STORY ARTIST. You do….what exactly? 1 . Để trở thành họa sĩ kể chuyện, tôi có cần phải vẽ giỏi hay không? Có, nghề này yêu cầu bạn phải vẽ giỏi. Ngoài ra, bạn cũng phải nắm vững luật phối cảnh để phản ánh đúng góc nhìn, cũng như kỹ năng diễn tả tốt hành động của nhân vật. Muốn vẽ giỏi, bạn cần kiên trì thực hành mỗi ngày. 2. Muốn theo nghề họa sĩ kể chuyện thì cần học những gì? Họa sĩ kể chuyện đảm trách công việc của diễn viên, họa sĩ thiết kế nhân vật, đạo diễn, quay phim, biên tập viên, nhà biên kịch, nhân viên kỹ thuật ánh sáng trong giai đoạn đầu của dự án phim hoạt hình. Họ dựa vào kịch bản để phác họa diện mạo ban đầu cho từng cảnh phim. Vì vậy, họ cần học nhiều kỹ năng khác nhau, bao gồm vẽ, dựng phim (cảnh quay, bố cục, biên tập, ánh sáng), diễn xuất (thông qua vẽ nhân vật), kể chuyện (viết cấu trúc câu chuyện). Mỗi họa sĩ có một cách học khác nhau, nhưng cách học hiệu quả nhất là theo học chuyên ngành mỹ thuật, điện ảnh, hoạt hình. Ra trường, bạn chẳng những được cấp bằng mà còn tự hào làm ra những bộ phim ngắn bằng chính thực lực của mình. Sau khi được tuyển vào làm việc cho studio, bạn sẽ tiếp tục tìm tòi, học hỏi thêm. 3. Nghề họa sĩ kể chuyện có đòi hỏi gì thêm nữa không? Họa sĩ kể chuyện thường vẽ đi vẽ lại nhiều lần các cảnh phim theo yêu cầu của đạo diễn trước khi bàn giao cho bộ phận dựng phim bằng công nghệ đồ họa máy tính (CG); do đó, họ cần làm việc trên tinh thần hợp tác, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu ý kiến phản hồi. 4. Nghề họa sĩ kể chuyện có dễ xin việc hay không? Đây là nghề có nhu cầu tuyển dụng cao. Họa sĩ có người được tuyển qua con đường thực tập, học việc; song cũng có người được tuyển nhờ portfolio lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng – họa sĩ làm portfolio thường có kinh nghiệm làm việc tại studio, hoặc trước đây từng tham gia nhiều dự án nhỏ. Portfolio là yêu cầu bắt buộc, có kinh nghiệm sẽ được ưu tiên, nhưng không cần thiết nếu bạn chứng tỏ được năng lực của mình qua portfolio. 5. Cơ hội nghề nghiệp có rộng mở với những ai chọn nghề họa sĩ kể chuyện hay không? Các studio lớn nhỏ luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân tài. Cánh cửa việc làm sẽ mở rộng với những ai có portfolio thỏa mãn yêu cầu của nhà tuyển dụng. 6. Tôi có làm việc với nhiều người trong quá trình vẽ storyboard hay không? Trong quá trình vẽ storyboard một đoạn phim, ban đầu bạn lấy ý kiến phản hồi từ đạo diễn, rồi sau đó là từ ê-kíp. Bạn sửa tới sửa lui nhiều lần cho đúng với ý đồ của đạo diễn. Bạn tham gia phiên họp động não, đề xuất ý tưởng, thảo luận giải pháp cải thiện nhân vật hoặc câu chuyện. Bạn luân phiên làm việc một mình và theo nhóm. Trong môi trường làm việc tập thể, bạn bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp với mọi người, cởi mở đón nhận ý kiến phê bình và phản hồi. 7. Cơ hội thăng tiến có cao hay không? Họa sĩ kể chuyện là nghề mang tính sáng tạo và đem lại trong sự thỏa mãn trong công việc. Về cơ bạn, lộ trình thăng tiến sẽ như nhau: Họa sĩ kể chuyện – trưởng nhóm – đạo diễn. Nghề họa sĩ kể chuyện tuy không có nhiều nấc thang thăng tiến, nhưng cơ hội thăng tiến là khá cao. Bạn được trui rèn kỹ năng chỉ đạo trong thời gian làm họa sĩ kể chuyện – bước chuẩn bị trước khi dấn thân vào lĩnh vực khác, thậm chí mở ra cơ hội đảm nhận vai trò chỉ đạo trong studio. Đạo diễn đa phần xuất thân từ họa sĩ hoạt hình hoặc họa sĩ kể chuyện. 8. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu tuyển dụng họa sĩ kể chuyện sẽ tăng trong năm tới. Bạn có tin điều này là sự thật? Tại sao? Hiện nay, nhu cầu về nội dung đa phương tiện là rất lớn, nên thiết nghĩ, khả năng trên rất có thể xảy ra. Để đối phó với tình trạng họa sĩ kể chuyện nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau, các studio thường đăng tin tuyển dụng nhân sự mới. 9. Thu nhập của họa sĩ kể chuyện có đủ sống hay không? Đây là nghề có thu nhập cao và hấp dẫn. Nếu hành nghề tự do, bạn cần thương lượng tiền công (tính theo giờ) và thời hạn hoàn thành công việc với khách hàng. Trường hợp làm việc cho studio, bạn nên hỏi xem có được hưởng bảo hiểm y tế, xã hội, cùng những quyền lợi khác hay không. 10. Nghề họa sĩ kể chuyện có những thuận lợi và bất lợi gì? Cái hay của nghề họa sĩ kể chuyện là nó cho phép bạn thỏa sức sáng tạo. Bạn nghĩ ra ý tưởng độc đáo, mới lạ, mất 4 – 5 năm ròng rã để dựng thành phim, và vui mừng chứng kiến thành quả được trình chiếu trên màn ảnh. Tuy nhiên, để có được niềm vui này, bạn phải thức bao đêm dài làm việc miệt mài dưới áp lực nặng nề, rồi sau đó phải mòn mỏi chờ đợi đạo diễn và nhà biên kịch chuyển những chỉnh sửa trong câu chuyện cho bạn. “Xóa đi làm lại” là chuyện thường tình trong nghề, nên bạn