Dave là chỉ đạo đội hợp xướng tại Normandale Community College. – Chị gái Kristen Docter là nghệ sĩ violon tại Cavani String Quartet. – Chị gái Kari Docter là nghệ sĩ cello tại Metropolitan Opera. Peter học tiểu Học tại trường Tiểu Học Nine Mile, Trung Học Oak Grove và trường cấp 3 John F.Kennedy tại Bloomington. Sau đó ông học đồng thời hai ngành Triết Học và Nghệ Thuật tại Đại Học Minnesota. Một năm sau, ông chuyển đến California Institute of the Arts và tốt nghiệp vào năm 1990.  Con đường làm phim hoạt hình của Pete Docter Trước khi vào làm ở hãng phim hoạt hình Pixar, Pete Docter đã tự làm 3 bộ phim hoạt hình không sử dụng công nghệ máy tính: – Next Door (ông đã đạt giải Student Academy Award cho bộ phim ngắn này); – Palm Springs; – Winter. Năm 21 tuổi, Pete Docter gia nhập Pixar. Ông là nhân viên thứ 10 được thuê và là nghệ sĩ làm phim hoạt hình thứ ba của công ty. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Pixar là nơi phát triển tài năng của biên kịch Pete Docter Tại Pixar, ban đầu ông được thuê làm những công việc nhỏ, nhưng sau đó John Lasseter nhanh chóng giao cho Docter những vai trò lớn trong biên kịch phim hoạt hình, thu âm và hòa âm dàn nhạc. Docter là 1 trong 3 biên kịch chính của Toy Story. Nhân vật Buzz Lightyear được xây dựng dựa trên chính ông. Năm 2004, ông trở thành đạo diễn phiên bản tiếng Anh của bộ phim Howl’s Moving Castle. Pete Docter chính thức trở thành đạo diễn bộ phim Monsters, Inc sau khi Nick – người con đầu tiên của ông chào đời. Sau đó ông tiếp tục viết kịch bản phim Up dựa trên tính cách hướng nội của mình. Nét đặc trưng trong các bộ phim do Pete Docter sản xuất đều là tạo ra nhân vật chính bảo vệ một đứa trẻ theo một cách nào đó. Như nhân vật Sully bảo vệ Boo trong Monsters, Inc (năm 2001), Carl bảo vệ Russell trong Up (2009), Joy và các nhân vật cảm xúc khác dẫn dắt cô bé Riley trong Inside Out (2015). Thành công rực rỡ của đạo diễn, biên kịch Pete Docter Up là bộ phim hoạt hình đánh dấu thành công mới của biên kịch Pete Docter Pete Docter ghi dấu ấn ở nhiều bộ phim hoạt hình: – Toy Story (1995): Ông đảm nhiệm cốt truyện và đứng đầu bộ phận hoạt hình – Toy Story (1999): Ông đảm nhiệm cốt truyện. – Monsters, Inc (2001): Vừa là đạo diễn, vừa phụ trách cốt truyện với doanh thu đạt được 528,8 triệu đô. – Up (2009): Đạo diễn, cốt truyện, biên kịch, lồng tiếng cho nhân vật Kevin với doanh thu 731,3 triệu đô. – Inside Out (2015): Đạo diễn, cốt truyện với doanh thu 851,6 triệu đô. Những giải thường Pete Docter nhận: – Docter từng nhận 6 đề cử Oscars. Chiến thắng tại hạng mục Phim hoạt hình hay nhất với bộ phim Up và Inside Out. – 3 đề cử giải Annie và thắng 2 giải. – 1 giải BAFTA cho Phim hoạt hình hay nhất với bộ phim hoạt hình Up. Những chia sẻ về nghề làm phim hoạt hình của Pete Docter Những chia sẻ của đạo diễn, biên kịch, diễn viên lồng tiếng Pete Docter sẽ phần nào lý giải sự thành công rực rỡ của ông: “Tôi thích làm mọi thứ. Đó là lý do tôi đến Pixar, hoàn toàn trái ngược với Disney hay bất kì các hãng làm phim hoạt hình nào – Pixar rất nhỏ. Ngay tại thời điểm bắt đầu, tôi là người thứ 10 trong nhóm hoạt hình và chúng tôi đã phải tự thực hiện tất cả các công đoạn. Tự làm tất cả là cách tốt nhất giúp tôi phát huy năng lực của mình. Hãy chăm chỉ làm việc! Đến cuối cùng, đam mê và sự chăm chỉ sẽ đánh bại tài năng bẩm sinh.“ Mika Team Tổng Hợp & Dịch

sách kịch bản phim Toy Story

Toy Story 1 là bộ phim hoạt hình máy tính của Mỹ ra mắt vào năm 1995 do xưởng phim hoạt hình Pixar sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Đây là bộ phim hoạt hình dài đầu tiên của Pixar và là bộ phim hoạt hình dài được sản xuất bằng máy tính đầu tiên trong lịch sử điện ảnh. Được đạo diễn bởi John Lasseter và kịch bản phim được viết bởi Andrew Stan, Joss Whedon, Joel Cohen và Alec Sokolow, bộ phim chính thức phát hành vào 22/11/1995. Toy Story được rất nhiều nhà phê bình đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất trong lịch sử hoạt hình. Bộ phim nhận được 3 đề cử Oscar và giành được một giải Oscar cho thành tựu đặc biệt. Toy Story được lựa chọn để lưu trữ và bảo tồn tại National Film Registry vì có “ý nghĩa quan trọng về văn hoá, lịch sử và thẩm mỹ” vào năm 2005. Với cách trình bày theo đúng khuôn mẫu của một kịch bản phim và sử dụng những ngôn ngữ gần gũi, tài liệu kịch bản Toy Story 1 chắc hẳn sẽ mang đến cho bạn cái nhìn rõ nét về ý tưởng và kịch bản của một bộ phim. Tài liệu được Viện Truyện tranh và Hoạt hình dịch và phát hành nội bộ dành cho các học viên theo học chuyên ngành Hoạt hình 3D, Biên kịch chuyên nghiệp tại Viện.

John Lasseter – nhà đồng sáng lập hãng Pixar (Ảnh: Internet) [spacer] Thời đại hoàng kim của hoạt hình 3D Giữa tháng 4/2013, Công ty Disney quyết định giải thể hoàn toàn bộ phận hoạt hình 2D. Xem như nghệ thuật hoạt hình 2D đỉnh cao đã đến điểm dừng. Hoạt hình 3D đang từng bước thay thế hoạt hình 2D trở thành “hoạt hình truyền thống”. Trong những cố gắng cuối cùng nhằm thăm dò thị trường hoạt hình 2D, bộ phận hoạt hình 2D tại Disney thực hiện phim ngắn Paperman (2013). Phim Paperman là sự phối hợp nhuần nhuyễn của hình vẽ tay với vật thể và cảnh nền tạo bởi mô hình 3D trên máy tính. Những họa sĩ 2D làm phim Paperman hòa nhập vào thế giới 3D bằng cách… vẽ nét cho mô hình nhân vật 3D thô, làm cho hoạt hình 3D trở thành hoạt hình 2D! Paperman đoạt giải Oscar 2013 cho phim hoạt hình ngắn hay nhất, thu hút nhiều triệu lượt xem trên YouTube. Tuy nhiên, các dự án phim truyện của bộ phận hoạt hình 2D tại xưởng hoạt hình Disney (Disney Animation Studios) vẫn không thuyết phục được nhóm lãnh đạo Disney. Dường như mọi kịch bản đề xuất đều có thể thực hiện tốt hơn hẳn bằng hoạt hình 3D! Sau thời gian dài cân nhắc, Disney đã quyết định cho nghỉ việc những họa sĩ 2D tài năng cuối cùng, những người từng tạo ra thời phục hưng rực rỡ của Disney trong thập niên 1990, những người đã tạo ra Beauty and the Beast (1991), Aladdin (1992), Lion King (1994), Pocahontas (1995), Tarzan (1999),… Như để khẳng định sức sống mạnh mẽ của hoạt hình 3D, giải Oscar 2015 dành cho phim hoạt hình hay nhất thuộc về phim Big Hero 6 của xưởng hoạt hình Disney Animation Studios có công rất lớn của John Lasseter – nhà đồng sáng lập hãng Pixar. Big Hero 6 – thành tựu mới nhất của Disney có sự góp công không nhỏ của “đứa con lưu lạc” John Lasseter. [spacer] “Đứa con lưu lạc” Nhắc đến Walt Disney Animation Studios thì phải nói đến John Lasseter, giám đốc sáng tạo của hãng. Nhưng câu chuyện được ít người biết đến chính là hãng phim được thành lập từ 1923, nơi Lasseter bắt đầu công việc sau khi tốt nghiệp, đã sa thải ông. Câu chuyện như sau: Từ thuở bé, John Lasseter (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1957) luôn mơ ước trở thành họa sĩ hoạt hình. Năm 1975, khi biết Viện Nghệ thuật California mở khóa đào tạo họa sĩ hoạt hình đầu tiên, do các họa sĩ bậc thầy của Disney (Eric Larson, Frank Thomas và Ollie Johnston) trực tiếp giảng dạy, Lasseter lập tức ghi danh. Khi tốt nghiệp, Lasseter được nhận vào Disney, tham gia làm phim The Fox and the Hound (1981) với vai trò họa sĩ động tác. Tại Disney, Lasseter nhận thấy từ sau phim 101 Dalmatians (1961), các phim hoạt hình bắt đầu lặp đi lặp lại một phong cách. Anh muốn tìm kiếm những yếu tố mới. Cùng với họa sĩ kỳ cựu Glen Keane, Lasseter thực hiện vài phim ngắn, thử nghiệm phối hợp nhân vật vẽ tay với cảnh nền có chiều sâu tạo bởi phần mềm 3D. Từ những thử nghiệm cùng Lasseter, Keane sử dụng cảnh nền 3D một cách hoàn hảo trong phim The Great Mouse Detective (1986). Tuy nhiên, việc làm “tự tiện” của Lasseter ở xưởng phim không theo kế hoạch nào, khiến những người quản lý khó chịu và Lasseter phải rời Disney. Sau khi nghỉ việc ở Disney, John Lasseter vui mừng được biết nhóm Pixar ở Lucasfilm dự định làm một phim hoạt hình 3D ngắn, chỉ hai phút. Phim sẽ có nhân vật và cảnh nền được tạo lập hoàn toàn trong không gian 3D của máy tính. Lasseter trở thành họa sĩ diễn xuất duy nhất trong dự án thử nghiệm của Pixar. Khâu tạo ảnh (render) cho phim được thực hiện bởi phần mềm của Pixar, chạy trên các máy tính mạnh nhất vào thời đó (một máy Cray và mười máy VAX). Kết quả là phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới, mang tên The Adventures of André and Wally B (1984), gây ấn tượng mạnh trong giới sản xuất phim về khả năng của công nghệ hoạt hình 3D. The Adventures of André and Wally B phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới  Năm 1986, khi Lucasfilm gặp khó khăn về tài chính, không thể duy trì hoạt động của nhóm Pixar, “thần hộ mệnh” lại xuất hiện: Steve Jobs – người sáng lập Công ty Apple. Lúc đó, Jobs không còn làm việc cho Apple và đang điều hành công ty mới của mình, mang tên NeXT. Hiểu rõ giá trị của máy tính Pixar và phần mềm Pixar, Jobs đồng ý mua lại nhóm Pixar với giá 5 triệu USD, thành lập công ty Pixar, hướng đến thị trường máy tính cao cấp, phục vụ cho những nhu cầu chuyên biệt. Jobs cấp cho Pixar vốn ban đầu 5 triệu USD, giao cho Edwin Catmull điều hành mọi việc ở Pixar. Bộ ba Edwin Catmull  – Steve Jobs – John Lasseter [spacer] Thành công của Toy Story đánh dấu một kỷ nguyên mới Trong thời gian đầu, ngoài Disney và vài viện nghiên cứu, Pixar không tìm được khách hàng để bán máy tính Pixar và phần mềm Pixar. Phim hoạt hình 3D ngắn dùng cho quảng cáo dần dần không còn là ưu thế riêng của Pixar. Lợi nhuận từ Pixar không tỏ ra có triển vọng, Steve Jobs đã dự định “rao bán” Pixar cho những công ty lớn, có thể là Microsoft hoặc Sun Microsystems. Trước tình trạng như vậy, Catmull băn khoăn tìm hướng đi cho Pixar, dù ông biết

Trong những năm gần đây, danh tiếng hoàn hảo của hãng phim Pixar đang bắt đầu có dấu hiệu tuột dốc. Trong khi “Cars 2” (2011), “Brave” (2012) và “Monster University” (2013) đều đạt được lượng doanh thu phòng vé cao, nhưng so với những tiêu chuẩn cao ngất trời của Pixar, những bộ phim này có vẻ vẫn chưa đáp ứng được phần nào mong đợi của khán giả, và thiếu mất bàn tay của những thiên tài đã sáng tạo nên những bộ phim kinh điển như “Toy Story”, “Monster Inc.”, “Finding Nemo” và “Up”. Danh tiếng hoàn hảo của hãng phim Pixar đang bắt đầu có dấu hiệu tuột dốc >>> Có thể bạn quan tâm đến Khóa học làm phim hoạt hình 3D Điểm đặc trưng của những bộ phim thuộc Pixar là luôn thúc đẩy ranh giới của phim hoạt hình truyền thống và pha trộn với những nội dung có ý nghĩa sâu rộng cùng yếu tố của một xã hội hiện thực, như hoàn cảnh của chú cá mồ côi mẹ trong “Finding Nemo”, hay cậu bé hướng đạo sinh thừa cân và bị tẩy chay trong “Up”. Không hãng phim nào khác có thể tranh đua với Pixar về mặt sáng tạo và đổi mới, và kể từ được trao giải thưởng Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất lần đầu tiên vào năm 2001, hãng tiếp tục được trao thêm không dưới bảy lần sau đó. Nhưng mọi điều tốt đẹp cũng sẽ đến hồi kết, và sau phần tiếp theo khá mờ nhạt “Monsters University” ra mắt vào năm 2013, mọi người bắt đầu tự hỏi có phải tất cả những ý tưởng lớn của Pixar đã bị sử dụng cạn kiệt. Sau “Monsters University”, mọi người tự hỏi dường như các ý tưởng lớn của Pixar đã bị sử dụng cạn kiệt. Nhưng thật ra đó chỉ là sự suy đoán của một số người, bởi vì bộ phim mới nhất của hãng, Inside Out, hóa ra lại được áp dụng một cốt truyện đặc biệt và mang nhiều tầng lớp ý nghĩa. Bộ phim tập trung phần lớn vào tâm trí của một cô bé 11 tuổi tên Riley khi cuộc sống hạnh phúc của cô với cha mẹ đang bị đe dọa vì cả gia đình chuyển từ Minnesota đến thành phố San Francisco sinh sống. Cô đơn giữa thành phố xa lạ, Riley nhớ bạn bè và trường lớp của mình, cảm thấy bực bội với cha của mình khi chuyển đến California để mở một công ty công nghệ cao. Và ở trong tâm trí của Riley là một trận đấu giữa những cảm xúc của cô bé, với Niềm Vui (Amy Poehler lồng tiếng) chống lại những suy nghĩ tiêu cực của Nỗi buồn, Sợ hãi và Giận dữ để bảo vệ hạnh phúc của Riley. Cuộc chiến cảm xúc bên trong của RiLey Cốt truyện có vẻ khá khó hiểu và xa rời thực tế, nhưng đạo diễn kiêm biên kịch của Pixar, Pete Docter, và đội ngũ nhân viên của mình đã sáng tạo nên một bộ phim tuyệt vời mang nhiều màu sắc của niềm vui, hạnh phúc và một chút khoảng khắc đen tối. Thực ra, “Inside Out” không khác gì một bộ phim về tuổi mới lớn, nhưng với một nét tinh tế và độc đáo chưa từng xuất hiện trong bất cứ bộ phim nào trước đây. Pixar đã thắp sáng những ngày hè tại rap chiếu phim của phần lớn khán giả yêu thích phim hoạt hình trong gần 20 năm trở lại đây, và nền điện ảnh sẽ trở nên tâm tối hơn nếu không có sự góp mặt của hãng. Nhưng ít ai biết Pixar được thành lập với nhiều ý định khác nhau, và chỉ trở thành hãng phim sản xuất phim hoạt hình một cách vô tình. Pixar đã thắp sáng những ngày hè tại rap chiếu phim của phần lớn khán giả yêu thích phim hoạt hình trong gần 20 năm trở lại đây. Hãng ban đầu được gọi là The Graphics Group, công ty được thành lập vào năm 1979 thuộc Lucasfilm do George Lucas đứng đầu. Sau sáu năm làm việc tại vị trí chuyên phụ trách đồ họa thuộc bộ phận máy tính, The Graphics Group được Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, mua lại. Ông đổi tên thành Pixar, và biến công ty thành công ty máy tính cao cấp sáng chế những đổi mới về phần cứng. Sản phẩm cốt lõi của họ là máy tính chuyên thiết kế đồ họa Pixar tự động hóa quá trình sản xuất hoạt hình 2D và khách hàng chủ lực của họ là Disney. Tuy nhiên, sản phẩm này chưa bao giờ bán chạy và để thúc đẩy doanh số bán hàng, nhân viên của Pixar, John Lasseter, bắt đầu tạo ra các đoạn hoạt hình ngắn để trình diễn khả năng của máy. Năm 1991, sau sự cắt giảm nhân viên tại bộ phận máy tính của Pixar, công ty đã kí một hợp đồng trị giá 26 triệu USD với Disney để sản xuất ba bộ phim hoạt hình dài bằng máy tính với John Lasseter ở vị trí giám đốc sáng tạo. Và bộ phim đầu tiên của Pixar chính là “Toy Story”. Một cảnh trong bộ phim hoạt hình Toy Story Các ý tưởng trong “Toy Story” được dựa trên một đoạn hoạt hình ngắn mà Lasseter đã tạo vào năm 1988 để tăng doanh thu cho phần mềm làm phim mới, “Tin Toy”, kể về cuộc hành trình của món đồ chơi ban nhạc một người và nổ lực thoát khỏi tầm tay của một đứa bé phá hoại. “Tin Toy” đã giúp Pixar đoạt giải Oscar lần đầu tiên cho hạng mục phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất. “Tin Toy” đã giúp Pixar đoạt giải Oscar lần đầu tiên cho