[1] Nhân vật dám nghĩ dám làm đáng ngưỡng mộ hơn nhân vật thành đạt. [2] Đừng quên những gì thú vị đối với người viết không có nghĩa chúng cũng sẽ hấp dẫn người xem. Chúng khác nhau xa lắm! [3] Cần thử nghiệm chủ đề sáng tác, nhưng viết đến cuối câu chuyện mới biết nó thật sự kể về điều gì, thì bạn nên viết lại là vừa. [4] Ngày xửa ngày xưa, có______________. Hằng ngày,_________. Một ngày nọ_____________. Vì vậy,______________. Cuối cùng____________. [5] Đơn giản. Tập trung. Kết hợp nhân vật. Tránh lòng vòng. Bạn cảm thấy như đang đánh mất thứ gì đó quý giá; nhưng bù lại, bạn được giải thoát khỏi sự ràng buộc. [6] Nhân vật có thế mạnh và sở trường gì? Hãy thay bằng điểm yếu và sở đoản của anh ta. Thách thức anh ta, xem anh ta xoay sở như thế nào? [7] Nghĩ ra phần kết, rồi mới đi vào phần giữa câu chuyện. Nghiêm túc mà nói, phần kết là phần khó nhất, nên cần ưu tiên giải quyết trước. [8] Viết xong câu chuyện là thôi cho dù nó vẫn còn đầy thiếu sót, rồi đi tiếp. Cố gắng làm tốt hơn trong lần sau. [9] Khi bạn rơi vào thế bí, hãy lập danh sách những tình tiết sẽ không xảy ra… nó nhiều khi sẽ giúp bạn thoát khỏi thế bí. [10] Lôi những câu chuyện ưa thích ra đọc. Nhận diện điều bạn yêu thích trong câu chuyện, rồi vận dụng chúng vào sáng tác của mình. [11] Viết câu chuyện ra giấy để tiện bề chỉnh sửa. Ý tưởng tâm đắc nếu không được bạn chia sẻ với ai, nó sẽ vẫn “ngủ yên” trong đầu bạn. [12] Đừng vội chộp lấy ý tưởng đầu tiên nảy ra trong đầu. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy ý tưởng thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm,… sẽ lần lượt xuất hiện. [13] Tạo cá tính cho nhân vật. Bạn có lẽ yêu thích tuýp nhân vật ngoan hiền, thụ động, dễ bảo, nhưng nó sẽ là “liều thuốc độc” đối với độc giả. [14] Bạn sáng tác câu chuyện bằng niềm tin cháy bỏng nào trong bạn? Niềm tin cháy bỏng góp phần làm nên linh hồn của câu chuyện. [15] Nếu muốn thấu hiểu tâm can nhân vật trong hoàn cảnh nhất định, bạn hãy đặt mình vào vị trí của anh ta. [16] Nhân vật vấp phải khó khăn, trở ngại nào? Cho độc giả lý do để động viên, khích lệ nhân vật khi anh ta thất bại. [17] Chẳng có gì là lãng phí. Nếu hiện tại nó vô dụng, cứ để đó, rồi đi tiếp – Sau này quay lại, biết đâu nó sẽ hữu ích thì sao?! [18] Bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa làm việc hết sức mình với làm việc thái quá. Kể chuyện là sự thử nghiệm, chứ không phải sự trau chuốt. [19] Nhân vật vướng vào rắc rối do sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng sẽ thật giả tạo nếu nhân vật thoát khỏi rắc rối cũng do sự trùng hợp ngẫu nhiên. [20] Đem bộ phim bạn không thích ra mổ xẻ, phân tích. Bạn có cách dàn dựng lại bộ phim theo đúng ý mình được không? [21] Bạn sẽ không thể sáng tác được câu chuyện hay nếu như không có khả năng đồng cảm với nhân vật. [22] Điểm mấu chốt của câu chuyện là gì? Nếu nắm được nó, bạn có thể dựa vào đó để sáng tác câu chuyện.
(*) Phương châm của Pixar:” GOING FROM SUCK TO NONSUCK” – tạm dịch: điều tuyệt vời bắt đầu từ những thất bại. Trong một thế giới bị ám ảnh bởi sự hoàn hảo và sợ hãi trước những sai lầm, có lẽ, sẽ là mỉa mai khi mặc dù sở hữu 11 bộ phim bom tấn, đồng sáng lập hoạt hình Pixar, Chủ tịch Ed Catmull mô tả quá trình sáng tạo tại Pixar là “bắt đầu từ những điều tệ hại và kết thúc bằng những điều tuyệt vời”. Ed Catmull và các đạo diễn làm việc tại hoạt hình Pixar điều cùng quan điểm rằng nhận ra rồi sửa chữa lỗi sai luôn tốt hơn ngăn chăn việc phạm lỗi. Adrew Stanton, đạo diễn của phim hoạt hình chuyên nghiệp Finding Nemo và WALL-E chia sẻ: “Về cơ bản, có thể giải thích là chúng ta luôn có những sai sót, chúng ta hãy thừa nhận chúng và đừng sợ hãi”. Đây là cách làm việc mà mọi người nên thường xuyên áp dụng. Đồng sáng lập Pixar- Edcatmull Thông thường Pixar không bắt đầu một bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp mới từ kịch bản. Ý tưởng bộ phim được khởi nguồn từ storyboard và họ phải trải qua quá trình xử lý hàng ngàn những vấn đề để đưa bộ phim hoạt hình từ con số “ 0” đến tuyệt vời. Đối với những họa sĩ kể chuyện làm việc tại hoạt hình Pixar, storyboard chính là “phiên bản truyện tranh vẽ bằng tay” của một bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp, là bản thiết kế cho nhân vật – hành động. Storyboard là những tờ giấy trắng có kích thước 3×8 inch (7.5 x 20 cm) mà trên đó, các nhà hoạ sĩ truyện của hoạt hình Pixar phác thảo ý tưởng. Như Joe Ranft, một trong những hoạ sĩ truyện hàng đầu tại Pixar, đã chia sẻ: “Đôi khi, lần thử đầu tiên đã đạt được hiệu quả mong muốn, trong khi những lần khác đòi hỏi hàng chục lần thử nghiệm hoặc nhiều hơn.” Phải kiên trì! Pixar đã sử dụng 27.565 storyboard cho A Bug’s Life, 43.536 cho Finding Nemo, 69.562 cho Ratatouille và con số 98.173 thuộc về WALL-E. Một phần trong đồ án storyboard của học viên Nguyễn Gia Lộc- Comic Media Academy Với quá trình phê bình khắc khe này sẽ tạo ra những thay đổi lớn cho bộ phim hoạt hình. Nó tựa một vòng tuần hoàn, cứ tiếp diễn, tiếp diễn cho đến khi kịch bản đầu tiên được phê duyệt. Phiên bản đầu của bộ phim hỏa hình chuyên nghiệp sẽ được tạo ra trên những thức được gọi là “ những cuộc băng”. “ Những cuộc băng” này chứa các storyboard kết hợp với bản thu thanh và sẽ được trình chiếu trong nội bộ hoạt hình Pixar trước khi được gia công lại bằng digital với những công nghệ tiên tiến và đắt đỏ. “Tất cả các bộ phim hoạt hình thuộc lứa đầu của tôi đều thất bại thảm hại”, Catmull nói. Các họa sĩ kể chuyện và những chuyên gia sẽ email cho đạo diễn để trình bày ý kiến của họ, những điểm họ thích, những điểm họ không thích, lý do kèm theo và những ý kiến đóng góp để thay đổi bộ phim hoạt hình sau đó. Trên thực tế, các họa sĩ kể chuyện chia sẻ rằng, các bộ phim của hoạt hình Pixar đều dở tệ trong suốt quá trình cho đến khâu sản xuất cuối cùng. Vì các vấn đề sẽ liên tiếp được phát hiện và xử lý. Finding Nemo mắc một lỗi nghiêm trọng trong một loạt các cảnh hồi tưởng mà khán giả thử nghiệm không hề nhận ra. Còn kịch bản của Toy Story phải viết lại hoàn toàn trong một năm trước khi bộ phim ra mắt. (Ngày ra mắt phim của hoạt hình Pixar được đặt cố định, đóng vai trò như một sự ràng buộc.) Những gì chúng ta nhìn thấy không phải là những tuyệt tác dễ dàng đạt được. Phải trải qua một quá trình lặp đi lặp lại không mệt mỏi, cần mẫn cùng với biết bao đêm thức trắng, những bộ phim mới bắt đầu hoàn thiện. Tuỳ theo hình thức của bộ phim hoạt hình Pixar mà chủ nghĩa cầu toàn không nhất thiết sẽ cản trở sự sáng tạo. Ngày càng có nhiều nghiên cứu về tâm lý học đã tiết lộ rằng, sự cầu toàn tồn tại dưới hai hình thức: lành mạnh và không lành mạnh. Theo tâm lý học, đặc điểm của một chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh bao gồm phấn đấu để đạt được sự xuất sắc và mong muốn người khác cũng theo đuổi những chuẩn mực tương tự, lập kế hoạch cho tương lai và có kỹ năng tổ chức tốt. Chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh được dẫn dắt một cách chủ quan, được thúc đẩy bởi những giá trị cá nhân mạnh mẽ. Ngược lại, chủ nghĩa cầu toàn không lành mạnh chịu các tác động khách quan. Các mối bận tâm bên ngoài xuất phát từ nhận thức áp lực từ gia đình, nhu cầu đồng cảm, xu hướng làm sáng tỏ những gì đã diễn ra, hoặc sự lo lắng tột độ về việc mắc sai lầm. Người theo chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh thể hiện mối quan ngại thấp đối với những yếu tố khách quan này. Mục đích của việc mô tả quá trình sáng tạo tại hoạt hình Pixar không phải để nói rằng, mọi người nên tuân thủ tuyệt đối một quy trình như vậy. Ví dụ như, không phải lúc nào cũng có một đội ngũ họa sĩ kể chuyện để đánh giá phiên bản đầu tiên của tất cả các tác phẩm. Hoặc là, chúng ta cũng không nên đầu quá nhiều cảm xúc, thời gian cho
Âm thanh đóng vai trò như thế nào trong một bộ phim hoạt hình? Theo các nhà làm phim của Viện hàn lâm điện ảnh Mỹ, trong một bộ phim hình ảnh sẽ chiếm 85%, còn lại 15% thuộc về âm thanh. Điều đó cho ta thấy, sức mạnh vô hình của âm thanh trong việc lôi kéo sự chú ý của người xem. Âm thanh là vũ khí chuyển tải nhiều cảm xúc nhất cho làm phim hoạt hình Vào thời đại công nghệ, âm thanh được xem như là một vũ khí sắc bén nhất mà các nhà làm phim hoạt hình hay khoa học giả tưởng sử dụng để mang đến cảm xúc cho người xem, bên cạnh những kỹ xảo máy tính khác. Mặc dù, điện ảnh là môn nghệ thuật của hình ảnh nhưng âm thanh lại đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của một tác phẩm. Hãy thử tưởng tượng, một bộ phim chỉ có hình ảnh có thể khiến bạn tập trung theo dõi và cảm thụ hay không? Dù cho nội dung hình ảnh rất tốt nhưng ý đồ và cảm xúc mà phim muốn truyền tải đến khán giả vẫn không đạt hiệu quả nhiều khi thiếu mất âm thanh. Với chỉ 15%, âm thanh có thể giúp đạo diễn chuyển đến 100% sức biểu cảm của tác phẩm đến người xem. Lý do rất đơn giản, bên trong khả năng nhận thức của con người, hình ảnh chỉ tác động gián tiếp tới cảm giác và cảm xúc con người, trong khi âm thanh đóng vai trò trực tiếp nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng của con người. Có nhiều trường hợp còn cho rằng, âm thanh trong phim nếu được sử dụng hợp lý và phù hợp có thể đóng vai trò như một nhân vật trong phim. Tái hiện nhạc phim “Lord of Rings” Theo đó, âm thanh trong một bộ phim sẽ gồm 3 thành phần là tiếng động, lời thoại và âm nhạc. Một bộ phim có âm thanh xuất sắc là khi tiếng động phải chân thực, lời thoại phải có duyên, không thừa, không thiếu, âm nhạc phải tinh tế và phù hợp với từng phân cảnh, chất lượng thu âm tốt và hòa âm phải khéo. Nhìn chung, nó giống như một nồi lẩu mà người đạo diễn âm thanh phải biết cách nêm nếm cho đủ vị, không quá tay cũng không nhạt nhòa. Công việc này thực sự không đơn giản. Một số đạo diễn âm thanh tài giỏi thường sử dụng âm thanh như một công cụ để truyền tải nỗi đau của nhân vật trong phim. Họ khiến âm thanh trở thành người dẫn chuyện, nói lên cảm xúc về những điều mà nhân vật trong phim đang trải qua. Thông thường, họ sẽ hạ tông của cuộc hội thoại giữa các nhân vật xuống và dùng âm thanh để thay lời muốn nói của nhân vật nhằm lột tả mạnh mẽ cảm xúc của một phân cảnh hay mạch phim. Đây chính là lúc chúng ta sẽ bắt gặp một nhân vật mới, người không thể nhìn thấy mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận. Cùng với đó, cách lồng ghép âm thanh vào từng phân đoạn phải phù hợp với bầu không khí trong phim. Trong trường hợp này, bầu không khí có thể được hiểu là cảm xúc chung mà bộ phim muốn truyền tải, cảm xúc khi chuyển từ cảnh này sang cảnh khác. Ngoài ra, một điểm cần chú ý chính là đừng nên cố gắng ràng buộc vào một khái niệm lý thuyết nào đó. Bởi, người ta vẫn thường nói, nếu bạn làm phim hoạt hình theo chất riêng hay tính cách riêng của mình sẽ càng làm cho tác phẩm hay hơn nhiều. WALL-E minh chứng hùng hồn nhất cho vai trò của âm thanh trong điện ảnh Nhắc đến âm thanh trong làm phim hoạt hình, Wall-E của Pixar luôn được đánh giá cao và nó cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho vai trò của âm thanh trong một tác phẩm điện ảnh nói chung, làm phim hoạt hình nói riêng. Hầu như Wall-E không xuất hiện đối thoại giữa các nhân vật, thay vào đó là âm thanh dẫn dắt mạch phim. Từ những tiếng đơn giản đến các tiếng động phức tạp như âm thanh của môi trường đều có những dụng ý riêng. Ben Burtt trong lễ trao giải The Annie Award Theo thống kê, có đến khoảng 2.600 loại âm thanh đã được sử dụng trong Wall-E. Và chuyên viên thiết kế Ben Burtt là người điều phối âm thanh cho tác phẩm. Người từng đoạt tượng vàng Oscar này đã phải dành nhiều thời gian cùng các cộng sự tìm kiếm những âm thanh chuyển tải được cảm xúc thay ngôn từ. “Bản nhạc” do Ben Burtt dựng nên trong tác phẩm đã tạo ra một thứ ngôn từ không lời khá đặc sắc, hấp dẫn người xem. Burtt cho biết, vai trò của các nhà thiết kế hay đạo diễn âm thanh rất quan trọng trong lĩnh vực phim khoa học viễn tưởng. Ông nói: “Họ phải hiểu lúc nào thì dùng âm thanh nào, vui hay buồn, hưng phấn hay tức giận, cảm thông hay gây chiến.” Điều này thể hiện rõ ràng trong từng nhân vật của Wall-E. Khi chúng di chuyển cánh tay hay xoay quanh, đi lùi, âm thanh đã thể hiện được sức sống và làm bộc lộ cảm xúc của nhân vật khiến người nghe cảm nhận ý nghĩa của từng chuyển động. Cũng theo Ben Burtt, chuyên viên âm thanh cần phải hiểu rõ ý đồ của đạo diễn chính để có thể dựng nên bản âm thanh phù hợp cho toàn bộ phim. Họ phải làm việc với đạo diễn ngay trước khi phim khởi
Vài vấn đề cơ bản về lĩnh vực họa sĩ kể chuyện (story artist), một lĩnh vực tương đối mới tại Việt Nam nhưng không hề lạ trên thế giới. Nhiều người thường thắc mắc rằng làm sao có thể trở thành một họa sĩ kể chuyện (story artist) hay họa sĩ vẽ phân cảnh (storyboader) và cụ thể về công việc đó. Họ thường biết một ít về hoạt hình, đã xem qua vài cuốn DVD nhưng vẫn cảm thấy hoang mang. Cũng phải thôi, họ đang dần hình dung ra nó và bài viết này hoàn toàn đi sâu vào những trăn trở của họ. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu để ý đến các chuyên gia khác trong ngành công nghiệp hoạt hình,họ thường không biết rõ vai trò của nhóm Phụ trách câu chuyện trong một dự án phim hoạt hình. Một cách trung thực thì họa sĩ kể chuyện (story artist) đều được coi là những nhà làm phim hoạt hình. Tất cả từ đạo diễn, biên tập đến đội ngũ kết xuất đồ họa. Họ không hiện thực hóa câu chuyện. Họa sĩ kể chuyện (story artist) làm rất nhiều việc, đó cũng là những việc mà đồng trong chuyên môn gọi là: Phim Chuyển Thể. Họ có đạo diễn, tác giả, đạo diễn nghệ thuật, biên tập viên, người quay phim (đội ngũ phục trách bố trí và đội ngũ phụ trách ánh sáng) và tất cả những người có khả năng tạo nên thế giới từ con số 0. Dựng cảnh trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Finding Nemo Đầu tiên bàiviết này sẽ cho bạn biết họa sĩ kể chuyện (story artist) và nhóm phụ trách câu chuyện thực sự làm những việc gì. (Ít nhất là trong phạm vi của Pixar). Các họa sĩ kể chuyện (story artist) thực hiện công việc của tất cả mọi người trước khi mọi người thực hiện công việc của mình. Họ là những người đầu tiên đặt nỗ lực vào mỗi phân cảnh trong bộ phim. Có nghĩa là, tạo nên hình hài đầu tiên của một phân cảnh từ kịch bản hoặc đôi khi từ danh sách những khoảnh khắc (những sự kiện sẽ xảy ra trong một cảnh). Họ xem xét hành động của các nhân vật: nhân vật đang nói gì và họ nói thế nào? (Diễn viên) Những nhân vật này trông như thế nào? (Thiết kế nhân vật) Họ xuất hiện ở đâu trong phân cảnh? Họ tương tác với đao cụ gì? (Đạo diễn nghệ thuật) Góc máy ảnh từ đâu? (Đạo diễn hình ảnh) Phải quay bao nhiêu lần để nối những điểm trong câu chuyện liền mạch? Và tốc độ khi kể câu chuyện như thế nào? (Biên tập viên) Ánh sáng như thế nào? Sử dụng ánh sáng hoặc bóng tối như thế nào để đẩy câu chuyện lên cao trào? (Bộ phận phụ trách ánh sáng) Sau đó, bổ sung những ý kiến giúp câu chuyện hay hơn hoặc hài hước hơn. (Tác giả) Storyboard từng góc Trong hoạt hình, họa sĩ kể chuyện (story artist) biến mọi thứ thành hiện thực, vì vậy, bất cứ thứ gì có thể giúp cải thiện chất lượng bộ phim sẽ được thực hiện bằng mọi giá. Bất kì khía cạnh nào của diễn xuất cũng được nghiên cứu một cách chi tiết. Vì vậy các họa sĩ kể chuyện (story artist) xây dựng những bảng vẽ, làm việc cùng với biên tập viên để kết hợp chúng với âm nhạc, âm thanh và lồng tiếng tạm thời để biến chúng trở thành một bộ phim trước khi thiết lập bất cứ thứ gì bằng đồ họa máy tính. Những trường hợp thay đổi về chi tiết bộ phim luôn luôn xảy ra, vì vậy họa sĩ kể chuyện (story artist) luôn phải hoạt động hết công suất trong thời gian làm phim. Một vài ý giải thích trên mong rằng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của khán giả về họa sĩ kể chuyện (story artist). Sinh viên à, vẫn còn muốn theo đuổi nghề nghiệp này trong tương lai? Nó sẽ rất vất vả những cũng tràn ngập niềm vui….tất nhiên là nếu bạn thật sự thích vẽ và sáng tác những câu chuyện. CMAVN dựa trên Valerie’s Blog.
Hội đồng chấm giải của Oscars 2018 đã có sự thay đổi so với trước đây. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi cho cơ hội của các bộ phim hoạt hình có kinh phí thấp trong cuộc đua Oscars năm 2018. Theo đó, nhiều bộ phim hoạt hình độc lập có kinh phí thấp nhưng đạt chất lượng cao vẫn có cơ hội tiến vào Oscars theo sự tiến cử từ phía công ty phát hành phim độc lập GKIDS. Được biết, những năm gần đây, GKIDS đã mua lại hàng loạt tác phẩm được đánh giá cao nhưng do kinh phí quảng cáo thấp nên ít người biết đến. Hành động này đã đưa GKIDS nổi lên như một “đế chế” đáng gờm cạnh tranh với các ông lớn như Disney, Pixar tại hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc của Oscars. Tính từ năm 2009 đến nay, GKIDS đã sở hữu đến 9 đề cử Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc. Còn nhớ năm 2015, “bom tấn” đình đám là The Lego Movie do Warner Bros. phát hành đã bị Ủy ban đề cử Oscars thẳng thừng gạt bỏ. Thay vào đó, họ đưa hai bộ phim hoạt hình cổ tích tinh tế của GKIDS là Song of the Sea và The Tale of the Princess Kaguya vào danh sách đề cử chính thức. Thế nhưng, có vẻ như cơ hội sẽ ngày càng thu hẹp sau những thay đổi mới từ hội đồng chấm giải của Oscars. Trước đây, những thành viên đặc biệt trong Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ mới được lựa chọn vào Uỷ ban đề cử và có quyền tham gia đánh giá hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Song, kể từ năm nay, bất kỳ thành viên nào của Viện Hàn lâm sẵn sàng tham gia đều được gia nhập Uỷ ban. Quyết định này khiến giới quan sát chuyên môn cho rằng, các hãng phim lớn có nhiều lợi thế hơn hẳn trong cuộc đua giành tượng vàng danh giá Oscar, trong khi các tác phẩm độc lập do GKIDS bảo trợ sẽ bị lép vế hơn so với trước. Trước thay đổi mới trong Hội đồng chấm giải Oscars, CEO của GKIDS là Eric Beckman vẫn tỏ ra lạc quan khi trả lời phỏng vấn với The Hollywood Reporter. Ông cho biết, sự thay đổi này không tác động quá lớn, nhưng nó sẽ làm cho các bộ phim nhỏ khó khăn và tốn kém hơn để thu hút sự chú ý. Đồng thời, ông cũng thừa nhận về hạn chế của những tác phẩm độc lập kinh phí thấp trong việc quảng bá, vận đồng để lôi kéo sự chú ý của các thành viên Viện Hàn lâm. Ngược lại, các hãng phim lớn như Disney, Pixar hoàn toàn có dư khả năng để tạo ra một chiến dịch PR hoành tráng nhằm “lăng xê” cho các tác phẩm của mình. Song, Beckman vẫn kỳ vọng, chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định để đánh giá một tác phẩm có khả năng giành tượng vàng Oscar, dù cho tác phẩm đó không gây được sự chú ý nhiều như các bom tấn. Danh sách 26 phim hoạt hình cạnh tranh giành suất đề cử chính thức của giải Oscars lần thứ 90 năm 2018 đã được công bố. Qua đó, chúng ta có thể nhận ra nhiều cái tên quen thuộc sở hữu doanh thu phòng vé khổng lồ trong năm. Đứng đầu về mặt doanh thu năm 2017 là Despicable Me 3 của Illumination/Universal với 1 tỷ USD trên toàn cầu. Despicable Me 3 được nhiều người kỳ vọng sẽ tiếp bước Despicable Me 2 (2013), tác phẩm duy nhất của Illumination giành được đề cử Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Tiếp sau Despicable Me 3 sẽ là những cái tên đình đám khác như The Boss Baby của DreamWorks Animation/Fox (498,9 triệu đô), Cars 3 của Pixar/Disney (382,8 triệu USD), The Lego Batman Movie của Warner Bros. (312 triệu đô). Tuy nhiên, bom tấn “nặng ký” nhất trong danh sách này phải nhắc đến Coco của Pixar. Bộ phim được đánh giá cao cả về chất lượng nội dung, kỹ xảo lẫn kinh phí đầu tư và độ ăn khách này một lần nữa khẳng định sức mạnh của hãng Pixar trong mảng làm phim hoạt hình. Ra mắt vào ngày 22/11, đề tài tình thân cùng niềm đam mê trong Coco đã chiếm lĩnh toàn bộ phòng vé trên toàn cầu và thu về đến 488,5 triệu USD tính đến nay. Mới nhất, Coco đã giành được giải quả cầu vàng cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc, tạo tiền đề khá tốt cho Oscars 2018. Trong khi đó, ở đầu kia chiến tuyến, những bộ phim hoạt hình độc lập của GKIDS cũng góp mặt, nổi bật nhất là The Breadwinner do Nora Twomey của hãng phim Cartoon Saloo. Sức hút đáng chú ý của tác phẩm này có thể kể đến vai trò giám đốc sản xuất của nữ diễn viên nổi tiếng Angelina Jolie. The Breadwinner cũng từng đoạt giải Grand Prize và Audience Award vào 10/2017 tại Liên hoan phim Animation is Film mới được khởi xướng tại Hollywood. Ngoài The Breadwinner, GKIDS còn sở hữu nhiều tác phẩm đặc sắc khác tại Oscars 2018 như The Girl Without Hands, Mary and the Witch’s Flowe, Birdboy: The Forgotten Children. Cuộc đua giành tượng vàng Oscars cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất năm 2018 sẽ có nhiều biến động sau thay đổi trong cơ cấu của Ủy ban đề cử. Danh sách Top 5 bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất Oscar 90 sẽ sớm được Viện Hàn lâm công bố trong thời gian tới. >>> Có thể bạn muốn xem: Toàn cảnh Oscar lần thứ
Cái tên Pixar đã không còn xa lạ với người yêu phim hoạt hình. Những tác phẩm nổi tiếng từ studio này như Toy Story, Finding Nemo, The Incredibles,…. đều được khán giả từ khắp mọi nơi và mọi lứa tuổi đón nhận. Không chỉ dừng lại ở mảng phim hoạt hình dài, Pixar còn hướng đến sản xuất các bộ phim hoạt hình ngắn với nội dung, hình ảnh đặc sắc và luôn xuất hiện trong danh sách đề cử hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất của Oscar. Nguồn: p1.pstatp.com Năm nay, với bộ phim hoạt hình có tên Piper, Pixar đã vượt qua bốn đối thủ đáng gờm khác và rinh được giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short) tại Oscar 2017. Điều gì đã khiến bộ phim này nổi bật đến vậy? Hãy cùng Comic Media Academy tìm hiểu về nội dung và quá trình đoàn làm phim tạo nên bộ phim Piper đáng yêu. Từ đó hy vọng các bạn có thể có thêm bài học cho quá trình học làm phim hoạt hình của mình. Piper với thời lượng 6 phút do đạo diễn Alan Barillaro thực hiện đã được công chiếu vào ngày 17/06/2016 tại Mỹ. Cũng trong thời gian đó, Pixar đã tung Finding Dory giới thiệu trước công chúng. Theo đạo diễn Allan Barillaro, bộ phim được lấy cảm hứng từ một chuyến đi rất tình cờ tại vùng Emeryville, California cách Pixar Animation Studios khoảng một dặm. Anh chạy dọc theo bờ biển để quan sát cách hoạt động và kiếm ăn của loài chim Dẽ cổ xám và sau đó quyết định thực hiện bộ phim này. “Nhìn cách phản ứng của các chú chim khi gặp sóng nước tôi biết rằng mình phải làm ngay một bộ phim về chúng. Con người chúng ta thường rất dễ dàng sống trong một môi trường an toàn với mình, tuy nhiên khi ở tại một nơi không còn thân thuộc nữa chúng ta rất giống những chú chim bé nhỏ trên bờ biển. Ai ai cũng đã đến bãi biển nhưng không phải ai cũng ngắm nhìn biển cả từ môt vị trí nhỏ bé nhất. Đó chính xác là góc nhìn đầy sợ hãi của những chú chim nhỏ”, Allan Barillaro chia sẻ trên trang audubon.org. Những chú chim nhỏ nhắn này là nguồn tư liệu cho bộ phim Piper của Allan Barillaro. Nguồn: Patul Rich/Audubon Photography Piper mở đầu nhẹ nhàng với hình ảnh sóng biển rì rào đánh vào vùng biển Emeryville, California, xa xa có đàn chim Dẽ cổ xám đang hí hoáy kiếm ăn. Nội dung chính của bộ phim nói về chú chim Dẽ bé nhỏ đang run rẩy không dám thoát ra khỏi sự bảo vệ của mẹ mình để kiếm ăn. Tuy nhiên nhờ sự động viên nhiệt tình từ mẹ, em quyết định liều mình xuống chung với bầy đàn thì không may bị cơn sóng vô tình vỗ liền tiếp đó. Chú chim nhỏ tội nghiệp từ đó bị ám ảnh và sợ hãi những cơn sóng biển dập dềnh và nhất quyết không chịu rời khỏi tổ. Nhưng thật may mắn, em chợt thấy những chú cua thân hình tuy nhỏ nhắn nhưng ý chí dũng mãnh, đang đào cát kiếm thức ăn mặc cho những cơn sóng hung dữ ập tới không ngừng. Chú chim bé nhỏ bắt đầu tò mò, bắt chước những chú cua và sau đó chứng kiến được vẻ đẹp của thể giới dưới lòng nước bao la. Điều đó đã làm trỗi dậy tâm hồn thích thú của em và ngày qua ngày, chú chim Dẽ nhỏ bé dần dần trở nên khéo léo trong việc săn mồi cho cả đàn chim. Dưới đây là một vài hình ảnh và đoạn video về quá trình làm phim hoạt hình Piper của đạo diễn Allan Barillaro: Đạo diễn Allan Barillaro – Người được xem là Good In A Room của bộ phim. Nguồn: Deborah Coleman / Disney•Pixar Một nhân viên đang lấy tư liệu về chim Dẽ tại bờ biển. Nguồn: Disney•Pixar Thiết kế nhân vật. Nguồn: Disney•Pixar Các bước thực hiện 3d/visual effects cho một cảnh phim Piper. Nguồn: cgmeetup.net Và đây là thành quả!. Nguồn: cgmeetup.net Hình ảnh các nhân viên trong đoàn làm phim đang thảo luận và thực hiện Piper. Nguồn: ohmy.disney.com Đoạn video ngắn Making of Pixar Short Movie – Piper: Piper là một sản phẩm mà Pixar rất tâm đắc và tự hào về thành tựu công nghệ, khả năng sáng tạo phong phú và sức làm việc dồi dào không ngừng nghỉ từ đội ngũ nhân viên ưu tú của studio. Không chỉ gây ấn tượng cho người xem về mặt kỹ thuật, Piper còn là một bộ phim tràn đầy ý nghĩa về cách dạy con của bậc cha mẹ – đây chính là một bài học quý giá cho những gia đình có con nhỏ. Ngoài ra, thông qua bộ phim Pixar còn muốn nhắn nhủ với khán giả rằng mỗi chúng ta cần phải biết tự lột bỏ cái kén của bản thân và tự tin đón nhận mọi thử thách, gian khó mà cuộc đời mang đến. Chỉ như thế, con người mới ngày càng mạnh mẽ và trưởng thành hơn, gặt hái được nhiều thành công từ sự phấn đấu không ngừng. Không nhạc nhiên khi Piper đã dành được tượng vàng danh giá Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất năm 2017. FULL MOVIE: Phạm Hoàng Ngọc tổng hợp
Có thể nói rằng, khi nhắc đến Storytelling, người ta sẽ luôn nghĩ ngay tới Pixar. Các xưởng phim hoạt hình của Disney nổi tiếng với khả năng tạo ra những bộ phim đẳng cấp thế giới với cách kể chuyện rõ ràng và hình ảnh tuyệt đẹp. Để bật mí những bí mật về Storytelling, Pixar hợp tác với nhà cung cấp giáo dục trực tuyến Khan Academy mang đến khóa học trực tuyến về Storytelling miễn phí cho mọi người. Cả hai đã cùng hợp tác để tạo ra “Pixar In A Box”. Trong phần ba của loạt bài này sẽ là những bài học đến từ giám đốc của hãng Pixar và những biên kịch nổi tiếng như Pete Docter đạo diễn, biên kịch của Inside Out và Up, Mark Andrews đạo diễn của Brave, Domee Shi và nhà làm phim hoạt hình Sanjay Patel của phim Ratatouille. Bài học đầu tiên sẽ giới thiệu về storytelling cũng như giúp bạn trau dồi cách mở đầu về những thứ như thiết lập và tính cách nhân vật. Các bài học bao gồm video và các hoạt động dành cho sinh viên. Các phần tiếp theo sẽ tập trung vào việc tạo ra nhân vật thật đặc biệt và nhiều thứ khác, với các phiên bản của năm 2017. Các khóa học trước hợp tác giữa Khan Academy và Pixar nói về các chủ đề như virtual cameras, hiệu ứng và hình ảnh động. Và đây là lần đầu tiên tập trung vào các khía cạnh có ít kỹ thuật sáng tạo trong làm phim. Nguồn: techcrunch.com >>> Đọc thêm các bài viết hay về Pixar TẠI ĐÂY
Biên kịch Andrew Stanton là đạo diễn phim, biên kịch, nhà sản xuất và diễn viên lồng tiếng “gạo cội” tại hãng hoạt hình Pixar. Ông cho ra mắt nhiều bộ phim đình đám như: Finding Nemo (2003), WALL-E (2008),.. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh Biên kịch Andrew Stanton viết kịch bản phim Finding Nemo Tiểu sử của đạo diễn, biên kịch Andrew Stanton Đạo diễn, biên kịch Adrew Stanton sinh ngày 03/12/1965 tại Rockport, Massachusetts, Mỹ. Ông là một trong số ít sinh viên tốt nghiệp The California Institute of the Arts được John Kricfalusi tuyển vào làm việc tại Ralph Bakshi studio. Tại đây, ông tham gia làm phim Mighty Mouse: The New Adventures. Con đường sự nghiệp của đạo diễn, biên kịch Adrew Stanton Adrew Stanton bắt đầu sự nghiệp đạo diên, biên kịch từ năm 1987 với 2 phim: – Phim ngắn A Story: Ông vừa viết kịch bản, vừa làm đạo diễn. – Phim truyền hình 13 tập Mighty Mouse: The New Adventures. Ông đảm nhiệm viết kịch bản bộ phim truyền hình này. Năm 1988: Ông viết kịch bản phim ngắn có tên Somewhere in the Arctic và đảm nhiệm đạo diễn phim. Năm 1995: Kịch bản phim Toy Story được Adrew Stanton hợp tác cùng những biên kịch khác viết. Năm 1998: Ông vừa viết kịch bản phim, vừa đạo diễn bộ phim A Bug’s Life. Năm 1999: Đảm nhiệm viết tiếp kịch bản Phần 2 Toy Story. Năm 2001: Bộ phim hoạt hình Monsters, Inc ra đời. Ông đã tham gia viết kịch bản và sản xuất bộ phim này. Năm 2003: Adrew Stanton tham gia 2 dự án phim Finding Nemo (biên kịch và đạo diễn) và phim Exploring the Reef (nhà sản xuất). Phim Finding Nemo đã tạo tiếng vang lớn trên toàn cầu. Năm 2004: Ông lồng tiếng cho phim The Incredibles. Năm 2006: Phim Cars được công chiếu. Ông đóng vai trò lồng tiếng cho nhân vật Fred. Năm 2007: Ông trở thành nhà sản xuất bộ phim Ratatouille. Năm 2008: Ông tham gia 3 phim: – WALL-E: Đảm nhiệm cả 3 vai trò đạo diễn, viết kịch bản và lồng tiếng nhân vật. – Phim ngắn BURN-E: Viết kịch bản phim và sản xuất phim. – Phim ngắn Presto: Chỉ đảm nhiệm sản xuất phim. Năm 2009: Ông giữ vai trò sản xuất 2 phim: Up và phim ngắn Partly Cloundy Năm 2010: Toy Story Phần 3 ra đời với kịch bản phim được viết bởi Adrew Stanton. Năm 2012: Phim John Carter được công chiếu, ông vừa đạo diễn, vừa viết kịch bản phim. Đồng thời trong năm này, ông cũng đảm nhiệm sản xuất phim hoạt hình Brave. Năm 2013: Ông giữ vị trí sản xuất bộ phim Monsters University và phim ngắn Toy Story of Terror! Năm 2015: Hai bộ phim Inside Out và The Good Dinosaur cũng được sản xuất bởi Adrew Stanton và cộng sự tại Pixar. Năm 2016: Ông viết kịch bản và đạo diễn phim Finding Dory trước sự mong chờ của những người hâm mộ Finding Nemo. Trong năm 2016, ông cũng chịu trách nhiệm sản xuất phim ngắn Piper. Phần 4 của Toy Story hứa hẹn được ông chấp bút viết kịch bản vào năm 2019. Biên kịch Andrew Stanton thành công với phim WALL-E Những thành công rực rỡ của đạo diễn, biên kịch Andrew Stanton Finding Dory trình làng dưới bàn tay biên kịch vàng Andrew Stanton Adrew Stanton đóng vai trò biên kịch “gạo cội” trong hãng phim hoạt hình Pixar. Hàng loạt giải thưởng danh giá tại Academy Award được trao cho ông để ghi nhận sự cống hiến của Adrew Stanton cho điện ảnh Hollywood: Năm 1995: Phim Toy Story vinh dự được đề cử hạng mục Best Original Screenplay. Năm 2003: Phim Finding Nemo đã thắng giải Best Animated Feature và được đề cử giải Best Original Screenplay. Năm 2008: Phim WALL-E thắng giải Best Animated Feature và được đề cử giải Best Original Screenplay. Năm 2010: Phim Toy Story Phần 3 được đề cử giải Best Adapted Screenplay. Những chia sẻ về nghề của đạo diễn, biên kịch Adrew Stanton Bộ phim Finding Dory được A ndrew Stanton thực hiện sau nhiều năm ấp ủ. Hai phim Cars & Toy Story đều liên tục ra đời các phần tiếp theo, nhưng Phần 2 của Fiding Nemo là Finding Dory lại mất nhiều năm để ra mắt. Lý giải điều này, ông nói rằng: “Tôi chỉ bắt tay viết kịch bản khi có ý tưởng thật tốt.” Khi làm việc tại Pixar, ông từng chia sẻ: “Điều tôi học được từ John Carter là không nên lo lắng.” Mika Team Tổng Hợp & Dịch
Up là bộ phim hoạt hình máy tính được Pixar Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Bộ phim ra mắt khán giả vào ngày 9/5/2009 tại Bắc Mỹ và là phim hoạt hình đầu tiên khai mạc Liên hoan phim Cannes 2009. Up là bộ phim dài thứ nhì của đạo diễn Pete Docter, sau Monsters Inc. Bộ phim được giới phê bình đánh giá cao với tỷ lệ 98% tại Rotten Tomatoes (bộ phim có tỷ lệ khen thưởng cao nhất năm 2009 tại trang web này), và đã đạt doanh thu trên 723 triệu USD toàn cầu, trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ nhì của Pixar, chỉ sau Finding Nemo. Bên cạnh đó, Up đã giành giải Quả cầu vàng cho Phim hoạt hình hay nhất và Nhạc phim gốc hay nhất của Hiệp hội báo chí nước ngoài tại Hollywood. Bộ phim cũng đã nhận 5 đề cử cho giải Oscar, kể cả cho phim xuất sắc nhất, trở thành bộ phim hoạt hình thứ nhì trong lịch sử nhận đề cử cho giải này, chỉ sau phim Beauty and The Beast trong năm 1991. Có thể thấy rằng, thành công của một bộ phim trước hết phải đến từ kịch bản. Với một kịch bản hoàn hảo và logic, Up đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem. Và đối với những người cần tìm tài liệu về cách làm phim hoạt hình thì một cuốn kịch bản chi tiết sẽ giúp ích rất nhiều cho họ. Kịch bản chi tiết phim hoạt hình Up trình bày đầy đủ từ lời thoại nhân vật đến các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn rõ ràng về sản xuất phim hoạt hình. Tài liệu được Viện Truyện tranh và Hoạt hình dịch và phát hành nội bộ dành cho các học viên theo học chuyên ngành Hoạt hình 3D, Biên kịch chuyên nghiệp tại Viện.
Động từ “animate” (làm hoạt hình) có nghĩa là đưa hoạt động vào hình ảnh. Và công việc của người làm phim hoạt hình chính là thổi hồn vào các bức ảnh, đưa thêm tính cách cho những nhân vật bất động trên giấy. Tương tự, với hoạt hình máy tính, các animator (người làm phim hoạt hình bằng máy tính) sẽ sử dụng các phần mềm chuyên dụng để vẽ, dựng hình và nhân vật trong không gian kỹ thuật số rộng lớn. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Hoạt hình máy tính (hay còn gọi là hoạt hình kỹ thuật số) vừa là một lĩnh vực rộng lớn, rất nhiều thứ để khám phá, tìm tòi. Nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều thách thức cho các nhà làm phim. Vì trong lĩnh vực này, giới hạn duy nhất mà các bạn gặp phải chính là Giới hạn của bản thân bạn tự đặt ra cho mình. Tất cả những bản phác thảo, storyboard, model, corlourscripts và những nguyên tố khác phương pháp truyền thống… tất cả những điều này là nguồn cảm hứng vô tận dành cho ngành công nghiệp phim hoạt hình ngày nay. Thiếu một trong những thứ trên, sẽ không có một nền nghệ thuật phát triển được như bây giờ. Phim hoạt hình bao gồm rất nhiều những chi tiết bình thường trong cuộc sống mỗi người. Mỗi chuyển động của các hình ảnh đấy được nghiên cứu kỹ càng, cài cắm một cách tài tình bên trong phim hoạt hình. Việc này đòi hỏi sự tỷ mỉ và khôn khéo trong từng chi tiết sản phẩm của đến độ hoàn hảo nhất có thể. Đó là cái tài tình của các nhà làm phim. “Sẽ không có chỗ cho bất kỳ một sự ăn may nào khi bạn làm việc với máy tính, chỉ có sự rèn luyện mới dẫn đến thành công. Nên hãy tự tạo ra không gian của mình, tạo ra thời gian cho mình trước khi chúng ta bắt tay vào xây dựng thế giới kỹ thuật số. Vì đó chính là lúc bạn thảnh thơi nhất” Ở Pixar, chúng tôi khuyến khích các họa sĩ của mình sáng tạo hết sức có thể, cung cấp cho họ không gian để thỏa trí tưởng tượng. Đổi lại, những bức họa của họ thúc đẩy các câu chuyện, bộ phim của chúng tôi lên một tầm cao mới. “Vào những ngày đầu của hoạt hình máy tính, mọi người thường hỏi chúng tôi rằng liệu máy tính có thể làm phim không? Rất là may mắn là chúng tôi đã làm được. Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi đã đi được một quãng đường khá dài từ thời điểm đó. Và tôi rất vui mừng khi những cố gắng và cống hiến nghệ thuật của chúng tôi được thế giới công nhận.” – Brad Bird Phim hoạt hình, chúng có khả năng phóng đại, lý tưởng hóa, lột tả, khai phá, châm biếm hay thậm chí làm đơn giản một vấn đề nào đó. Nó là một con đường rộng lớn cho tất cả các nghệ sĩ nào có tính hài hước, chúng ta có thể phản ánh một vấn đề xã hội qua một câu thoại dí dỏm, miêu tả cái nhìn của một bộ phận giới trẻ bằng một thiết kế nhân vật hay đề cập đến những vấn đề ít được nói đến khác bằng cách rất riêng của chúng ta. Nhưng vẽ đẹp thật sự của Pixar chính là cách mà những hình ảnh và câu chuyện của họ đọng lại trong tâm trí khán giả. Đó là điều tuyệt vời mà phim hoạt hình mang lại cho mọi người. Phim hoạt hình là công cụ tốt nhất để tuyền tải thông điệp đến mọi người. Cho dù các hình ảnh này, chúng chỉ là kết quả của các di và nhấp chuột trên chiếc bàn máy tính của bạn. Cho dù nhiều khi bạn cảm thấy thật sự khó khăn khăn phải thổi sự sống vào cho nhân vật, làm cho khán giả buồn theo chúng, vui theo chúng, yêu chúng, ghét chúng, cảm thông cho chúng… Nhưng những gì bạn làm được, những thông điệp bạn truyền tải được đến mọi người – chính điều đó mới thật sự quan trọng. Trong thế giới phim hoạt hình, mọi thứ đều có thể sống, mọi thứ đều có thể nói chuyện, có tính cách riêng, suy nghĩ riêng. Bạn có thể tạo ra tất cả những vũ trụ kỳ diệu mà bạn muốn, tạo ra bất cứ những nhân vật nào mà bạn muốn gặp. Đó là sức mạnh của phim hoạt hình – một chuyến xe chứa đầy những ý tưởng sáng tạo. “Hoạt hình có thể cho bạn thấy được thứ nằm sâu trong trí óc của con người” – Walt Disney Đoạn phim sau đây cho thấy vẻ đẹp thật sự và tính nghệ thuật của phim hoạt hình Pixar, khi ta chú trọng việc phát triển câu chuyện và nhân vật và thật sự trân trọng việc ta đang làm. The Beauty of Pixar : Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/animation.html
COLOUR SCRIPT (hay còn gọi là bản màu của storyboard) được tạo ra nhằm để theo dõi câu chuyện của phim. Do tính chất công việc được chia thành nhiều công đoạn khác nhau, giám đốc sản xuất cần phải tổng hợp tất các hình ảnh có thể nhằm giúp ông hình dung được sản phẩm cuối cùng sẽ trông như thế nào. Colour script là phần tiền sản xuất để thể hiện các mảng màu sắc, ánh sáng, tâm trạng và cảm xúc của câu chuyện khi đưa lên phim. Nó không chỉ đơn thuần là những bức vẽ đẹp mắt, mà còn là phiên bản hình ảnh của bộ phim, mang trong đó những tiết tấu, chuyển biến xuyên suốt bộ phim, hòa quyện với nó chính là diễn biến của câu chuyện. >>> Có thể tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D The Incredibles Colour Scripts Càng có nhiều cách để quan sát bộ thì càng dễ dàng để đạo diễn sản xuất đưa ra nhận định hơn. Bởi vì nếu chỉ có những bản phác màu thôi thì không thể nào tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Nhưng nó chắc chắn có thể giúp các studio phát triển ý tưởng của họ và tìm ra phương pháp tiếp cận khác nhau để thể hiện câu chuyện của mình Sắc thái của một bộ phim phụ thuộc rất nhiều vào các hình ảnh này, vì từ đây ta có thể thấy được diễn biến mà câu chuyện đi theo một cách toàn diện nhất. Đôi khi Pixar có xu hướng xem màu sắc như một dòng suy nghĩ, những người thiết kế có thể tạo ra một trải nghiệm điện ảnh hấp dẫn về mặt cảm xúc phong phú hơn và nhiều điều mới lạ hơn cho khán giả của họ với việc xem xét các hình ảnh này. Đây là lý do tại sao Pixar sử dụng các colour script cho mỗi bộ phim của họ, vì nó cho phép họ vạch ra các đường đi cho cốt truyện và diễn biến của nó. UP COLOURSCRIPT Xem xét các bản colour scripts, chúng tôi nhìn thấy được ánh sáng và màu sắc chủ đạo của bộ phim, cho từng cảnh quay. Việc này rất cần thiết khi bạn muốn giữ cảm xúc nhất định cho một phân cảnh nào đó trong phim. Công trình phối màu của phim phải được tạo dựng một cách khoa học giữa những công đoạn phối màu, các nhà thiết kế phải tìm cách dung hòa các hình ảnh tạo nên cái thần cho bộ phim đan xen với tính nghệ thuật của nó. Đi tìm Nemo Colourscripts Người có công đưa colour script đến với Pixar là Ralph Eggleston, và ông đã thực hiện một trong những colour scripts đầu tiên cho Toy Story bằng cách vẽ bằng phấn màu. Truyền thống đó đã được sử dụng trong nhiều năm sau đó, vì phấn màu là một phương tiện rất nhanh và có hiệu quả làm việc khá cao. Ngày nay, hầu hết các kịch bản màu sắc được thực hiện bằng kỹ thuật số bởi vì bức tranh kỹ thuật số thậm chí còn nhanh hơn so với làm việc bằng phấn màu. >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Điều tuyệt vời của phim hoạt hình đối với animator Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/colour-script.html
Storyboard giống như là phiên bản vẽ tay của bộ phim, có chức năng diễn tả các thước phim, hành động và hội thoại của nhân vật trong phim. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Mỗi họa sĩ vẽ storyboard sẽ nhận được kịch bản và hệ thống các biểu cảm của từng nhân vật trước khi bắt đầu vẽ cho một phân cảnh nào đó của bộ phim. Sử dụng những chỉ dẫn của kịch bản và biểu đồ cảm xúc này, các họa sĩ sẽ bắt đầu phân công cho từng người trong nhóm, mỗi người sẽ lãnh một nhiệm vụ cụ thể và thông báo trực tiếp với người điều hành dự án – đạo diễn phim. Trung bình, sẽ có hơn bốn ngàn bản vẽ storyboard được tạo nên cho một bộ phim hoạt hình dài của Pixar. Và chúng sẽ được sửa đi sửa lại rất nhiều lần trước khi được chính thức đưa vào phim. Chức năng chính của storyboard là giúp các nhà làm phim hình dung ra được mạch truyện. Ban đầu, Storyboard chỉ là một văn bản chữ viết có vai trò như là kịch bản của phim. Tuy nhiên văn bản này được các họa sĩ sử dụng để vẽ lại nội dung thành các khung tranh. Việc này giống như việc đọc truyện tranh của các bạn, tuy nhiên các khung truyện này không có lời thoại và được vẽ với các kích thước và tỉ lệ bằng nhau. Sau khi vẽ xong, các bức tranh này được gắn lên các bảng lớn, sắp xếp theo thứ tự thời gian như trong văn bản thể hiện. Sau cùng, các “bảng truyện tranh” này được đạo diễn xem xét, hình dung ra bộ phim sẽ được thể hiện như thế nào trên màn ảnh rộng thông qua những bức vẽ của các họa sĩ. Đó chính là tác dụng của Storybroad. Các video dưới đây giải thích Storyboard là gì, các bước thực hiện và làm việc với chúng. Ta cũng sẽ thấy được các họa sĩ của Pixar trình bày các ý tưởng của mình với các thành viên trong nhóm. Video sau đó sẽ so sánh giữa một storybroad và thành phẩm cuối cùng; bạn sẽ thấy tầm quan trọng của nó đến bộ phim cuối cùng như thế nào. Toy Story – Storyboarding and Pitch Sau đây là trích dẫn của John Lasseter, Giám đốc sáng tạo tại Pixar về tầm quan trọng của StoryBoard “Trong ngành công nghiệp phim hoạt hình, sẽ rất là đắt đỏ khi bạn muốn làm một đoạn phim quay thử (foottage), không giống như các thể loại phim có diễn viên, chúng tôi không có sự đảm bảo nào ở đây, chúng tôi không thể quay đi quay lại nhiều lần cho một cảnh quay, chúng tôi không có máy quay thứ hai hay bất cứ kế hoạch dự phòng nào… Chúng tôi chỉ có một cơ hội duy nhất với mọi phân cảnh của bộ phim, hoặc là có hoặc không đưa vào phim. Vậy làm thế nào biết được phân cảnh nào là lựa chọn đúng đắn cho bộ phim? Câu trả lời là các bạn phải chỉnh sửa bộ phim trước khi nó được sản xuất. Và việc sử dụng storyboard chính vì điều này. Chúng tôi nhanh chóng chuyển những con chữ từ kịch bản thành hình ảnh và đưa chúng vào storyboard – phiên bản truyện tranh của bộ phim. Đây cũng là cách mà hãng Walt Disney thực hiện với các bộ phim của họ, họ sử dụng những tấm bảng lớn 4×8 inch, gắn các bản vẽ lên theo thứ tự và kết nối chúng lại. Và cuối cùng ta nhìn lại tổng thể xem bộ phim sẽ được tái hiện như thế nào với các hình ảnh đó. Và khi cuối cùng tìm ra được câu chuyện ưng ý nhất, chúng tôi sẽ mang nó đến bộ phận edit, họ sẽ kết nối những hình ảnh này thành một phiên bản hình ảnh động (vẫn là các bản vẽ của storyboard). Sau đó chúng tôi sẽ lồng tiếng cho các hình ảnh này bằng chính giọng nói của mình, lồng âm nhạc cho chúng – những bản nhạc tạm thời mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ phù hợp với cảm xúc của phân cảnh. Sau đó là cài thêm các hiệu ứng âm thanh. Và rồi chúng tôi vào phòng nghe nhìn của hãng phim, ấn nút play, ngồi lại với nhau và xem bộ phim nháp mà chúng tôi vừa thực hiện tại phòng nghe nhìn. Đó là cách chúng tôi xem trước bộ phim của mình. Chúng tôi không bao giờ cho bất kỳ thước phim nào được vào khâu sản xuất trước khi chúng được nhận định là “tuyệt đối hoàn hảo” từ khi còn là storyboard. Bởi vì dù bộ phim có kỹ xảo đẹp mắt đến đâu đi chăng nữa, bạn sẽ không bao giờ cứu được bộ cốt chuyện nhàm chán. Chúng tôi sẽ làm đi làm lại và tiếp tục làm lại bộ phim – có lúc chúng tôi phải làm đến mười ba lần trước khi đưa dự án vào khâu sản xuất. Để làm được điều này chúng tôi phải rất nghiêm khắc với bản thân và cả đội ngũ của mình. Chúng tôi thậm chí đã từng làm kéo dài tiến trình sản xuất hay thậm chí dừng toàn bộ khâu sản xuất chỉ để có được một câu chuyện tốt hơn. Bởi vì chúng tôi tin rằng chính câu chuyện mới là thứ khán giả cần đến cứ không phải kỹ xảo máy tính. Không phải là bộ phim trông ra sao mà là nó muốn nói lên điều gì”. Dưới đây là một số storyboard của Pixar: Toy Story Storaboard Brave Storyboard Up Storyboards >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Bản màu của Storyboard
Các bộ phim của Pixar thường được ca ngợi bởi các nhà phê bình. Điều này hoàn toàn là do câu chuyện thú bị mà những bộ phim mang lại, các nhân vật có chiều sâu, phong cách hoạt hình và cách chúng phản ánh những chủ đề phức tạp trong xã hội. Các nhà phê bình thường ca ngợi khiếu hài hước và tâm hồn của phim hoạt hình Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Từ khi cho ra đời Toy Story năm 1995 – bộ phim đã thắng 27 giải Oscar, 7 giải Quả Cầu Vàng, 11 giải Grammy và vô số giải thưởng giá trị khác. Phim Up và Toy Story 3 nhận được đề cử giải Oscar cho Phim hay nhất, khiến đây trở thành bộ phim thứ 2 và thứ 3 được đề cử giải tương tự, sau Người đẹp và quái vật (1991) “Đương nhiên chúng tôi lo ngại các nhà phê bình sẽ nói gì. Bữa công chiếu đầu tiên sẽ ra sao và bữa công chiếu cuối cùng sẽ như thế nào. Nhưng thật ra, điều mà chúng tôi quan tâm nhất khi chấp nhận thực hiện những bộ phim này chính là khán giả. Niềm vui sướng nhất của một nhà làm phim hoạt hình như tôi đó chính là khi tôi lẻn vào đám đông xem bộ phim của mình và quan sát phản ứng của mọi người xung quanh. Vì khi xem phim, tất cả phản ứng của khán giả đều nói lên cảm xúc thật sự của họ về bộ phim. Và khi nhìn thấy niềm vui trên gương mặt họ, thấy họ cảm nhận được bộ phim của chúng tôi… với tôi đó là phần thưởng vô giá mà tôi có được” – John Lasseter Các đánh giá của giới phê bình Metacritic và Rotten Tomatoes là những trang web thống kê các nhận xét của giới phê bình phim từ rất nhiều nguồn khác nhau, những trang này cung cấp khá nhiều thông số thống kê về các đánh giá của các nhà phê bình cho các bộ phim của Pixar nói riêng và ngành công nghiệp điện ảnh nói chung. Dưới đây là những đánh giá của họ về phim của Pixar trong những năm qua. Thống kê doanh thu ngày công chiếu cho mỗi phim: Các giải thưởng và đề cử cho mỗi phim: Toy Story (1995) – MUSIC (Original Musical or Comedy Score) – Randy Newman (Nominated) – MUSIC (Original Song) – “You’ve Got a Friend in Me”, Music and Lyric by Randy Newman (Nominated) – WRITING (Screenplay Written Directly for the Screen) – Screenplay by Joss Whedon, Andrew Stanton, Joel Cohen, Alec Sokolow; Story by John Lasseter, Peter Docter, Andrew Stanton, Joe Ranft (Nominated) – SPECIAL ACHIEVEMENT AWARD – To John Lasseter, for his inspired leadership of the Toy Story team, resulting in the first feature-length computer-animated film. A Bug’s Life (1998) – MUSIC (Original Musical or Comedy Score) – Randy Newman (Nominated) Toy Story 2 (1999) – MUSIC (Original Song) – “When She Loved Me”, Music and Lyric by Randy Newman (Nominated) Monsters, Inc. (2001) – ANIMATED FEATURE FILM – Pete Docter, John Lasseter (Nominated) – MUSIC (Original Score) – Randy Newman (Nominated) – MUSIC (Original Song) – “If I Didn’t Have You”, Music and Lyric by Randy Newman (Won) – SOUND EDITING – Gary Rydstrom, Michael Silvers (Nominated) Finding Nemo (2003) – ANIMATED FEATURE FILM – Andrew Stanton (Won) – MUSIC (Original Score) – Thomas Newman (Nominated) – SOUND EDITING – Gary Rydstrom and Michael Silvers (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Screenplay by Andrew Stanton, Bob Peterson and David Reynolds; Original Story by Andrew Stanton (Nominated) The Incredibles (2004) – ANIMATED FEATURE FILM – Brad Bird (Won) – SOUND EDITING – Michael Silvers and Randy Thom (Won) – SOUND MIXING – Randy Thom, Gary A. Rizzo and Doc Kane (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Written by Brad Bird (Nominated) Cars (2006) – ANIMATED FEATURE FILM – John Lasseter (Nominated) – MUSIC (Original Song) – “Our Town”, Music and Lyric by Randy Newman (Nominated) Ratatouille (2007) – ANIMATED FEATURE FILM – Brad Bird (Won) – MUSIC (Original Score) – Michael Giacchino (Nominated) – SOUND EDITING – Randy Thom and Michael Silvers – Nominated – SOUND MIXING – Randy Thom, Michael Semanick and Doc Kane (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Screenplay by Brad Bird; Story by Jan Pinkava, Jim Capobianco, Brad Bird (Nominated) WALL-E (2008) – ANIMATED FEATURE FILM – Andrew Stanton (Won) – MUSIC (Original Score) – Thomas Newman (Nominated) – MUSIC (Original Song) – “Down to Earth”, Music by Peter Gabriel and Thomas Newman; Lyric by Peter Gabriel (Nominated) – SOUND EDITING – Ben Burtt and Matthew Wood (Nominated) – SOUND MIXING – Tom Myers, Michael Semanick and Ben Burtt (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Screenplay by Andrew Stanton, Jim Reardon; Original story by Andrew Stanton, Pete Docter (Nominated) Up (2009) – ANIMATED FEATURE FILM – Pete Docter (Won) – MUSIC (Original Score) – Michael Giacchino (Won) – BEST PICTURE – Jonas Rivera, Producer (Nominated) – SOUND EDITING – Michael Silvers and Tom Myers (Nominated) – WRITING (Original Screenplay) – Screenplay by Bob Peterson, Pete Docter; Story by Pete Docter, Bob Peterson, Tom McCarthy (Nominated) Toy Story 3 (2010) – ANIMATED FEATURE FILM – Lee Unkrich (Won) – MUSIC (Original Song) – “We Belong Together”, Music and Lyric by Randy Newman (Won) – BEST PICTURE – Darla K. Anderson, Producer (Nominated) – SOUND EDITING – Tom Myers and Michael Silvers (Nominated) – WRITING (Adapted Screenplay) – Screenplay by Michael Arndt; Story by John Lasseter, Andrew Stanton and Lee Unkrich (Nominated) Brave (2012) – ANIMATED FEATURE FILM – Mark Andrews and Brenda Chapman (Won) INSIDE OUT (2015) – ANIMATED FEATURE FILM – Pete Docter and Ronnie Carmen (Won) >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Tầm quan trọng của storyboard trong phim hoạt hình Pixar Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/critical-reception.html
Một bộ phim hoạt hình gia đình với những hình ảnh đẹp mắt, nhân vật đáng yêu và những khoảnh khắc tình cảm chính là thế mạnh của Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Phim hoạt hình Pixar là một lựa chọn tuyệt vời cho cả khán giả người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ em. Chúng rất thích những hình ảnh đẹp, sinh động, những pha hành động đa dạng hay những câu thoại dí dỏm – những điều mà mọi người luôn nghĩ đến khi nói đến phim hoạt hình. Tuy nhiên, một bộ phim hoạt hình hoàn hảo chỉ khi nó vừa kết nối được với trẻ em vừa làm hài lòng người lớn. Vì thông thường mỗi một đứa trẻ đi xem phim sẽ luôn có một người lớn đi kèm. Pixar có khả năng tạo ra được những thú vị rất riêng cho một bộ phim hoạt hình. Các tình tiết được gài cắm không chỉ vui nhộn, mà còn góp phần nâng cao nhận thức xã hội và truyền tải những thông điệp đạo đức và lối sống cho trẻ nhỏ. Phim của Pixar không chứa những hình ảnh đáng sợ, mang tính bạo lực, ám chỉ tình dục hay những ngôn từ tục tĩu… Nó không phù hợp cho khán giả nhỏ tuổi và cũng nằm trong nguyên tắc làm việc của Pixar. Các nhân vật của Pixar kể những câu chuyện rất gần gũi về tình bạn, khuyến khích sự dũng cảm, những suy nghĩ rộng nằm ngoài khuôn khổ, ủng hộ lòng tốt và lòng trung thành. Và cũng quan trọng không kém, mỗi câu chuyện của Pixar đều mang về một kết thúc có hậu cho từng nhân vật. Trong khi đó họ phải trải qua những thử thách, thách thức riêng và đặc biệt các nhân vật vẫn mắc sai lầm trong cuộc hành trình của mình – chúng không hề hoàn hảo. Ngoài ra, một số bộ phim về việc vượt lên số phận, chướng ngại vật trong cuộc sống, hành trình kết nối bạn bè và trưởng thành và vô số những bài học đáng quý khác về cuộc sống, bộ phim dành cho tất cả lứa tuổi, tầng lớp khán giả khác nhau. Một bộ phim hoạt hình cũng có thể tác động đến sự phát triển của một đứa trẻ về niềm tin cuộc sống hay về sự khác biệt giữa các văn hóa trong xã hội. Rất nhiều vấn đề khác nhau của cuộc sống mà bọn trẻ có thể học được qua các câu chuyện và nhân vật của phim Pixar. Cho trẻ em có cơ hội nhận thức được tình huống, thấy được các vấn đề và giải quyết vấn đề, biết thế nào là nên hay không nên qua cách các nhân vật hành động, nói chuyện. “Khán giả trẻ em thường có xu hướng đặt mình vào vị trí của những nhân vật và học theo những gì mà nhân vật làm, được phép làm hay không được làm trong một môi trường tương tự ở thực tế. Do đó, việc lột tả sự giằng xé nội tâm của một đứa trẻ cũng vô cùng quan trọng mang tính định hướng và giáo dục rất cao với tâm lý của khán giả nhỏ tuổi” >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Ý kiến từ giới phê bình dành cho phim hoạt hình Pixar Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/family–children.html
Để làm được một bộ phim đáp ứng được thị hiếu của tất cả các khán giả ở nhiều độ tuổi khác nhau không phải là một chuyện dễ dàng đạt đươc. Tuy nhiên, Pixar đã chứng minh được điều này ngay từ khi mới hoạt động. Phim hoạt hình của Pixar không những được trẻ em mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng đón nhận rất nồng nhiệt. Mỗi người trong các bạn đã từng xem ít nhất một phim hoạt hình của Pixar trong đời và ai cũng có phim yêu thích riêng của mình. Và để giải thích điều này, chúng tôi chỉ tóm gọn trong một câu đơn giản sau: “Vì những bộ phim của Pixar có khả năng đưa ra những thế giới kỳ diệu nhất từ những điều tưởng chừng bình thường nhất trong cuộc sống của chúng ta” >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Nói một cách chính xác thì không chỉ những hình ảnh của Pixar phù hợp cho mọi lứa tuổi, mà họ đang cố gắng tạo nên những sản phẩm giải trí có thể phù hợp với tất cả lứa tuổi. Khi nói về phim của Pixar, một trong những câu nói bạn sẽ nghe nhiều nhất đó chính là: những bộ phim hoạt hình cho thiếu nhi nhưng ngay cả người lớn xem cũng mê mẫn. Không như những phim hoạt hình truyền thống khác, phim của Pixar bao hàm những câu chuyện, những khiếu hài hước dí dỏm dành cho cả trẻ nhỏ và khán giả ở những lứa tuổi khác. Công việc khó nhất đối với Pixar là làm cách nào họ có thể đưa ra một câu chuyện và hình ảnh tương tác với khán giả nhỏ tuổi nhưng đồng thời cũng phải chạm vào đươc “đứa trẻ trong tâm hồn” của người trưởng thành. “Phim hoạt hình là thể loại phim dành cho mọi loại lứa tuổi. Nhiệm vụ và cũng là thách thức của chúng ta chính là tạo ra một câu chuyện vừa kết nối với trẻ em và cả phụ huynh của chúng” – John Lasseter Khi con người trưởng thành, họ bắt đầu hiểu được các hình ảnh ẩn dụ hay lời thoại ngụ ý trong phim, có khả năng nhìn thấy bản thân mình qua nhân vật trong phim – cho dù đó có là một con quái vật lông xù màu xanh, mộ chú cá hề hay là món đồ chơi vũ trụ Buzz-lightyear. Trong phim của Pixar, người lớn có thể thấy được những chủ đề mang tính xã hội hay thời sự, đương nhiên bộ phận khán giả nhí không hiểu được những thông điệp ấy nhưng nó cũng không ngăn cản được Pixar lồng ghép chúng vào phim của mình. Cụ thể, khi rời khỏi rạp khi xem xong phim Up hay Wall-E , các đứa trẻ cười tươi vui vẻ vì bộ phim vui tươi, màu sắc đẹp và nhân vật dí dỏm. Trong khi bố mẹ chúng rút ra được những suy nghĩ, tư duy riêng của mình về gia đình và xã hội… Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/older-audience.html
Trong phim của Pixar, ta có thể thấy được sức mạnh thật sự của những ước mơ mang lại. Các “ước mơ” của các nhân vật thường được các nhà làm phim khai thác triệt để, và được sử dụng như một chất xúc tác cho sự tiến triển của câu chuyện >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Pixar dạy chúng ta một thông điệp quan trọng, tin vào những giấc mơ của bạn có thể giúp bạn đạt được chúng. Tuy nhiên, Pixar không chỉ dạy chúng ta về tầm quan trọng của việc có nguyện vọng, khát khao và phấn đấu cho ước mơ đó, mà đôi khi còn dạy ta rằng trong cuộc sống, đôi khi mong ước sẽ không thành hiện thực. Nhưng luôn luôn có một con đường khác có thế dẫn bạn đến số mệnh thực sự của mình. Ước mơ trong phim Học Viện Quái Vật Monster Inc 2 của Pixar đưa ra một cái nhìn về xã hội thực tế bằng một cách rất lạ lẫm nhưng vô cùng hiệu quả. Nhiều bộ phim đã nhấn mạnh rằng ta có thể thực hiện mọi thứ nếu chúng ta theo đuổi ước mơ của chúng ta, nhưng Monster Inc 2 đã đi theo một hướng khác, rằng việc đạt được mong muốn bản thân không nằm ở thành bại – mà là ở ý chí không tuyệt vọng, cố gắng tiếp tục phấn đấu không chùn bước mới là nhân tố quyết định. Giám đốc Dan Scanlon thực hiện những ý tưởng bằng cách khéo léo đan xen những chi tiết đó với tình bạn vừa mới chớm nở của Sulley và Mike. Mỗi con người chúng ta đều sẽ đi đến một điểm nào đó và nhận ra giới hạn trong khả năng của mình. Chúng ta đều có những ước mơ như trẻ em, mặc cho thực tế rất khắc nghiệt, đến nỗi rất nhiều người trong chúng ta bỏ cuộc và từ bỏ ước mơ của bản thân mình. Chúng ta thường mơ ước đến với những công việc hoành tráng nhất, nhưng kết cục lại đưa ta đến những công việc nhàm chán. Điều này thật sự không được chào đón nồng nhiệt khi đưa các chi tiết có phần thực tế hóa như vậy vào những bộ phim gia đình. Hầu hết các phim gia đình thường không mang đến những lời nhắc nhở chân thực mà họ chỉ muốn giữ cho những giấc mơ vẫn phải nằm trong khuôn khổ những giấc mơ mà thôi. Một trong những cảnh phim tiêu biểu nhất trong Monster Inc 2 là khi Mike bị các bạn học và thầy cô, trong đó có cả Sulley, bảo rằng Mike không có những tố chất thiết yếu để trở thành một nhân viên hù dọa. Cuối phim, Mike và Surlley được vào làm việc tại công ty quái vật, nhưng không phải như cách mà họ từng suy nghĩ. Để được thành công như 2 nhân vật trong Công ty quái vật sản xuất năm 2001, hai nhân vật phải bắt đầu làm việc ở phòng chuyển phát thư từ. Ở bộ đôi này đều có những tài năng tiềm ẩn, Mike là 1 cậu mọt sách chính hiệu, Surlley thì có thiên phú từ phía gia đình và có ngoại hình dể sợ. Cả hai cùng nhau trở thành bộ đôi bá đạo, vượt qua gian nan, phấn đấu để khỏa lấp đi những khuyết điểm của mình. Những khám phá mới về ước mơ trong Ratatouille Một khía cạnh khác về những ước mơ có thể được thấy trong phim Chú chuột đầu bếp (Ratatouille). Ở bộ phim này, Pixar muốn truyền tải tới mọi người rằng hãy vững tin vào bản thân và giấc mơ của mình và bạn có thể làm bất cứ thứ gì. Bộ phim nói về Remy, là một chú chuột nhân cách hóa có năng khiếu thiên bẩm, khứu giác và vị giác phát triển cực nhạy. Được truyền cảm hứng bởi thần tượng, bếp trưởng vừa qua đời Auguste Gusteau, Remy mơ trở thành một đầu bếp. Khi bầy đàn của chú bị buộc phải rời khỏi chỗ trú ẩn, Remy bị tách khỏi bầy và cuối cùng lưu lạc đến đường cống của thành phố Paris. Trong bộ phim này, chú muốn trở thành một đầu bếp, điều dường như là không tưởng với một chú chuột, nhưng với những điều kỳ diệu mà một bộ phim hoạt hình mang tới, giấc mơ của chú đã trở thành hiện thực. Bộ phim nói lên một thông điệp quan trọng: giấc mơ của bạn có khả năng sẽ trở thành hiện thực. Trong phim , Remy bị giằng xé giữa lựa chọn theo đuổi ước mơ hay quay về để làm một con chuột bình thường. Qua thời gian, Remy học được thế nào là tình bạn, gia đình, để rồi cuối cùng chú cũng đã quyết định đi theo con đường mình theo đuổi, trở thành một đầu bếp. Ratatouille chạm vào các giá trị mang tính nhân văn như sự phấn đấu, tình bạn và vượt qua những khó khăn, nhưng quan trọng nhất là nó khám phá sự hiện thực hóa giấc mơ. Bất cứ điều gì đều là có thể khi bạn có niềm tin vào những giấc mơ của bạn, và theo đuổi họ không có vấn đề trở ngại và khó khăn. Không phải ai cũng có thể trở thành một nghệ sĩ vĩ đại, nhưng một nghệ sĩ lớn có thể đến từ bất cứ nơi nào. Ratatouille là một bộ phim dành cho mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi người với mong muốn làm theo một giấc mơ. Là một bộ phim nói về sự hào nhoáng đến từ sự bình dị, sự bình dị tạo nên sự lộng lẫy, và điều đó đã dẫn đến sự thành
Các bộ phim luôn xoay quanh những chủ đề về những cuộc phiêu lưu, về khám phá bản thân, những điều kỳ thú, hay hoàn cảnh của từng con người. Nhưng trong cuộc sống, những mối quan hệ của chúng ta mới chính là huyết mạch nuôi sống tâm hồn mình. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Trong tất cả những vũ trụ độc đáo do Pixar tạo ra, dù dưới hình thức này hay hình thức khác, tình bạn luôn đóng vai trò chủ chốt trong mọi câu chuyện của Pixar. Pixar thường nhấn mạnh tầm quan trọng của tình bạn trong từng câu chuyện của mình vì đối với tất cả chúng ta thì những kỷ niệm mà ta cùng chia sẻ với bạn bè mình chính là những thứ quý giá nhất trên đời này. “Các mối quan hệ quan trọng hơn bất kỳ thứ tài sản hay thành tựu nào bạn đạt được, và một ‘cuộc sống thực sự’ thiên về một chặng đường hơn là vì một cái đích đến” Câu nói trên chính là “khẩu ngữ” dẫn đường cho đội ngũ chúng tôi tiếp tục lèo lái con thuyền Pixar cho đến tận hôm nay. Thay vì đi đường tắt nhanh hơn, các nhân viên của Pixar bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu, gắn kết với nhân vật và khán giả của mình. Và đương nhiên, ai cũng muốn đến Thác Thiên Đường (Paradise Fall – phim UP) hay đến với cuộc đua tranh cúp Piston trong phim CARS. Tuy nhiên. Cách mà chúng ta đến nơi đó và những người bạn ta gặp trên đoạn đường đó mới thật sự quan trọng. Phân cảnh dưới đây từ phim Cars của Pixar, cho thấy nhân vật chính Lighting McQueen quyết định anh sẽ từ bỏ ước mơ khao khát của mình là thắng được chiếc cúp Piston trong vòng đua chung kết để cứu lấy một người bạn. Ngoài ra, Lighting Mcqueen còn học được giá trị đích thực của tình bạn với nhân vật xe tải kéo khờ tên Mater. Pixar cho thấy rằng tình bạn có thể tìm thấy ở nơi mà bạn ít ngờ tới nhất, và những tình bạn như vậy sẽ bền vững và chân thành mặc cho những khác biệt giữa bạn và họ. Thông điệp to lớn nhất mà Pixar muốn chia sẻ với khán giả rằng: Một khi bạn không có ai để chia sẻ hay đồng hành thì cuộc sống sẽ trở nên vô cùng vô vị và đơn điệu. Pixar hiểu rằng chính các mối quan hệ mà bạn có được, những người bạn mà bạn có được khẳng định rằng “bạn là ai”. Nếu có một thông điệp nào được mang đến rõ ràng nhất qua những phim của Pixar, đó chính là: Mỗi chúng ta sinh ra không phải để sống độc tôn một mình ta mà là để sống nương tựa vào nhau. >>> Tiếp theo:[Pixar Tips] Sức mạnh của ước mơ trong phim hoạt hình Pixar Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/friendship.html
Tình yêu là chủ đề được khai thác rất nhiều qua các thập kỷ của các nhà thơ, nhà soạn nhạc và nhà làm phim. Pixar không phải là ngoại lệ, với rất nhiều bộ phim đề cập tới chủ đề tình yêu. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Pixar luôn cố gắng chứng minh trong phim của mình tầm quan trọng của tình yêu, nó chính là chìa khóa để có được một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc. Pixar sử dụng tới rất nhiều hình thức “tình yêu” khác nhau trong phim của mình, bao gồm: Tình yêu lãng mạn, tình yêu giữa bạn bè và tình cảm gia đình. “We make the kind of movie we like to watch. I love love to laugh. I love to amazed by how beautiful it is. But I also love to be moved to tears. There’s lots of heart in our films.” Tạm dịch: Chúng tôi muốn tạo ra những bộ phim mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả: khán giả cười khi xem, khóc khi xem, ấn tượng, kinh ngạc bởi vẻ đẹp mang bộ phim mang lại. Rất nhiều tình cảm khác nhau mà một bộ phim có thể mang lại. “Học được cách tìm kiếm và giữ gìn tình yêu của bạn (dù là tình yêu lãng mạn hay tình cảm gia đình), là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta phải cố gắng hoàn thành trong cuộc sống này” – đây là thông điệp to lớn nhất mà Pixar muốn gửi đến khán giả. Hầu hết các phim của Pixar, các cuộc phiêu lưu luôn bao gồm hai hay nhiều nhân vật khác nhau. Đây cũng là ngụ ý của các nhà làm phim khi bất kỳ chuyến đi nào cũng nên chia sẻ với một người bạn đồng hành. Có một người đồng hành, đồng nghĩa với việc bạn có một cuộc sống thú vị và hạnh phúc hơn. Pixar cũng đưa đến khán giả những thông điệp hết sức nhân văn về tình cảm gia đình. Cũng như mọi người, các nhà làm phim của Pixar cũng có gia đình của chính mình và khá nhiều tình tiết trong phim chính là những trải nghiệm về gia đình của chính họ. Đa phần nội dung phim thường đề cập những mặt tác động tiêu cực từ phía gia đình với nhân vật chính, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình đối với họ: nơi họ được yêu thương, được che chở bảo vệ, từng thành viên trong gia đình đều đón nhận được tình cảm và quan tâm săn sóc lẫn nhau. Mục tiêu của Pixar không chỉ muốn tạo ra những bộ phim hay về mặt nội dung hay kỹ xảo, mà còn muốn khán giả xem xong phim sẽ mãi nhớ về nó, và con cháu họ sau này khi xem phim cũng sẽ yêu các nhân vật và câu chuyện của họ. Và điều quan trọng cuối cùng mà các nhà làm phim muốn truyền tải, đó chính là tình yêu chính là chìa khóa cho mỗi người chúng ta tìm thấy hạnh phúc thật sự trong cuộc sống này. Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/love.html
Phim hoạt hình của Pixar luôn mang đến những hình ảnh đẹp mắt và những đổi mới về công nghệ. Những điều trên đã trở thành tiêu chuẩn của hãng phim trong suốt những năm qua. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt này của Pixar? Các bạn đang học vẽ và mong muốn trở thành nhà làm phim hoạt hình có thể rút ra được khá nhiều bài học bổ ích từ bí quyết làm nên thành công của Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Danh phận chính là chìa khóa của mọi câu chuyện của Pixar. Nếu để ý, bạn có thể nhận thấy ở mỗi câu chuyện của Pixar, các nhân vật chính thường bị giằng co giữa lý tưởng cá nhân và yêu cầu của cộng đồng họ đang sinh sống. Họ sẽ phải chiến đâu bảo vệ giấc mơ, hoài bão hoặc lý tưởng của chính mình. Trong Toy Story 2 Trong phim, cuộc hành trình của Woody chính là thông điệp rõ ràng nhất của bộ phim về bản sắc cá nhân. Anh chàng đồ chơi có cuộc gặp gỡ với các nhân vật khác trong bộ sản phẩm đồ chơi gốc của mình, cô cao bồi Jessie, chú ngựa Bulleyes và Ông thợ mỏ. Gia đình đầu tiên mà đáng lẽ anh thuộc về. Trong phim, chúng ta thấy rất rõ ràng Woody phải lựa chọn giữa sự bất tử và tình yêu của mình. Một là anh sẽ được trưng bày trong viện bảo tàng cùng với gia đình “gốc” của mình, hoặc anh sẽ trở về với Andy, Buzz và các người bạn của anh và sống cuộc đời bình thường như những món đồ chơi khác, bị vứt bỏ khi người chủ của họ lớn lên. Đây là tình huống khó xử cho Woody khi một bên là nguồn gốc của mình còn bên kia là mục đích sống thật sự của anh. “Woody, cậu không phải sản phẩm của một bộ sưu tập, cậu là niềm vui của một đứa trẻ, Cậu là một món đồ chơi” – Buzz Lightyear Trong Finding Nemo Có một nhân vật khác của Pixar cũng mang tính cách nổi loạn chống lại tập thể chung, đó là chú cá nhỏ Nemo. Trong phim, Nemo chống lại lời nói của cha mình, bơi ra chiếc thuyền và chạm vào đáy thuyền. Điều này mang lại hậu quả khá nghiêm trọng trong phim. Thực ra những tình huống thế này chưa bao giờ thật sự là một lựa chọn. Bạn không thể chỉ chọn làm theo cộng đồng mà quên hẳn đi bản sắc của mình và ngược lại. Do đó, trong phim của Pixar, các nhân vật luôn luôn chọn sống cùng cả hai hoặc đưa ra một thỏa hiệp khác nhằm dung hòa cả hai yếu tố trên. Đây cũng là thông điệp mà Pixar luôn hướng đến, bạn có thể là chính bạn nhưng đừng bao giờ quên mất mình là ai. Lời thoại sau đây của Remy – chú chuột đầu bếp. Trong phim chú chuột phải vất vả để tìm được bản sắc riêng của mình. Remy trò chuyện với đầu bếp Gusteau, nhân vật tưởng tượng của mình để tìm ra con đường đi đúng đắn cho cái tôi ham muốn trở thành đầu bếp của chú. Gusteau: Thôi xong rồi, chúng ta phải bỏ cuộc thôi Remy: Sao ông lại nói thế trong lúc này? Gusteau: Chúng ta bị nhốt trong lồng, bên trong một cái thùng xe và chờ trở thành những món ăn đông lạnh. Remy: Không, tôi mới là người bị nhốt trong lồng. còn ông.. ông tự do Gusteau: Tôi chỉ trông đang tự do vi cậu nghĩ rằng tôi tự do thôi. Tôi cũng chỉ như cậu Remy: Ôi xin ông đấy, tôi chán phải giả vờ lắm rồi. Tôi giả vờ là một con chuột với cha tôi. Tôi giả vờ là một con người với Linguini. Tôi giả vờ như ông tồn tại để tôi có người để trò chuyện. Ông chỉ nói những chuyện mà tôi đã biết rồi. Tôi biết tôi là ai. Sao ông phải nói cho tôi biết điều này? Sao tôi cứ phải giả vờ trong mọi chuyện? Gusteau: Nhưng cậu chưa bao giờ như vậy, Remy? Cậu chưa bao giờ giả vờ với ai cả. Những mâu thuẫn, xung đột thế này thường nhìn thấy ở đa số khán giả của Pixar… Đó là lý do những bộ phim của Pixar trở nên rất đặc biệt, chúng tôi mang lại những bộ phim và thông điệp hình ảnh có mối tương quan với rất nhiều người thuôc nhiều tầng lớp và lứa tuổi khác nhau. Hãy xem và cảm nhận từng câu chuyện, bạn sẽ tìm ra sự liên kết của bản thân mình với nhân vật và cách họ đấu tranh với những quyết định của mình như thế nào. Minh Phương dịch Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/identity.html >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Cách khai thác chủ đề tình yêu của Pixar
Nếu có một công ty làm phim hoạt hình nào ứng dụng thành công tái hiện cảm xúc trên khuôn mặt con người vào phim của họ thì đó chính là Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Như đã đề cập khá nhiều ở những bài trước, công nghệ được ứng dụng khá nhiều trong các phim hoạt hình của Pixar, giúp họ có thể sáng tạo thoải mái với concept work, storyboard, cho việc thiết kế và chỉnh sửa nhân vật và quan trọng nhất là giai đoạn xuất phim (rendering) của mình. Nói một cách đáng tự hào, công nghệ chính là thế mạnh của Pixar. Từ những ngày đầu tiên hoạt động, Pixar đã thấy được tiềm năng mà công nghệ mang lại, góp phần không nhỏ cho các phim của Pixar. Từ các phim ngắn như Luxo Jr cho đến những phim điện ảnh chiếu rạp như Toy Story, các nhà làm phim luôn phải nhờ đến bộ vi xử lý mạnh mẽ của Renderman (phần mềm chuyển hóa từ các hình ảnh hai chiều, các dữ liệu về khối và ánh sáng thành các hình ảnh ba chiều trong không gian), giờ đây Renderman là phần mềm cơ bản nhất cho tất cả các công ty làm phim hoạt hình hiện nay. Quá trình phát triển công nghệ của Pixar thể hiện rõ nét qua những tác phẩm của hãng. Cụ thể, bộ phim Monster, Inc (2001) đã giới thiệu cho thế giới công nghệ đổ bóng chi tiết tới từng lớp lông, lớp tóc của nhân vật. Hai năm sau, Finding Nemo đi đầu trong kỹ thuật “ánh sáng kỹ thuật số”, được sử dụng để tái hiện ánh sáng trong làn nước dưới đáy biển của phim. Phim The Incredibles và Ratatouille mang đến những nhân vật con người chân thật, sống động và bước tiến trong việc tái hiện đám đông và chất lỏng. Nhưng vào những năm gần đây, quy mô của những đột phá công nghệ của hãng đã dần thay đổi sang một hướng khác. Nếu như trước đây các phim của Pixar giới thiệu cho khán giả những Hiện Tượng Công Nghệ hoàn toàn mới – gần đây nhất là phim Up (2009), hãng đã giới thiệu bước tiến trong việc mô phỏng bóng bay và lông vũ và phim Brave (2012) lại mang đến một thuật toán khó hơn trong việc mô tả rừng rậm và cây cối. Thì trong phần hai Monster University chỉ tái thiết lại các chiếu sáng và bóng đổ trên cơ thể của những nhân vật. Tuy những tiến bộ này không quan trọng bằng những thành tựu trước đây của Pixar nhưng nó cho thấy Pixar vẫn không ngừng đổi mới và cải tiến cách thức họ sử dụng công nghệ và hoàn thiện hình ảnh động của mình. Qua gần hai thập kỷ phát triển, máy tính đã mở ra một hướng đi rộng lớn cho các nhà làm phim. Với rất nhiều các chương trình dựng mô hình và những bộ vi xử lý máy tính mạnh mẽ, giới hạn duy nhất dành cho họ là chính sức tưởng tượng của mình. Hậu Trường – quá trình thực hiện phim Học Viện Quái Vật Các video sau ghi lại cuộc phỏng vấn với Scott Clark – giám sát hình ảnh của phim Học Viện Quái Vật, cung cấp cái nhìn gần hơn về quá trình thực hiện bộ phim và cách Pixar sử dụng công nghệ của họ. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁCH LÀM TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH LÀM PHIM HOẠT HÌNH MÁY TÍNH? Sự khác biệt đầu tiên là: phim hoạt hình truyền thống sử dụng các phương pháp không liên quan đến bất kỳ loại công cụ kỹ thuật số nào trong khi phim hoạt hình máy tính sử dụng máy tính làm công cụ chủ yếu . Một cách khác, phim hoạt hình truyền thống sử dụng những vật liệu vật lý như giấy, bút và các kỹ năng vật lý như vẽ tay, tô màu bằng màu nước, màu sáp… trong khi hoạt hình máy tính sử dụng các chất liệu ảo như thông số, mã lệnh thự hiện bên trong không gian kỹ thuật số. Các phim hoạt hình hai chiều thực hiện theo kiểu truyền thống được tạo ra bởi hàng trăm đến hàng ngàn bức vẽ tay, chỉ để chuyển những hình ảnh này lên các bảng nhựa một cách rõ nét và sạch sẽ nhất, sau đó chúng được tô màu (vẫn bằng tay), và chúng được sắp xếp theo thứ tự để quay trên một “khung nền” đã chuẩn bị sẵn. Do đó, kiểu làm truyền thống đòi hỏi một đội ngũ nhân viên khổng lồ bao gồm: họa sĩ thiết kế, họa sĩ làm sạch hình, họa sĩ tô màu, đạo diễn, họa sĩ vẽ nền (background) và đội ngũ quay phim, người viết kịch bản và họa sĩ vẽ storybroad… đó là chưa kể đến số lượng thiết bị, thời gian thực hiện, các đội ngũ nhân viên liên quan của dự án. Một thể loại khác của làm phim hoạt hình truyền thống đó là Stop-motion. Video dưới đây cho ta thấy quá trình thực hiện phim hoạt hình hai chiều theo phong cách truyền thống, dựa vào các thông tin dưới đây các bạn có thể hình dung được hai thể loại hoạt hình này khác nhau như thế nào. Còn thể loại phim hoạt hình máy tính sử dụng những mô hình ảo được dựng trong không gian kỹ thuật số. Phim hoạt hình ba chiều có xu hướng kết hợp giữa phương pháp vẽ tay truyền thống và việc xử lý hình ảnh bằng các công cụ kỹ thuật điện tử. Cụ thể, sau một thời gian làm việc với các bản vẽ tay, bảng màu, giấy và bút, các hình ảnh sẽ được chuyển thành các thông
Pixar và những tác phẩm của hãng chính là minh chứng phù hợp nhất cho sự phát triển và thành công vượt trội của ngành công nghiệp phim hoạt hình kỹ thuật số. Không những thành công về mặt thương mại, các tác phẩm phim hoạt hình của Pixar còn được các nhà phê bình đánh giá rất cao về mặt nghệ thuật và nội dung. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Với Pixar, các animator (nhà làm phim hoạt hình bằng máy tính) chính là những nghệ sĩ thực thụ. Không giống như giấy và bút, một khi các nhà làm phim đã chọn kỹ thuật công nghệ làm công cụ của mình, thì không có gì có thể ngăn cản sự sáng tạo của họ nữa. Qua gần hai thập kỷ phát triển, máy tính đã mở ra một hướng đi rộng lớn cho các nhà làm phim. Với rất nhiều các chương trình dựng mô hình và những bộ vi xử lý máy tính mạnh mẽ, giới hạn duy nhất dành cho họ là chính sức tưởng tượng của mình. Phim hoạt hình máy tính chính là những tác phẩm nghệ do chính sự phát triển vượt trội của công nghệ tạo ra Hình trên là các các nhân vật phim Học viện Quái vật, được dựng hình trong không gian ba chiều (quy chiếu hệ tọa độ X,Y,Z), điều này cho phép các nhà làm phim hoạt hình có thể xoay chuyển và quan sát nhân vật dưới mọi góc cạnh khác nhau trong không gian kỹ thuật số – điều mà trước đây ta không thể làm với chỉ bút và giấy. Để cho ra đời những bộ phim hoạt hình chất lượng, các nhà làm phim của Pixar tuân theo một quy trình làm phim hoạt hình rất chi tiết và chặt chẽ. Nhờ đó, các nhân vật, bối cảnh và câu chuyện của bộ phim được tái hiện một cách sống động và cuốn hút, nội dung chặt chẽ từ đầu cho đến phút cuối cùng của phim. Phim hoạt hình ba chiều có xu hướng kết hợp giữa phương pháp vẽ tay truyền thống và việc xử lý hình ảnh bằng các công cụ kỹ thuật điện tử. Để làm được điều này, các animator phải chuyển hóa thông số và dữ liệu của các bản thiết kế nhân vật trên giấy trở thành các thông số sữ liệu, từ đó ta có được khung xương và hình hài nhân vật của phim. Ngoài ra, bằng việc di chuyển các điểm ảnh được lập trình sẵn trên cơ thể nhân vật, các nhà làm phim có thể di chuyển được nhân vật theo ý muốn. Trong khi các camera ảo trong máy tính sẽ chụp lại từng khoảnh khắc của chuyển động của nhân vật. TOY STORY 3 & BRAVE – Computer Generated Animation Hai đoạn video dưới đây cung cấp cái nhìn gần hơn về quá trình thực hiện phim hoạt hình Brave(công chúa tóc xù) và Toy story 3( câu chuyện đồ chơi phần 3), hai tác phẩm gần đây nhất của Pixar và cũng là bước tiến đánh dấu sự cải tiến vượt trội của công nghệ làm phim hoạt hình ba chiều của hãng. Hãy chú ý các nhà làm phim, họ tự thu hình chính mình và tự hóa thân vào nhân vật họ muốn thể hiện, việc cảm nhận được cảm xúc của nhân vật là bước vô cùng quan trọng cho việc xây dựng tâm lý cho chúng. Từ đó, bạn có thể rút ra bài học cho mình trong việc học vẽ và cách làm phim hoạt hình. Hai video sau ghi lại cách chúng tôi thực hiện Brave. Từ lúc làm storyboard đến layout – animatine – final simulation – lighting >>> Tiếp theo: [Pixar Tips] Chức năng của công nghệ trong làm phim hoạt hình Minh Phương dịch Nguồn:http://pixar-animation.weebly.com/three-dimensional-computer-animation.htm
Để cho ra đời một bộ phim hoạt hình theo tiêu chuẩn của Pixar khá là phức tạp và tốn nhiều thời gian. Trung bình có thể kéo dài từ 4-5 năm để hoàn thành một bộ phim hoạt hình 3D. Đa phần thời gian đều dành cho công tác quan trọng nhất của việc làm phim: lên ý tưởng. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Pixar phát triển các ý tưởng của mình rất chặt chẽ, không quá vội vã. Các ý tưởng của bộ phim này không chỉ được khai thác triệt để cho những nhân vật hay câu chuyện của bộ phim đó mà ngoài ra, chúng còn có giá trị làm nền tảng để phát triển những dự án tiếp theo của Pixar. Ở giai đoạn này, để diễn đạt các ý tưởng của mình một cách hiệu quả và tối ưu nhất cho đội ngũ, các nhà làm phim của Pixar không sử dụng phương pháp tường thuật hay thuyết trình đơn thuần để trình bày ý tưởng của họ. Họ còn sử dụng kỹ năng vẽ, tô màu, hay thậm chí điêu khắc để trình bày ý tưởng của mình. “Ta làm hoạt hình không phải là vì sự kiêu hãnh của bản thân mỗi người. Ta làm hoạt hình là vì sự hạnh diện khi ta là một phần trong tập thể làm nên tác phẩm đó”– Michael Giacchina Quy trình dưới đây có thể mang đến một bài học bổ ích cho những người học vẽ và có ước mơ trở thành một nhà làm phim hoạt hình. QUY TRÌNH LÀM PHIM HOẠT HÌNH CỦA PIXAR Lên ý tưởng (story idea) Thông thường, khi một trong những nhân viên của Pixar phát biểu ý tưởng của mình cho đội ngũ phát triển của phim. Thử thách lớn nhất luôn là phải là làm cách nào cho mọi người trong căn phòng ấy nhìn thấy được khả năng thành công của ý tưởng này. Text treatment Sau khi chọn được ý tưởng, đội ngũ sẽ xây dựng Text treatment – đây là một văn bản ngắn tóm gọn ý tưởng chung của toàn bộ câu chuyện. Văn bản này giúp các nhà làm phim sàng lọc ra các ý tưởng có thể trùng lặp với nhau. Thông thường các ý tưởng trùng lặp này không bị bỏ đi, mà chúng được phát triển mở rộng ra bởi những nghệ sĩ khác nhau tại Pixar. Việc này giúp cho Pixar có được những câu chuyện mang những nét độc đáo riêng khi họ khai thác trên một ý tưởng chung. Hoàn thành kịch bản (script) Kịch bản được hoàn thành sau khi đã có được ý tưởng và text treatment Storybroad Tiếp theo là Storybroad, đây giống như là phiên bản vẽ tay/phiên bản truyện tranh của bộ phim, có chức năng diễn tả các thước phim, hành động và hội thoại của nhân vật trong phim trên-mặt-giấy. Mỗi họa sĩ vẽ storyboard sẽ nhận được kịch bản và hệ thống các biểu cảm của từng nhân vật trước khi bắt đầu vẽ cho một phân cảnh nào đó của bộ phim. Sử dụng những chỉ dẫn từ hai dữ liệu này, các họa sĩ sẽ bắt đầu phân công cho từng người trong nhóm, mỗi người sẽ nhận một nhiệm vụ cụ thể và thông báo trực tiếp với người điều hành dự án này – đạo diễn phim. Giọng nói cho nhân vật – Voice talent Đầu tiên, các bản thu âm nháp sẽ được thực hiện trước bởi các họa sĩ của Pixar và lồng ghép với các thước phim quay thử của phim (được gọi là Reel – đây là đoạn video trình chiếu các hình vẽ tay từ storyboard sau khi đã được lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự). Sau khi các phân cảnh và các đoạn hội thoại đã tạm ổn định, các diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp bắt đầu thu âm cho nhân vật của mình. Các diễn viên lồng tiếng phải thu âm các câu thoại bằng nhiều cách đọc và diễn đạt khác nhau. Sau khi được sàng lọc, đoạn ghi âm tốt nhất sẽ được giữ lại và đưa vào phim. Trong một vài trường hợp, các bản ghi âm thử của nhân viên Pixar lại là lựa chọn phù hợp nhất cho nhân vật, khi đó các nhà làm phim sẽ sử dụng luôn bản ghi âm này. Reel Reel là các đoạn phim quay thử, trước khi quyết định có nên đưa vào phim chính thức hay không. Các đoạn Reel cho phép các nhà làm phim sàn lọc và xem lại toàn bộ storyboard một lần nữa. Đây là bước rất quan trọng khi làm phim hoạt hình, theo tiêu chuẩn của Pixar, một câu chuyện có thể thành công do có một người kể chuyện giỏi, thì chức năng của Reel cũng giống như vậy. Nó cho phép các nhà làm phim xác định được sự logic giữa các tình tiết, thời gian, không gian và cảm xúc mà các phân cảnh mang lại. Khán giả có thể hiểu được nội dung phim hay không là do khâu kiểm tra này. Và cũng từ đây các nhà làm phim sẽ hiệu chỉnh lại độ dài của từng phân cảnh, chỉnh sửa lại các yếu tố quan trọng, lược bỏ những cảnh không phục vụ cho ý tưởng chung của bộ phim… Xem và cảm nhận (bản màu) Dựa vào các text treatment, storyboard đã hoàn thiện; bộ phận nghệ thuật của Pixar sẽ thảo luận để thiết kế hình dáng phù hợp cho nhân vật, bối cảnh và màu sắc chủ đạo cho bộ phim. Dưới đây là một số bảng màu của phim Finding Nemo, Monter University: Model – Dựng hình cho nhân vật trong không gian 3 chiều. Pixar sử dụng các phần mềm độc quyền để tạo ra những mô
Mục tiêu của Pixar là kết hợp những ý tưởng tài năng cùng với công nghệ độc đáo để tạo nên những bộ phim hoạt hình có cốt truyện ấm áp tình người và nhân vật đáng nhớ cho khán giả. Do đó, khái niệm Storyfirst (Câu chuyện là ưu tiên số một) là khẩu ngữ áp dụng cho toàn bộ phim của Pixar. >>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D “Bạn không thể xây dựng tốt một bộ phim khi chưa thật sự hiểu và cảm nhận được những nhân tố tạo nên nó. Đó là: câu chuyện và nhân vật của họ” Mục đích của Pixar là không những tạo nên những bộ phim đẹp về hình ảnh mà còn phải tạo được những nhân vật gần gũi, những cốt truyện tươi vui sinh động và sâu sắc. “Một bô phim hoạt hình thật sự thành công chỉ khi sau khi xem xong, nó vẫn còn đọng lại điều gì đó trong tâm trí khán giả khi họ bước ra khỏi rạp” Trong ngành công nghiệp phim hoạt hình từ trước đến nay, một bộ phim thật sự thành công chỉ khi ý nghĩa và thông điệp của nó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cha mẹ của bạn sẽ kể lại cho bạn nghe về nó, hay chính bạn sẽ bật lại bộ phim này cho con cháu của mình xem. Đơn giản là vì nó mang lại một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống của chính chúng ta. Công nghệ, không phải là mục đích trong cách kể chuyện của Pixar. Khác với các công ty làm phim hoạt hình khác, những người luôn muốn phô diễn kỹ thuật và công nghệ của mình qua từng thước phim. Mục đích của Pixar luôn hướng đến là tạo nên một câu chuyện trong đó tập trung rất nhiều những cuộc hành trình của những nhân vật khác nhau. Qua đó, khán giả sẽ cảm nhận được chính mình của hiện tại, tương lai hay quá khứ qua cuộc hành trình của từng nhân vật trong phim. Họat hình 3D, đối với Pixar đó là một sự pha trộn kỹ thuật mới vào chính những tác phẩm nghệ thuật, thứ đã được hình thành từ rất lâu trước khi công nghệ trở nên quan trọng trong thế giới hiện tại. Nó là công cụ làm phong phú thêm cho chính nhân vật và câu chuyện của họ, và chỉ dừng lại ở chức năng làm “công cụ” thôi. CÂU CHUYỆN VÀ NHÂN VẬT LUÔN CÓ TRƯỚC: Ngày nay, ảnh hưởng của những bộ phim hoạt hình là rất đa dạng: chúng có thể mang lại những phút giây giải trí, thư giãn cho người xem; nêu lên một góc nhìn nào đó về một số vấn đề về văn hóa xã hội; phóng đại hoặc đơn giản hóa điều gì đó, hay đơn giản là chỉ ra một vài chi tiết nhỏ trong cuộc sống mà bình thường con người có thể bỏ qua… Điều này tạo nên một môi trường rộng lớn cho tất các nhà làm phim có thể để khai thác câu chuyện và nhân vật của mình một cách triệt để nhất. Khác với trước đây, các loại hình nghệ thuật giờ đây có thể tự do khai thác những luận điểm về xã hội hay chính trị, miêu tả về thực trạng nhân loại và đưa ra hướng giải quyết một vấn đề khó khăn hay đơn giản là nêu lên những tình cảm khó nói trong cuộc sống mà ít khi ai trong chúng ta sẵn sàng thể hiện trong đời sống. Chính vì làm được điều này, Pixar đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho mình. Vẻ đẹp thật sự của phim hoạt hình Pixar chính là cách họ xây dựng câu chuyện mà sẽ làm bạn suy nghĩ và nhớ về nói mãi mãi. Các bạn có thể tìm thấy ở những bộ phim trước đây của hãng luôn dựa trên những khung thời gian hay không gian siêu thực, hay một vài nhân vật được xây dựng dựa trên những chi tiết không có thật. Đó cũng là một trong những yếu tố độc đáo của Pixar, vì nhờ những điều này khán giả vừa trải nghiệm những điều vô cùng mới lạ nhưng lại vô cùng gần gũi khi xem phim. Tại Pixar, khi một bộ phim đã không đạt đủ các tiêu chuẩn của hãng về câu chuyện hoặc nhân vật, bộ phim đó sẽ được mang đi chỉnh sửa. Công đoạn này bao gồm việc cắt bỏ đi những đoạn phim/phân cảnh không phục vụ cho việc xây dựng nhân vật hay câu chuyện chính của nó. Cho dù phân cảnh đó có vô cùng bắt mắt với kỷ xảo và góc quay hoành tráng đi chăng nữa, chỉ cần nó không bổ trợ được cho câu chuyện chính – nó sẽ bị cắt. Ví dụ cụ thể, sau ba năm thực hiện Pixar đã hoàn thành xong phần hai cho bộ phim Toy Story 2. Vấn đề ở chỗ, bộ phim không đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn đặt ra cho phim này của hãng. Và với chỉ 8 tháng để phim ra mắt công chúng, Pixar đã quyết định làm một chuyện không tưởng: làm lại hoàn toàn bộ phim – từ đầu đến cuối. Toy Story 2 đã được viết lại và dựng lại hoàn toàn chỉ trong vòng 8 tháng ít ỏi còn lại và trở thành một trong những phim được giới phê bình đánh giá cao nhất và dành nhiều lời khen tặng nhất từ trước đến thời điểm bấy giờ. Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho nguyên tắc “story first” của Pixar và sự nghiêm túc trong việc bảo đảm chất lượng cho từng sản phẩm của họ. “Không có một loại công nghệ kỹ
Đối với Pixar, hay với tất cả những công ty lớn nhỏ khác của ngành công nghiệp hoạt hình, công đoạn thiết kế nhân vật vô cùng cần thiết và quan trọng. Vì đối với một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi thì “nhân vật”, chính là người cầm lái cho câu chuyện và là điều khán giả quan tâm theo dõi suốt bộ phim. Nhân vật chính là hơi thở, còn câu chuyện chính là linh hồn của bộ phim. >>> Có thể tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D Tại xưởng hoạt hình Pixar, các nhân vật được hình thành từ rất sớm, các họa sĩ thiết kế phải làm việc cùng với đạo diễn khi mà kịch bản vẫn còn đang xây dựng. Các bản thiết kế và phác thảo nhân vật phải trải qua rất nhiều bước thay đổi, chỉnh sửa trước khi thật sự được phép bước vào bộ phim chính. Cũng nhờ đó, đội ngũ của Pixar luôn tạo ra những nhân vật sống động và chân thật nhất. Điều gì khiến nhân vật của Pixar trở nên đặc biệt? Trong giai đoạn thiết kế, mối liên hệ giữa khán giả và nhân vật chính là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của đội ngũ chúng tôi. Nhân vật cần phải có “tính người” của riêng của chúng. Ngoài ra các tình tiết, diễn biến cần phải tập trung khai thác đặc điểm này để có thể làm nổi bật mối liên hệ với khán giả. Do đó, các họa sĩ của Pixar luôn cố gắng sàng lọc các chi tiết quan trọng làm nổi bật lên tính cách cho từng nhân vật của mình (hầu hết bằng ngoại hình của họ). Chúng tôi luôn phải cân nhắc xem điều gì cần giữ lại, điều gì cần lược bỏ, chi tiết nào cần đưa vào để thể hiện bối cảnh, chiều sâu nội tâm của nhân vật; và đặc biệt hơn là phải làm nổi bật lên cá tính riêng của nhân vật đó. Như lời phát biểu của Neil McFarland (một đạo diễn hình ảnh game ở studio USTwo) “Khi bạn thiết kế nhân vật cho câu chuyện của mình, hãy nghĩ về ý nghĩa thật sự của hai từ Nhân Vật. Nhiệm vụ của bạn là phải thổi sự sống vào những hình ảnh đó, làm chúng chuyển động theo cách thức mà khán giả của bạn tin rằng họ sẽ thích gặp gỡ; trò chuyện với một người như vậ trong đời sống thật. Hãy cho họ (khán giả của bạn) có cơ hội để ngắm nhìn và tưởng tượng cách nhân vật của bạn sống , suy nghĩ và hoạt động trong chính thế giới của họ” Các bước căn bản của quy trình thiết kế nhân vật? Các họa sĩ của Pixar sử dụng phương pháp vẽ tay truyền thống để tạo nên hình ảnh đầu tiên cho các bản thiết kế của mình. Thông thường, một họa sĩ phải tạo ra hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bức phác thảo trước khi họ hài lòng với tạo hình của chúng. Các nhân vật mà bạn thấy trên phim là kết quả cuối cùng của toàn bộ đội ngũ phát triển của Pixar. Trải qua một quy trình sáng tạo chặt chẽ, các hình ảnh ấy đã được thông qua rất nhiều ý kiến từ nhiều họa sĩ, nhà làm phim, đạo diễn và biên kịch khác nhau, để tạo nên hình hài, tính cách và từng cử chỉ cho nhân vật đó. Việc thiết kế Wall-E cực kỳ phức tạp, khi cậu chàng là một người máy với các bộ phận cơ khí trên cơ thể nhưng cũng phải đảm bảo tính “Con Người” cho chúng Đầu tiên, quá trình thiết kế cho một nhân vật bắt đầu với bảng mô tả (script pages) được viết bởi đạo diễn phim. Bảng mô tả này cho biết: nhân vật có thể sẽ trông như thế nào, tính cách ra sao… Các họa sĩ phải hoàn thành khoảng một trăm bản phác thảo cho nhân vật này theo cách họ hình dung ra anh/cô ta. Sau đó, vị đạo diễn sẽ xem xét từng bản phác thảo một, lựa chọn ra một số bức phác thảo ưng ý và gần với ý tưởng của ông nhất. Các họa sĩ sẽ dựa vào những bức hình này và một lần nữa thiết kế lại cho nhân vật. Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi nào đạo diễn chọn ra được bản thiết kế hoàn hảo nhất. Ngoài ra tại Pixar, thiết kế nhân vật được bắt đầu bằng bước phác thảo bằng bút chì. Một số trường hợp, họa sĩ thường tìm thấy ý tưởng về nhân vật rất rõ ràng đầy đủ, tuy nhiên nhiều khi họ chỉ hình dung được một vài khái niệm mơ hồ về tính cách nhân vật. Các họa sĩ của chúng tôi phải vẽ hàng ngàn bức phác họa và chỉnh sửa bề ngoài của chúng rất nhiều lần. Song song đó, các đại diện từ phía hãng phim sẽ quyết định rằng họ muốn nhân vật thể hiện tính hoạt hình (cartoony), tính biểu tượng (iconic) hay phản ánh tính thực tế (realistic) như thế nào. “Mặc dù có thể nhiều người không nhận ra nhưng mỗi nhân vật của chúng tôi khi xuất hiện đều thể hiện 1 chủ đề riêng của chúng. Chúng tôi chủ động để khán giả có thể nắm bắt được nhân vật ngay khi nhìn thấy chúng.” Sau khi các họa sĩ đã hoàn thành khâu thiết kế ngoại hình cho một nhân vật, đội ngũ làm phim hoạt hình (animators) sẽ bắt tay vào công việc của họ: mang chúng lên màn ảnh, xây dựng cho nhân vật một cá tính riêng, một hệ thống chuyển động riêng. Có thể các bạn chưa biết, trong mỗi
Ra đời và phát triển đã gần một thế kỷ nhưng dẫu dưới hình thức nào đi nữa: từ bút pháp vẽ tay truyền thống cho đến công nghệ CGI hiện đại, nghệ thuật làm phim hoạt hình vẫn luôn có một sức hút mạnh mẽ đối với công chúng, chinh phục và làm say đắm biết bao nhiêu thế hệ khán giả bằng những nhân vật, câu chuyện và thế giới tuyệt vời họ tạo ra. Thời hoàng kim của hoạt hình tiếp tục kéo dài khi các xưởng phim khắp thế giới vẫn luôn ráo riết tìm kiếm và đào tạo các họa sĩ tài năng để bổ sung vào đội ngũ của mình, sẵn sàng chinh phục các thử thách mới, tạo nên những tiếng vang mới. Sau đây là danh sách 50 Xưởng phim hoạt hình hàng đầu Thế giới nhằm giúp các bạn họa sĩ trẻ có thêm vốn kinh nghiệm, thông tin để định hướng và lựa chọn nơi làm việc phù hợp nhất với mình. Lưu ý : Trừ 10 hãng phim trong tốp đầu, thứ hạng của các hãng còn lại được đánh giá khá chủ quan nên có thể kém chính xác. Bạn đọc khi theo dõi vui lòng chú ý. Trong phần 1, chúng ta sẽ đến với 5 xưởng phim đầu tiên trong top 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới. 1. Pixar Trụ Sở : Emeryville, California Xưởng Pixar vốn dĩ được xây dựng và phát triển bởi chính ông chủ của trái táo khuyết – Steve Jobs, người đỡ đầu và định hướng sự phát triển của hãng, nhưng sau đó nhanh chóng được Walt Disney mua lại vào năm 2006 với hơn 7 tỷ USD. Sau khi gây dựng tiếng vang thành công với “Câu chuyện đồ chơi”, xưởng phim của Mỹ này liên tiếp gặt hái những thắng lợi lớn về doanh thu cũng như chinh phục được hầu hết giới phê bình khó tính với những tựa phim lưu lại tên tuổi của xưởng mãi mãi: – The Toy Story films (Câu chuyện đồ chơi) – WALL-E (Người máy biết yêu) – Brave (Công chúa tóc xù) – Ratatouille (Chú chuột đầu bếp) – Inside Out (Những mảnh ghép cảm xúc) 2. Walt Disney Animation Studios Trụ sở : Burbank, Carlifornia Walt Disney Animation Studios có thể nói là xưởng hoạt hình thành công nhất của Disney với tên tuổi gắn liền với tuyệt phẩm “Bạch Tuyết và Bảy chú lùn” (1937) lừng danh. Xưởng cũng là nơi ra đời của nhiều bộ phim bất hủ như “Vua sư tử” hay “Aladdin và Cây đèn thần”, góp phần đưa hoạt hình Disney lên hàng đỉnh cao của thế giới. Sau một thời kỳ khủng hoảng gần một thập kỷ, xưởng đang dần phục hồi lại phong độ với sự thành công vang dội của những bom tấn gần đây như : – Frozen (Nữ hoàng băng giá) – Wreck-It Ralph (Ráp – phờ đập phá) – Big Hero 6 (Biệt đội anh hùng Big Hero 6) 3. DreamWorks Animation Trụ sở: Glendale, California Không chỉ nổi danh về mặt thương mại với hàng loạt bộ phim xuất sắc, bán chạy khắp thế giới, xưởng DreamWorks còn được biết đến với rất nhiều giải thưởng danh giá khác: 22 giải Emmy, 3 giải Oscar, hàng chục giải Annie cùng rất nhiều đề cử BAFTA và Golden Globe khác. Một số tác phẩm thành công của họ có thể kể đến là: – Shrek (Gã chằn tinh tốt bụng) – How to Train Your Dragon (Bí kíp luyện rồng) – Madagascar (Cuộc phiêu lưu đến Madagascar) – Kung Fu Panda (Công phu gấu trúc) 4. Industrial Light & Magic Trụ sở: San Francisco, California Nổi tiếng về mặt năng suất với hàng trăm dự án lớn nhỏ và số lượng bom tấn đếm không xuể, xưởng là hình mẫu tiên phong trong việc áp dụng các kỹ xảo đồ họa độc đáo vào điện ảnh, không chỉ đơn thuần như mô phỏng da giả, hóa trang lông tóc như thật mà thậm chí có thể xây dựng luôn cả nhân vật chỉ bằng kỹ xảo máy tính. Những tác phẩm trứ danh của họ có thể kể đến là: các phần phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao), Terminator (Kẻ hủy diệt) – trừ phần 1, Pirates of the Caribbean (Cướp biển vùng Ca-ri-bê), Avatar (Thế thân) và Jurassic World (Thế giới Khủng long). 5. Studio Ghibli Trụ sở: Koganei, Tokyo, Nhật Bản Nắm gần 8 bộ phim trong danh sách 15 phim anime hay nhất Nhật Bản, không còn nghi ngờ gì nữa, xưởng Ghibli có thể nói là một trong những xưởng hoạt hình xuất sắc nhất của quốc gia này. Nhắc đến Ghibli, người yêu hoạt hình sẽ nghĩ ngay đến Miyazaki Hayao, là đồng sáng lập Ghibli và là một đạo diễn hoạt hình xuất sắc không chỉ ở Nhật Bản mà còn cả thế giới. Spirited Away là bộ phim hoạt hình đã mang về cho ông và xưởng Ghibli giải thưởng Oscars danh giá ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất năm. Ngoài ra còn có một số phim hoạt hình đã để lại nhiều ấn tượng như: Howl’s moving Castle, Ponyo, Princess Mononoke, My Neighbour Totoro,… Không chỉ đạt thành công rực rỡ với vô số giải thưởng lớn trong nước như 4 giải của Viện hàn lâm Nhật Bản cho Hoạt hình xuất sắc nhất và 1 giải Animage Anime Grand Prix, danh tiếng của xưởng còn vươn tầm thế giới với vô số đề cử Oscar và vinh dự nhận giải này vào năm 2003. >>> Tiếp theo: 50 xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới (Phần 2) Cao Thụy Vy dịch Nguồn: http://www.gamedesigning.org/animation-companies
Gần 30 năm thành lập, hãng phim nổi tiếng Pixar đã mang lại nhiều cảm xúc thông qua các sản phẩm phim hoạt hình của mình, đặc biệt là những bộ phim ngắn được chiếu mở màn cho mỗi bộ phim chính thức. Cũng như nhân vật mới nhất của hãng, ngọn núi lửa Lava si tình, Pixar dành tất cả tình yêu thương cho mỗi bộ phim ngắn của mình, chính vì thế, những bộ phim này thường tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem, không thua kém gì những bộ phim chính thức. Sẽ khó có ai quên được hình ảnh cánh cò không ngại khó khăn để vận chuyển những bé động vật nguy hiểm trong “Partly Cloudy”, hay nhân vật người ngoài hành tinh trẻ tuổi và hài hước cố gắng hết sức mình để hoàn thành bài thi bắt cóc con người trong “Lifted”. Có thể những nhân vật này chỉ xuất hiện trên màn ảnh vỏn vẹn vài phút, nhưng cảm xúc theo sau từng thước phim chắc chắn sẽ ghi dấu trong trí tưởng tượng của người xem. Và với nhân vật đáng yêu Lava, ta sẽ cùng điểm lại những nhân vật hoạt hình đáng nhớ nhất trong các bộ phim ngắn của Pixar và đã quá quen thuộc với người hâm mộ hãng phim nổi tiếng này. 1. Lava (Lava) Lava chỉ muốn được chìm đắm trong tình yêu với một ai đó. Ngày qua ngày, rồi năm lại qua năm, ngọn núi lửa đặc biệt này luôn hát bài tình ca của mình để mong tìm thấy người mình yêu. Với kết thúc có hậu, bộ phim lại gây dấu ấn với khán giả nhờ vào khuôn mặt khát khao và ngọt ngào của mình. 2. The Blue Umbrella (The Blue Umbrella) “The Blue Umbrella” được chiếu mở màn cho “Monster University” và mang lại nhiều cảm xúc cho người xem hơn cả bộ phim chính. Với nhân vật chính là một chiếc ô xanh tội nghiệp gặp nhiều chuyện xui xẻo trên đường đi từ bị xe đụng, lật ô hay bị bỏ mặt trên đường cao tốc, cho đến khi người chủ tìm thấy chú và gặp lại quý cô ô đỏ. “The Blue Umbrella” tuy ngắn nhưng năm phút trong phim là khoảng thời gian hồi hộp, dữ dội nhất đối với khán giả, để cuối cùng mang lại cảm giác nhẹ nhỏm và hài lòng với kết thúc có hậu. 3. Young Alien (Lifted) Với nhân vật chính là một người ngoài hành tinh trẻ tuổi phải thực hiện bài kiểm tra bắt cóc con người, “Lifted”, bộ phim ngắn được chiếu mở màn cho “Ratatouille”, đã mang lại cảm giác thư thái và hài hước cho người xem. 4. Stock và Storm Cloud (Partly Cloudy) Cũng giống với bộ phim chính thức “Up”, “Partly Cloudy” đã mang khán giả đến với một thế giới mới trên bầu trời rộng lớn. Nhân vật chính của phim là một chú mây bão luôn lạc quan, yêu đời được giao trách nhiệm phải tạo ra tất cả những em bé của các loài động vật nguy hiểm như cá sấu, nhím và lươn điện. Và người bạn đồng hành cùng chú mây này là một con cò tận tâm luôn chịu đựng mọi gian khổ để hoàn thành nhiện vụ của mình. Cả hai đã tạo nên một bộ đôi đáng yêu và tốt bụng, mang lại nhiều thước phim hài hước nhẹ nhàng đến với khán giả. 5. Geri (Geri’s Games) So với không khí tươi vui trong “A Bug’s Life”, thì bộ phim mở màn “Geri’s Games” lại mang một bầu không khí trầm lắng khi nhân vật chính, Gari, chơi cờ một mình trong công viên. Bóng dáng cô đơn, lặng lẽ trong khu công viên không một bóng người của Geri thật sự khiến người xem cảm thương cho số phận một con người. 6. The Bunny (Presto) Tất cả những chú thỏ đều yêu củ cà rốt của mình. Vì những tham vọng của bản thân mà Presto ngốc nghếch đã bỏ đói chú thỏ, người bạn đồng hành của mình, và lấy cà rốt ra để dụ dỗ chú hợp tác với mình. Để rồi cuối cùng Presto bị chú thỏ tìm cách trả thù, tạo ra những tình huống hài hước. 7. The Kid (One Man Band) Với cốt truyện quen thuộc về hai nhạc công đường phố tìm mọi cách giành giựt nhau một đồng xu của cô bé trong làng, thì hình ảnh cô gái nhỏ bé trong phim hiện lên đáng yêu, mong muốn được thưởng thức một buổi biểu diễn đầy say mê và cuối cùng là đánh bại hai người nhạc công bằng chính những nhạc cụ quen thuộc của họ, mang lại nhiều tiếng cười cho người xem. 8. The Family (La Luna) Với hình ảnh rực rỡ, long lanh từ bầu trời buổi đêm trên cao với sao và trăng, “La Luna”, bộ phim mở màn cho “Brave” nhanh chóng hút hồn người xem và mang lại nhiều cảm xúc. Mặc dù nhân vật chính trong phim là gia đình hành nghề dọn dẹp Mặt Trăng có nét độc đáo của riêng mình, nhưng chính những hình ảnh lấp lánh của tự nhiên đã gây nhiều ấn tượng với người xem. 9. The Biggest Bird (For The Birds) Bắt nạt không bao giờ được đánh giá cao, và chú chim to lớn trong “For The Birds” đã dạy những người bạn bé nhỏ của mình một bài học khá nặng. Có thể chúng chỉ mất một vài lông vũ, những tiếng cười khàn của chú đã mang lại những giây phút sảng khoái và hả dạ cho người xem. 10. The Dancing Sheep (Boundin) Cả bộ phim là chuyến hành trình của một chú cừu con đi tìm bộ lông mềm mại của mình, từ những bước nhảy ngẫu hứng bỗng
Nhắc đến Pixar là nhắc đến những bộ phim hoạt hình tuyệt đỉnh. Càng đỉnh hơn khi Pixar có đến 8 lần đoạt giải Oscars phim hoạt hình hay nhất (Finding Nemo (2004), The Incredibles (2005), Ratatouille (2008), WALL-E (2009), Up (2010), Toy Story 3 (2011), Brave (2013) và Inside Out (2015). Đằng sau sự thành công đó chắc chắn là sự phối hợp hài hòa giữa những tài năng mỹ thuật và những nhà biên kịch chuyên nghiệp. Với ngần ấy kinh nghiệm làm phim hoạt hình, Pixar cho ra mắt bộ tài liệu 22 NGUYÊN TẮC KỂ CHUYỆN nhằm giúp cho những người đam mê lĩnh vực này một góc nhìn chuyên môn tổng quát nhưng không kém phần thú vị. Với cách biên tập nội dung đơn giản, tóm lược lại những tinh hoa, kinh nghiệm thành công khi xây dựng kịch bản phim hoạt hình. Bộ tài liệu 22 NGUYÊN TẮC KỂ CHUYỆN CỦA PIXAR chắc chắn là hành trang không thể thiếu của các nhà biên kịch và họa sĩ hoạt hình. Tài liệu được Viện Truyện tranh và Hoạt hình dịch và phát hành nội bộ dành cho các học viên theo học chuyên ngành Hoạt hình 3D và Nghệ thuật sáng tạo kịch bản tại Viện. >>> Tìm hiểu thêm: [Sách] Điểm tụ phối cảnh dùng cho truyện tranh từ điểm khởi đầu
Đằng sau những chiến thắng của phim hoạt hình Pixar ở Lễ trao giải Oscars hàng năm là công sức của những “phù thủy” tài ba và sáng tạo, đội ngũ làm phim hoạt hình của hãng. Cùng tìm hiểu xem họ là ai. Andrew Stanton – Pixar giống như một phim trường không có giáo viên. Mọi người ở đây thực sự muốn bạn chấp nhận mọi rủi ro để thành công – Nhà làm phim từng đoạt giải Oscarss Andrew Stanton đã lớn lên ở Rockport, Massachusetts. Ông được đào tạo và nghiên cứu về nhân vật hoạt hình tại Viện California của Nghệ thuật ở Los Angeles. Sau khi tốt nghiệp, Stanton bắt đầu làm việc như một nhà văn trên truyền hình với loạt Mighty Mouse, the New Adventures (1987). Năm 1990, ông có phim hoạt hình thứ hai trong sự nghiệp và trở thành nhân viên thứ chín của Pixar Animation Studios. Stanton đã đến để giúp thiết lập Pixar trở thành một trong những hãng phim hoạt hình hàng đầu thế giới. Ông là nhà thiết kế và biên kịch của Toy Story (1995) và được đề cử cho giải Oscars. Ông tiếp tục là đạo diễn và biên kịch cho A Bug’s Life (1998), Finding Nemo (2003) và WALL-E (2008). Đặc biệt, với Finding Nemo và Wall-E, ông đã nhận được giải Oscars cho Phim hoạt hình hay nhất. Ra mắt vào 30/5/2003 với kinh phí 94 triệu USD và doanh thu 864,625,978 USD, Stanton đã cùng các cộng sự của mình tạo ra Finding Nemo thu hút sự quan tâm cùng sự đón nhận tích cực của công chúng và chuyên gia. Tại lễ trao giải Oscars, Finding Nemo đã nhận được danh hiệu Phim hoạt hình hay nhất năm. Mặc dù trước khi xuất xưởng, ông cho biết phim chỉ nhắm đến một đối tượng nhất định. Qua đó có thể thấy, tuy chủ đề, mô típ hành trình tìm kiếm đã quá cũ, nhưng chính ý nghĩa về tình phụ tử mà phim truyền tải đã đưa Finding Nemo chạm đến trái tim người xem. Wall-E có kinh phí 180 triệu USD, được thực hiện dựa theo ý tưởng của đạo diễn Andrew Stanton về một Trái Đất đang chết dần trong biển rác; nhân loại đã từng sinh sống trên hành tinh xinh đẹp này phải rời bỏ nó. Khởi chiếu tại Mỹ và Canada vào 27/6/2008, Wall-E đã mang lại doanh thu toàn cầu là 502.690.709 USD cùng với đó là danh hiệu Phim hoạt hình hay nhất tại lễ trao giải Oscars. Ngoài ra, Wall-E còn tạo ra một bất ngờ lớn khi góp mặt trong danh sách đề cử hạng mục Phim hay nhất tại Oscars. Với đề cử này, chủ tịch Viện Hàn lâm Dick Cook đã phát biểu “Nếu không làm điều này, tôi không tin rằng chúng ta đã cho bộ phim đúng giá trị nó đáng có”. Brad Bird Ra đời vào 24/9/1957 ở Kalispell, Montana, Mỹ với tên đầy đủ là Phillip Bradley Bird, ông được biết đến với vai trò đạo diễn và biên kịch cho bộ phim The Simpsons (1989), The Incredibles (2004) và Ratatouille (2007). Trong chuyến tham quan đến Walt Disney Studios năm 11 tuổi, Bird đã nói rằng vào một ngày nào đó ông ấy sẽ trở thành một phần của đội ngũ làm phim hoạt hình ở đây. Và ngay sau đó, ông bắt đầu sản xuất một phim hoạt hình ngắn với thời lượng 15 phút. Sau 2 năm, Bird đã hoàn thành xong bộ phim của mình và gây ấn tượng với công ty sản xuất phim hoạt hình. Ở tuổi 14, khi vừa mới học trung học, Bird đã nhận được sự tư vấn của Milt Kahl, một trong những huyền thoại của Disney. Bird gọi lại cho nhà phê bình Milt Kahl để trình bày ý tưởng của mình. Kahl đã chỉ ra những điểm còn thiếu sót trong ý tưởng để Bird có thể tiến bộ hơn. Ông đã nhận được học bổng của Disney để tham gia Viện Nghệ thuật California, nơi mà ông đã gặp và trở thành bạn bè với nhà làm phim hoạt hình tương lai, John Lasseter – giám đốc điều hành Pixar sau này. Năm 2000, ông quay lại hợp tác với John Lasseter ở Pixar, nơi ông sẽ phát triển những bộ phim hoạt hình tiếp theo của mình đó là The Incredibles (2004) và Ratatouille (2007). Cả hai bộ phim đều mang về doanh thu cao nhất cho Pixar và mang đến cho Bird 2 giải Oscars ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và một đề cử ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Ban đầu, The Incredibles được đầu tư sản xuất như một phim hoạt hình truyền thống dưới tên của hãng Warner Bros. Tuy nhiên, sau khi hãng này đóng cửa bộ phận làm phim hoạt hình, Brad Bird – đạo diễn của bộ phim đã đem kịch bản đến Pixar và tiếp tục dự án này với John Lasseter – giám đốc sáng tạo của Pixar. Dưới tài năng của Brad Bird và sự trợ giúp của Pixar, vào 5/11/2004, The Incredibles đã ra mắt với kinh phí sản xuất là 92 triệu USD. Sau khi gây ra một cơn sốt trong giới hoạt hình, The Incredibles đã thu về số tiền phòng vé là 631 442 092 USD. Tại lễ trao giải Oscars năm 2004, The Incredibles đã giành giải Phim hoạt hình hay nhất và Biên tập âm thanh xuất sắc nhất cho Michael Silvers – Randy Thom Sau The Incredibles, Brad Bird bắt tay vào sản xuất Ratatouile, một bộ phim về chú chuột có đam mê về nghề bếp. Hình ảnh trong phim được vẽ bằng máy tính do Pixar sản xuất. Phát hành vào 29/6/2007 với kinh phí 150 triệu USD, Ratatouile đã nhanh chóng thu về một lượng
Inside out của hãng phim Pixar đã giành được danh hiệu Phim hoạt hình hay nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 88, năm 2016. Vậy đứng sau thành công của Inside out là những ai? Họ đã làm như thế nào để đưa Inside out chạm vào cảm xúc của người xem? Trở lại sau hai năm vắng bóng, Pixar không làm người hâm mộ thất vọng khi có sự đầu tư kỹ càng từ hình ảnh đến kịch bản để cho ra đời Inside out vào mùa hè 2015. Bộ phim thành công khi đã chạm tới tận cùng cảm xúc của người xem, cho họ lắng đọng với những khoảng thời gian ký ức của bản thân. Bên cạnh đó, ngay khi vừa xuất xưởng, Inside out đã thu về 91 triệu USD và trở thành phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại của hãng Pixar, cao hơn doanh thu của The Incredibles, Finding Nemo và Up. Mới đây nhất, tại lễ trao giải Oscar lần thứ 88, năm 2016, Inside out đã đánh bật các ứng viên nặng ký khác như Anomalisa, Boy & the World, When Marnie was there, Shaun the Sheep Movie. Không những vậy, Inside out còn được đề cử ở hạng mục Kịch bản gốc hay nhất. [spacer] Một bản nhạc về ký ức của giai đoạn trưởng thành Inside out là bộ phim kể về cô bé Riley 11 tuổi chuyển nhà từ Minnesota đến San Francisco. Rời xa ngôi nhà thân quen và những người bạn thuở nhỏ để tới một nơi xa lạ, điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của cô bé. Như tất cả mọi người, giai đoạn trưởng thành của Riley chịu sự chi phối của năm cảm xúc đặc trưng: Vui vẻ (Joy), Buồn bã (Sadness), Chảnh chọe (Disgust), Giận dữ (Anger), Sợ hãi (Fear). >>> Xem thêm: Inside Out và 8 bài học cảm xúc Inside out như một bản nhạc về sự trưởng thành, về những niềm vui, nỗi buồn đã từng xảy ra trong quá khứ. Những ký ức dù vui hay buồn cũng sẽ bị chìm sâu trong quên lãng và biến mất như chưa từng xuất hiện. Tuy nhiên cũng có những kỷ niệm luôn bên cạnh chúng ta như những người bạn. Giai đoạn trưởng thành luôn phải đối đầu với những trải nghiệm khó khăn, gian khổ và có cả nước mắt. Nhưng chỉ cần sống với cảm xúc thật của bản thân thì chúng ta mới có những ký ức tuyệt đẹp và trong sáng nhất. Đằng sau thành công của Inside out là sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ làm phim, đặc biệt là những họa sĩ, đạo diễn. Trong đó, chúng ta phải nhắc đến tài năng và sự hợp tác hoàn hảo của họa sĩ Ronnie del Carmen và đạo diễn Pete Docter. [spacer] Người “nhào nặn” một Inside out giàu cảm xúc [spacer] Pete Docter – đạo diễn tài ba của hãng phim hoạt hình Pixar. [spacer] Pete Docter là một đạo diễn, họa sĩ hoạt hình, biên kịch, nhà sản xuất và diễn viên lồng tiếng người Mỹ. Là một người tài năng khi là nhân tố quan trọng trong quá trình sáng tạo ra những tác phẩm xuất sắc của Pixar như Monster Inc., Up… Ông là một trong 3 biên kịch chính đằng sau ý tưởng của Toy Story, và phần nào xây dựng nhân vật Buzz Lightyear dựa trên chính mình. Ông từng nhận được 6 đề cử Oscar với một chiến thắng trong hạng mục Phim hoạt hình hay nhất dành cho Up. Trước khi gia nhập Pixar, ông từng tạo ra 3 bộ phim hoạt hình không sử dụng công nghệ máy tính là Next Door, Palm Spring và Winter. Ông tự học hoạt hình, tự làm flip book và các đoạn hoạt hình ngắn bằng một máy quay phim gia đình. Khi tạo hình cho nhân vật, ông thường đặt một tấm gương trên bàn và nhìn vào đó để tạo ra khuôn mặt cho các nhân vật của mình. [spacer] Người cộng sự hoàn hảo của Pete Docter [spacer] Họa sĩ Ronnie del Carmen – đồng đạo diễn Inside out Ronnie del Carmen là một họa sĩ người Philippines. Tuy tốt nghiệp ngành quảng cáo nhưng chính đam mê làm phim đã thôi thúc ông chuyển hướng. Năm 2000, ông gia nhập Pixar sau khi kết thúc làm việc cho hãng Warner Bros với loạt phim hoạt hình Batman. Trở thành thành viên của Pixar, ông nắm giữ vị trí giám sát câu chuyện cho tác phẩm Finding Nemo và góp mặt trong những dự án phim hoạt hình lớn của hãng như Ratatouille, Wall-E, Brave… Năm 2009, với vị trí giám sát câu chuyện và nghệ sĩ vẽ storyboard cho phim Up cùng đạo diễn Pete Docter, mở đầu cho sự hợp tác hoàn hảo của cả hai. Thành công của Up đã thôi thúc cả hai tiếp tục hợp tác với câu chuyện mà các nhân vật chính là những cảm xúc bên trong tâm trí mỗi người. Inside out ra đời từ ý tưởng đó và được triển khai trong 5 năm. Nói về quá trình làm việc với Pete Docter, ông cho biết “Thực sự là làm một bộ phim trong 05 năm rất vất vả, với bất kỳ dự án phim nào cũng vậy. Tôi rất may mắn vì Pete Docter biết cách phối hợp ăn ý. Làm việc với anh ấy rất vui. Có nhiều thử thách mà chúng tôi phải đối mặt khi làm việc cùng nhau như việc chọn các nhân vật chính, triển khai ý tưởng câu chuyện. Mỗi cá nhân đều có sự khác biệt riêng nhưng may mắn là tôi và Pete có rất nhiều điểm chung. Bộ phim là một hành trình tuyệt vời của chúng tôi” (Theo Vnexpress.net) >>> Tìm hiểu thêm: Lớp Học
Nối tiếp sau thành công vang dội của Finding Nemo, hãng Pixar đã viết tiếp câu chuyện về biển cả bằng phần hai của phim hoạt hình 3D được yêu thích này. Phần tiếp theo mang tên Finding Dory với nhân vật chính là nàng cá Dory được lồng tiếng bởi người dẫn chương trình nổi tiếng Ellen DeGeneres. Và thế là, sau hơn mười năm chờ đợi, Nemo và những người bạn hứa hẹn sẽ quay trở lại khuấy động khắp các rạp quốc tế vào tháng 6 năm 2016 bằng cuộc hành trình đáng nhớ của nàng cá đãng trí Dory. Cốt truyện Finding Dory sẽ tập trung vào nàng cá đảng trí Dory (do MC nổi tiếng Ellen DeGeneres lồng tiếng). Khoảng 6 tháng sau khi tìm thấy Nemo, Dory bất ngờ nhớ đến bố mẹ và gia đình mình. Cô quyết định thực hiện chuyến hành trình vượt đại dương để tìm người thân.Nàng cá tốt bụng, đảng trí tình cờ kết bạn với Bailey và Destiny trên đường đi. Bộ ba này hứa hẹn sẽ tạo nên nhiều tiếng cười cho người xem. Nữ diễn viên Kaitlin Olson lồng tiếng cho vai Destiny chia sẻ: “Bộ ba này truyền sức mạnh cho nhau. Nhân vật của tôi thích nghĩ mình là một con cá mập nhưng Bailey lại thích gọi tôi là cá voi. Mỗi khi nhìn thấy cơ thể với chiếc mũi kỳ lại của Bailey, Destiny lại không thể ngừng cười”. Đoạn trailer đầu tiên của bộ phim Finding Dory vừa được nhà sản xuất đăng tải trên mạng, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo fan hâm mộ. Tập phim mới này, người xem sẽ tái ngộ với bộ ba Dory, Nemo và Marlin.Trailer dài gần 2 phút của phim “Finding Dory” xuất hiện sau 13 năm kể từ khi hãng Pixar công chiếu tập Finding Nemo và dành được thành công lớn. Bộ phim dự kiến khởi chiếu từ ngày 17.06.2016, với định dạng 3D, IMAX 3D và phiên bản lồng tiếng Việt. Link trailer:
Ngành công nghiệp hoạt hình hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt với sản phẩm là những thước phim có chất lượng cao được cho ra mắt hằng ngày. Không kể những bộ phim được làm bởi các hãng lớn như Pixar, Dreamwork…, thị trường các nhà làm phim hoạt hình tự do (phim indie) cũng khá sôi nổi với nhiều tác phẩm sáng giá. Tiềm năng của dòng phim hoạt hình indie lớn đến nỗi việc tìm kiếm và thưởng thức các thước phim ngắn của những họa sĩ tự do tài năng đang dần trở thành một thú vui thời thượng cho các fan gạo cội của phim hoạt hình. Tuy vậy việc đãi cát tìm vàng giữa hằng hà sa số các tác phẩm “không chính thức” không phải việc đơn giản. Nếu bạn có hứng thú, hãy thử tìm đến với Madeline Sharafian, nữ họa sĩ trẻ tài năng, một làn gió mới thú vị trong ngành công nghiệp hoạt hình.
John Lasseter – nhà đồng sáng lập hãng Pixar (Ảnh: Internet) [spacer] Thời đại hoàng kim của hoạt hình 3D Giữa tháng 4/2013, Công ty Disney quyết định giải thể hoàn toàn bộ phận hoạt hình 2D. Xem như nghệ thuật hoạt hình 2D đỉnh cao đã đến điểm dừng. Hoạt hình 3D đang từng bước thay thế hoạt hình 2D trở thành “hoạt hình truyền thống”. Trong những cố gắng cuối cùng nhằm thăm dò thị trường hoạt hình 2D, bộ phận hoạt hình 2D tại Disney thực hiện phim ngắn Paperman (2013). Phim Paperman là sự phối hợp nhuần nhuyễn của hình vẽ tay với vật thể và cảnh nền tạo bởi mô hình 3D trên máy tính. Những họa sĩ 2D làm phim Paperman hòa nhập vào thế giới 3D bằng cách… vẽ nét cho mô hình nhân vật 3D thô, làm cho hoạt hình 3D trở thành hoạt hình 2D! Paperman đoạt giải Oscar 2013 cho phim hoạt hình ngắn hay nhất, thu hút nhiều triệu lượt xem trên YouTube. Tuy nhiên, các dự án phim truyện của bộ phận hoạt hình 2D tại xưởng hoạt hình Disney (Disney Animation Studios) vẫn không thuyết phục được nhóm lãnh đạo Disney. Dường như mọi kịch bản đề xuất đều có thể thực hiện tốt hơn hẳn bằng hoạt hình 3D! Sau thời gian dài cân nhắc, Disney đã quyết định cho nghỉ việc những họa sĩ 2D tài năng cuối cùng, những người từng tạo ra thời phục hưng rực rỡ của Disney trong thập niên 1990, những người đã tạo ra Beauty and the Beast (1991), Aladdin (1992), Lion King (1994), Pocahontas (1995), Tarzan (1999),… Như để khẳng định sức sống mạnh mẽ của hoạt hình 3D, giải Oscar 2015 dành cho phim hoạt hình hay nhất thuộc về phim Big Hero 6 của xưởng hoạt hình Disney Animation Studios có công rất lớn của John Lasseter – nhà đồng sáng lập hãng Pixar. Big Hero 6 – thành tựu mới nhất của Disney có sự góp công không nhỏ của “đứa con lưu lạc” John Lasseter. [spacer] “Đứa con lưu lạc” Nhắc đến Walt Disney Animation Studios thì phải nói đến John Lasseter, giám đốc sáng tạo của hãng. Nhưng câu chuyện được ít người biết đến chính là hãng phim được thành lập từ 1923, nơi Lasseter bắt đầu công việc sau khi tốt nghiệp, đã sa thải ông. Câu chuyện như sau: Từ thuở bé, John Lasseter (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1957) luôn mơ ước trở thành họa sĩ hoạt hình. Năm 1975, khi biết Viện Nghệ thuật California mở khóa đào tạo họa sĩ hoạt hình đầu tiên, do các họa sĩ bậc thầy của Disney (Eric Larson, Frank Thomas và Ollie Johnston) trực tiếp giảng dạy, Lasseter lập tức ghi danh. Khi tốt nghiệp, Lasseter được nhận vào Disney, tham gia làm phim The Fox and the Hound (1981) với vai trò họa sĩ động tác. Tại Disney, Lasseter nhận thấy từ sau phim 101 Dalmatians (1961), các phim hoạt hình bắt đầu lặp đi lặp lại một phong cách. Anh muốn tìm kiếm những yếu tố mới. Cùng với họa sĩ kỳ cựu Glen Keane, Lasseter thực hiện vài phim ngắn, thử nghiệm phối hợp nhân vật vẽ tay với cảnh nền có chiều sâu tạo bởi phần mềm 3D. Từ những thử nghiệm cùng Lasseter, Keane sử dụng cảnh nền 3D một cách hoàn hảo trong phim The Great Mouse Detective (1986). Tuy nhiên, việc làm “tự tiện” của Lasseter ở xưởng phim không theo kế hoạch nào, khiến những người quản lý khó chịu và Lasseter phải rời Disney. Sau khi nghỉ việc ở Disney, John Lasseter vui mừng được biết nhóm Pixar ở Lucasfilm dự định làm một phim hoạt hình 3D ngắn, chỉ hai phút. Phim sẽ có nhân vật và cảnh nền được tạo lập hoàn toàn trong không gian 3D của máy tính. Lasseter trở thành họa sĩ diễn xuất duy nhất trong dự án thử nghiệm của Pixar. Khâu tạo ảnh (render) cho phim được thực hiện bởi phần mềm của Pixar, chạy trên các máy tính mạnh nhất vào thời đó (một máy Cray và mười máy VAX). Kết quả là phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới, mang tên The Adventures of André and Wally B (1984), gây ấn tượng mạnh trong giới sản xuất phim về khả năng của công nghệ hoạt hình 3D. The Adventures of André and Wally B phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới Năm 1986, khi Lucasfilm gặp khó khăn về tài chính, không thể duy trì hoạt động của nhóm Pixar, “thần hộ mệnh” lại xuất hiện: Steve Jobs – người sáng lập Công ty Apple. Lúc đó, Jobs không còn làm việc cho Apple và đang điều hành công ty mới của mình, mang tên NeXT. Hiểu rõ giá trị của máy tính Pixar và phần mềm Pixar, Jobs đồng ý mua lại nhóm Pixar với giá 5 triệu USD, thành lập công ty Pixar, hướng đến thị trường máy tính cao cấp, phục vụ cho những nhu cầu chuyên biệt. Jobs cấp cho Pixar vốn ban đầu 5 triệu USD, giao cho Edwin Catmull điều hành mọi việc ở Pixar. Bộ ba Edwin Catmull – Steve Jobs – John Lasseter [spacer] Thành công của Toy Story đánh dấu một kỷ nguyên mới Trong thời gian đầu, ngoài Disney và vài viện nghiên cứu, Pixar không tìm được khách hàng để bán máy tính Pixar và phần mềm Pixar. Phim hoạt hình 3D ngắn dùng cho quảng cáo dần dần không còn là ưu thế riêng của Pixar. Lợi nhuận từ Pixar không tỏ ra có triển vọng, Steve Jobs đã dự định “rao bán” Pixar cho những công ty lớn, có thể là Microsoft hoặc Sun Microsystems. Trước tình trạng như vậy, Catmull băn khoăn tìm hướng đi cho Pixar, dù ông biết
Trong những năm gần đây, danh tiếng hoàn hảo của hãng phim Pixar đang bắt đầu có dấu hiệu tuột dốc. Trong khi “Cars 2” (2011), “Brave” (2012) và “Monster University” (2013) đều đạt được lượng doanh thu phòng vé cao, nhưng so với những tiêu chuẩn cao ngất trời của Pixar, những bộ phim này có vẻ vẫn chưa đáp ứng được phần nào mong đợi của khán giả, và thiếu mất bàn tay của những thiên tài đã sáng tạo nên những bộ phim kinh điển như “Toy Story”, “Monster Inc.”, “Finding Nemo” và “Up”. Danh tiếng hoàn hảo của hãng phim Pixar đang bắt đầu có dấu hiệu tuột dốc >>> Có thể bạn quan tâm đến Khóa học làm phim hoạt hình 3D Điểm đặc trưng của những bộ phim thuộc Pixar là luôn thúc đẩy ranh giới của phim hoạt hình truyền thống và pha trộn với những nội dung có ý nghĩa sâu rộng cùng yếu tố của một xã hội hiện thực, như hoàn cảnh của chú cá mồ côi mẹ trong “Finding Nemo”, hay cậu bé hướng đạo sinh thừa cân và bị tẩy chay trong “Up”. Không hãng phim nào khác có thể tranh đua với Pixar về mặt sáng tạo và đổi mới, và kể từ được trao giải thưởng Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất lần đầu tiên vào năm 2001, hãng tiếp tục được trao thêm không dưới bảy lần sau đó. Nhưng mọi điều tốt đẹp cũng sẽ đến hồi kết, và sau phần tiếp theo khá mờ nhạt “Monsters University” ra mắt vào năm 2013, mọi người bắt đầu tự hỏi có phải tất cả những ý tưởng lớn của Pixar đã bị sử dụng cạn kiệt. Sau “Monsters University”, mọi người tự hỏi dường như các ý tưởng lớn của Pixar đã bị sử dụng cạn kiệt. Nhưng thật ra đó chỉ là sự suy đoán của một số người, bởi vì bộ phim mới nhất của hãng, Inside Out, hóa ra lại được áp dụng một cốt truyện đặc biệt và mang nhiều tầng lớp ý nghĩa. Bộ phim tập trung phần lớn vào tâm trí của một cô bé 11 tuổi tên Riley khi cuộc sống hạnh phúc của cô với cha mẹ đang bị đe dọa vì cả gia đình chuyển từ Minnesota đến thành phố San Francisco sinh sống. Cô đơn giữa thành phố xa lạ, Riley nhớ bạn bè và trường lớp của mình, cảm thấy bực bội với cha của mình khi chuyển đến California để mở một công ty công nghệ cao. Và ở trong tâm trí của Riley là một trận đấu giữa những cảm xúc của cô bé, với Niềm Vui (Amy Poehler lồng tiếng) chống lại những suy nghĩ tiêu cực của Nỗi buồn, Sợ hãi và Giận dữ để bảo vệ hạnh phúc của Riley. Cuộc chiến cảm xúc bên trong của RiLey Cốt truyện có vẻ khá khó hiểu và xa rời thực tế, nhưng đạo diễn kiêm biên kịch của Pixar, Pete Docter, và đội ngũ nhân viên của mình đã sáng tạo nên một bộ phim tuyệt vời mang nhiều màu sắc của niềm vui, hạnh phúc và một chút khoảng khắc đen tối. Thực ra, “Inside Out” không khác gì một bộ phim về tuổi mới lớn, nhưng với một nét tinh tế và độc đáo chưa từng xuất hiện trong bất cứ bộ phim nào trước đây. Pixar đã thắp sáng những ngày hè tại rap chiếu phim của phần lớn khán giả yêu thích phim hoạt hình trong gần 20 năm trở lại đây, và nền điện ảnh sẽ trở nên tâm tối hơn nếu không có sự góp mặt của hãng. Nhưng ít ai biết Pixar được thành lập với nhiều ý định khác nhau, và chỉ trở thành hãng phim sản xuất phim hoạt hình một cách vô tình. Pixar đã thắp sáng những ngày hè tại rap chiếu phim của phần lớn khán giả yêu thích phim hoạt hình trong gần 20 năm trở lại đây. Hãng ban đầu được gọi là The Graphics Group, công ty được thành lập vào năm 1979 thuộc Lucasfilm do George Lucas đứng đầu. Sau sáu năm làm việc tại vị trí chuyên phụ trách đồ họa thuộc bộ phận máy tính, The Graphics Group được Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, mua lại. Ông đổi tên thành Pixar, và biến công ty thành công ty máy tính cao cấp sáng chế những đổi mới về phần cứng. Sản phẩm cốt lõi của họ là máy tính chuyên thiết kế đồ họa Pixar tự động hóa quá trình sản xuất hoạt hình 2D và khách hàng chủ lực của họ là Disney. Tuy nhiên, sản phẩm này chưa bao giờ bán chạy và để thúc đẩy doanh số bán hàng, nhân viên của Pixar, John Lasseter, bắt đầu tạo ra các đoạn hoạt hình ngắn để trình diễn khả năng của máy. Năm 1991, sau sự cắt giảm nhân viên tại bộ phận máy tính của Pixar, công ty đã kí một hợp đồng trị giá 26 triệu USD với Disney để sản xuất ba bộ phim hoạt hình dài bằng máy tính với John Lasseter ở vị trí giám đốc sáng tạo. Và bộ phim đầu tiên của Pixar chính là “Toy Story”. Một cảnh trong bộ phim hoạt hình Toy Story Các ý tưởng trong “Toy Story” được dựa trên một đoạn hoạt hình ngắn mà Lasseter đã tạo vào năm 1988 để tăng doanh thu cho phần mềm làm phim mới, “Tin Toy”, kể về cuộc hành trình của món đồ chơi ban nhạc một người và nổ lực thoát khỏi tầm tay của một đứa bé phá hoại. “Tin Toy” đã giúp Pixar đoạt giải Oscar lần đầu tiên cho hạng mục phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất. “Tin Toy” đã giúp Pixar đoạt giải Oscar lần đầu tiên cho
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thiên thạch đã xóa sạch khủng long chưa bao giờ rơi trúng Trái Đất? Đó là câu hỏi mà Pixar đã đặt ra trong bộ phim mới nhất của mình, “A Good Dinosaur”, sẽ được ra mắt vào cuối năm nay. Phim sẽ do Peter Sohn (Parly Cloudy) đạo diễn, và trong buổi Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy, ông đã giới thiệu đến với mọi người những hình ảnh đầu tiên của phim. Với nội dung quay ngược về quá khứ, khi thiên thạch không hề rơi trúng Trái Đất và các loài khủng long vẫn sinh sống và phát triển không ngừng. Arlo the Apatosaurus – nhân vật chính của phim – đến từ một gia đình khủng long ăn cỏ. Arlo đang để tang cha mình khi cậu bị cuốn trôi trong dòng nước lũ và bất tỉnh. Khi tỉnh lại, cậu không thể xác định mình đang ở đâu. Arlo nhất định phải tìm đường quay trở về nhà khi cậu chưa bao giờ rời khỏi gia đình mình và không hề biết thế giới bên ngoài như thế nào. Tuy nhiên trên chuyến hành trình này, cậu gặp gỡ và kết bạn với một câu bé đặc biệt tên Spot. Như những hình ảnh được tiết lộ ban đầu, Pixar đã thúc đẩy những thách thức của mình với một môi trường mới, đầy kinh ngạc và kì diệu cho bộ phim. Đạo diễn Peter Sohn cho biết đoàn làm phim đã nỗ lực hết sức mình để có thể tạo ra một thế giới quy mô trong phim – khủng long rất to lớn, nhưng thế giới còn khổng hồ, bao la hơn. Khán giả đã có dịp được theo dõi một đoạn video ngắn nơi Arlo đứng trên đỉnh núi cao và nhìn xuống một dãy trùng điệp của núi cao và những cánh rừng bạt ngàn, mang lại một cảm giác hùng vĩ và rộng lớn. Những hiệu ứng đồ họa và kỹ xảo hình ảnh ấn tượng đã được các nhà làm phim chú trọng trong từng thước phim, phản ánh một hình ảnh thực tế về thế giới khủng long trong phim. Mời các bạn cùng xem trailer “The Good Dinosaur” >>> Có thể bạn quan tâm đến Lớp học làm phim hoạt hình 3D Ngoài “The Good Dinosaur”, Pixar cũng ra mắt một bộ phim ngắn mới với tên gọi là “Sanjay’s Super Team” do Sanjay Patel đạo diễn. Theo ông, ý tưởng để sáng tạo nên bộ phim là chuyến hành trình lâu dài của ông trong công cuộc hài hòa nền giáo dục phương Tây cùng lịch sử và những nét văn hóa Hindu. Ông đã viết nhiều cuốn sách lẫn truyện tranh về văn hóa Hindu trong nhiều năm trong lúc làm việc tại Pixar với những bộ phim thuần hóa phương Tây. Khi có cơ hội để đạo diễn một bộ phim ngắn, ông không chắc mình nên làm những gì. Vì thế ông đã hỏi cha mình, và nhận ra đây là thời cơ để ông có thể thực hiện những gì mình mong muốn suốt những năm qua. Câu chuyện được lấy ý tưởng khi Patel viếng thăm Ấn Độ và ghé đến một ngôi đền Hindu cổ đại. Tất cả những du khách ghé đến đền đều cởi bỏ giầy của mình để vào đền, và một người đàn ông ngồi trên bậc thềm có nhiệm vụ canh giữ những đôi giầy của du khách. Patel cho biết đó là một cảnh tượng rất hài hước – họ đang có mặt tại một trong những ngôi đền Hindu cổ và quý giá nhất, nhưng người đàn ông kia lại chán nản, không quan tâm đến việc mình đang ở đâu. Ông cũng nói rằng điều này giống như sự giáo dục mà cha mẹ ông đã áp dụng với ông. Ngày xưa, cha ông cũng làm việc tại một ngôi đền và nếu ông muốn tìm hiểu về tất cả những lịch sử và nền văn hóa của đền thì chỉ cần tìm đến cha ông. Nhưng khi là một cậu bé, ông chỉ muốn sống bình thường như những đứa trẻ khác. Chỉ đến tuổi trưởng thành ông mới thật sự quan tâm đến những vấn đề về di sản văn hóa của cha mình. “Sanjay’s Super Team” lấy bối cảnh tại một phòng khách. Nếu một bên là nơi để thờ phụng, với một ngôi đền Hindu ở bên phải, thì bên trái lại là chiếc Tivi hiện đại. Cậu bé Sanjay phải rời bỏ những nhân vật siêu anh hùng trong bộ phim hoạt hình yêu thích của mình để cầu nguyện tại ngôi đền cùng cha. Cậu bé chán nản và chẳng thể ngồi yên, muốn lấy lại món đồ chơi của mình mà vô ý dập tắt một bấc đèn tại ngôi đền nhỏ. Sanjay bị cuốn vào ngôi đền và từ đây xuất hiện một con quỷ và những vị thần ở trong đền, với sự giúp đỡ của Sanjay, phải tìm mọi cách để chống lại tên quỷ này. Bộ phim ngắn là một câu chuyện ý nghĩa về đứa con trai học cách tôn trọng lời truyền dạy của cha mình. Trong khi bộ phim phản ánh những tác động của nền văn hóa phương Tây đến cuộc sống của Sanjay, thì hình ảnh hai cha con nhìn vào mắt nhau ở những phút cuối phim thật sự cảm động và tinh khiết khi hai con người tưởng chừng khác biệt lại gắn kết với nhau theo cách đặc biệt nhất. Bộ phim ngắn tiếp theo mà Pixar giới thiệu tại Annecy năm nay chính là “Lava”. Bộ phim là một vở nhạc kịch ngắn được công chiếu cùng lúc với “Inside Out”, kể về một ngọn núi lửa hát tình khúc cô đơn bên tiếng đàn ukulele, mong muốn tìm thấy tình yêu của đời